1. Nguyên nhân gây tróc da giày
Người xưa có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, trước khi tìm hiểu cách sửa giày sneaker bị tróc da bạn nên nắm được nguyên nhân gây bong tróc da giày. Từ đó sẽ giúp bạn biết cách bảo quản giày tốt hơn nhằm hạn chế tình trạng này.
- Top 17 hãng túi xách nổi tiếng trên thế giới
- Tầm quan trọng của đinh giày bóng đá và 3 loại đinh phổ biến nhất hiện nay
- Màu của năm 2024 là màu 13-1023 Peach Fuzz – Mang ý nghĩa sâu sắc và cảm hứng tích cực từ Pantone
- Bảng size áo MLB và cách chọn size áo MLB phù hợp
- Lưu Ngay 20 Cách Chụp Ảnh Trước Gương Che Mặt Nam Và Nữ Đẹp Nhất
Da giày bị ẩm
Độ ẩm cao sẽ là tác nhân chính phá huỷ lớp da giày dẫn đến tình trạng bong tróc và nứt da. Hơn nữa giày bị ẩm còn tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở từ đó khiến chân bạn bị ngứa ngáy khó chịu. Giày bị ẩm thường do các thói quen sau: quăng giày vào các góc nhà, góc tủ; không hong khô giày mà đã sử dụng; đi mưa về không vệ sinh giày ngay mà để 1-2 ngày.
Bạn đang xem: Cách sửa giày sneaker bị tróc da ngay tại nhà hiệu quả 100%
Da giày phải chịu nhiệt độ cao
Nếu bạn dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao để hong khô giày hoặc phơi giày dưới nắng gắt sẽ khiến giày bị bong tróc da và thậm chí là nổ da.
Da kém chất lượng
Nếu bạn mua các đôi giày rẻ tiền, giày fake thì cũng không có gì bất ngờ khi giày bị bong tróc, nứt và nổ da chỉ sau vài tháng sử dụng. Các loại da kém chất lượng như simili, PU giá rẻ có khả năng chịu lực co kéo, va đập, mài mòn, chống trầy khá kém nên việc hư hỏng da thường diễn ra nhanh hơn. Còn đối với các đôi giày có thương hiệu rõ ràng, giá thành cao thường được hãng sử dụng da thật cao cấp nên bền hơn rất nhiều và khoảng nửa – một năm mới gặp tình trạng hư da.
Chăm sóc giày sai cách
Giày dù có đắt có tốt đến đâu nhưng nếu bạn vệ sinh và bảo quản giày sai cách thì cũng sẽ bị bong tróc da. Một số lỗi thường gặp trong quá trình chăm sóc giày như dùng các chất tẩy rửa mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng,… làm cho da giày bị tổn thương, bào mòn và hư hỏng.
Trên đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hư hỏng da giày. Nếu bạn đang có một trong các thói quen trên thì hãy dừng ngay lập tức. Đó là một trong những cách sửa giày sneaker bị tróc da đơn giản nhất!!!
2. Cách sửa giày sneaker bị tróc da
Nếu giày sneaker của bạn chỉ bị hư da mức độ nhẹ và trung bình thì hãy áp dụng 3 cách sửa giày sneaker bị tróc da sau nhé. Đảm bảo hiệu quả 100%.
Cách sửa giày sneaker bị tróc da bằng khoai tây và trứng gà
Xem thêm : Những stt, lời chúc sinh nhật cho bản thân hay và ý nghĩa nhất
Cách sửa giày sneaker bị tróc da phổ biến nhất là dùng khoai tây và trứng gà do đây là 2 nguyên liệu rẻ và khá dễ mua tại chợ hoặc siêu thị.
Cách làm khá đơn giản:
- Bước 1: Lau sạch toàn bộ giày bằng khăn mềm hoặc vải cotton mỏng.
- Bước 2: Rửa sạch khoai tây và cắt thành nhiều lát mỏng. Lấy một lát khoai tây chà lên giày cho đến khi da giày đã bị ướt thì thay miếng khoai tây khác. Lặp lại như vậy trong vòng 1 phút ở các vùng bị tróc da cho đến khi vết tróc, mốc dần dần biến mất.
- Bước 3: Lấy khăn ẩm lau sạch lại toàn bộ da giày và để giày khô trong 30-45 phút.
