Sau khi giải phóng Thuận Hóa – Phú Xuân, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Khi trở về, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, giữ trọng trách cai quản trực tiếp địa bàn từ đèo Hải Vân trở ra. <?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” />
Bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, ở phía Nam lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trỗi dậy, phía Bắc vua Lê cầu viện nhà Thanh nhằm củng cố ngai vàng. Lợi dụng sự cầu viên đó, nhà Thanh đã cử Tôn Sỹ Nghị dẫn 29 vạn quân tràn vào đất Bắc (11/1788). Đứng trước tình thế đó, phải có “chính danh” để dẫn quân ra Bắc, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi Hoàng đế.
Bạn đang xem: Phú Xuân – Kinh đô của Đại Việt dưới triều Tây Sơn – thuathienhue.gov.vn
Núi Bân xưa
Ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ tổ chức Lễ tế trời tại núi Bân, công bố chiếu lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Trung, điểm binh và tiến ra Bắc.
Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn, nơi xuất phát những ý tưởng, chủ trương, chính sách hướng tới xây dựng một đất nước thống nhất, tiến hành cải tổ trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hoa của cha ông xưa.
Xem thêm : Đầu số 084 là mạng gì? Ý nghĩa phong thủy các con số và cách đặt mua
Diện mạo của kinh đô Phú Xuân dưới thời Tây Sơn không khác mấy so với khi còn là thủ phủ của chúa Nguyễn. Triều Tây Sơn chủ yếu chỉ trùng tu, sửa chữa những cung điện cũ mà không chú trọng xây mới.
Sau khi Quang Trung mất (16/9/1792), Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Ông là người có học vấn, nhưng thiếu tài “kinh luân”, nên phó mặc việc triều chính cho đại thần văn võ. Đây chính là nguyên nhân để triều Tây Sơn suy yếu và đi đến diệt vong.
Núi Bân, noi Nguyễn Huệ công bố lên ngôi Hòang đế (22-12-1788)
Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Lịch sử
(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005)
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Di Động