- Bước 4: Đập trứng gà vào chén nhỏ rồi vớt bỏ phần lòng đỏ chỉ giữ lại lòng trắng trứng. Dùng khăn mềm nhúng vào lòng trắng trứng rồi thoa một lớp mỏng lên toàn bộ da giày.
- Bước 5: Phơi giày ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Khi nào thấy da giày đã khô hoàn toàn thì đem cất vào tủ (không để giày qua đêm).
Dưỡng ẩm cho da giày
Bổ sung độ ẩm cho da giày là cách sửa giày sneaker bị tróc da đơn giản nhất. Khi da mặt bị khô, bong tróc bạn sẽ bôi kem dưỡng ẩm để da mềm mịn và láng bóng trở lại. Da giày cũng tương tự như thế. Vì vậy, bạn cần đưa dưỡng chất vào để cung cấp độ ẩm cho da giày để chúng co giãn và đàn hồi tốt hơn. Từ đó lực liên kết giữa các lớp da được tăng lên, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt da đồng thời da giày cũng sẽ phục hồi dần và sớm mềm mịn trở lại.
Bạn có thể mua các sản phẩm dưỡng ẩm da giày tại các Cửa hàng chăm sóc giày hoặc các tiệm chuyên bán giày da. Nếu tình trạng bong tróc nhẹ, bạn có thể tận dụng luôn các vật dụng có sẵn trong nhà như vaseline, dầu dừa, dầu ô liu để dưỡng ẩm cho da giày.
→ Tham khảo Kem dưỡng chăm sóc da giày Leather Care của Sneaker Lab: https://extrim.vn/san-pham/kem-duong-cham-soc-giay-da-sneaker-lab-leather-care-50ml
Về cách thực hiện, bạn hãy bôi chất dưỡng ẩm lên da giày vào buổi tối và để giày qua đêm cho dưỡng chất thấm vào và nuôi dưỡng da. Sáng hôm sau bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau sạch lại giày là có thể mang được. Đối với giày đã có dấu hiệu nứt nẻ và tróc da bạn nên bôi dưỡng chất 3 lần/ tuần. Còn đối với giày da còn tốt bạn có thể dưỡng ẩm 1 lần/ tuần để bảo quản da giày được bền hơn
Cách sửa giày sneaker bị tróc da tạm thời bằng xi đánh giày
Cách sửa giày sneaker bị tróc da bằng xi đánh giày là biện pháp “chữa cháy” nếu bạn đang cần mang giày gấp và muốn che phủ nhanh chóng các vết tróc da. Các lớp xi đánh giày sẽ giúp che phủ hoàn toàn các vết bong tróc trên giày trong thời gian ngắn. Sau đó vài ngày lớp che phủ này sẽ biến mất và các vết bong tróc sẽ xuất hiện trở lại trên giày.
Xem thêm : Bảng quy đổi size giày EU và size giày Việt Nam cập nhật mới nhất
Cách thực hiện như sau dùng xi đánh giày bôi một lớp mỏng lên các phần da bị bong tróc. Phủ đều màu để đảm bảo thẩm mỹ tránh chỗ đậm chỗ nhạt loang lổ sẽ rất xấu. Lưu ý: Dùng xi trùng màu da giày.
Trên đây là 3 cách sửa giày sneaker bị tróc da mà bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên cách này chỉ hiệu quả với tình trạng giày bị tróc da ở mức độ nhẹ và trung bình. Còn các đôi giày đã bong tróc da nặng có nghĩa là da giày đã xuống cấp hoặc bị tổn thương nặng do thời gian sử dụng lâu. Lúc này bạn nên đem đến các spa giày chuyên nghiệp để phục hồi da một cách tốt nhất nhé.
Tại Extrim có dịch vụ Phục hồi giày cam kết sẽ trả lại vẻ đẹp láng bóng như mới cho giày của bạn. Extrim sẽ sử dụng các phương pháp và sản phẩm chuyên biệt để che phủ hoàn toàn phần da bị trầy xước, bong tróc, đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả nhất cho giày. Đặc biệt phần da sau khi phục hồi không có sự khác biệt so với các phần khác của thân giày.
Biên tập: Ánh Tuyết
Xem thêm:
>> 5 cách bảo quản giày da không bị bong tróc
>> Cách phục hồi giày da bị bong tróc
>> Cách phục hồi và loại bỏ vết xước trên giày da
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười một 20, 2024 10:26 chiều