1. Biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng rạn nứt da như thế nào?
Biểu hiện
Rạn – nứt da là hiện tượng trên da có xuất hiện những vết sọc dài, nhỏ đi kèm có thể là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng đôi khi cũng có các trường hợp lại không có bất cứ sự khác lạ nào ngoài những vết nứt ngoằn ngoèo trên da. Ban đầu, các vết rạn có màu hồng hoặc nâu, đôi khi có màu tím tái nhưng qua thời gian sẽ thấy các đường sẹo mờ dần, màu trắng đục. Thông thường, các vết rạn hay nứt xuất hiện ở những vùng da mỏng và yếu như bụng, đùi, mông, bắp chân, ngực, thắt lưng.
Các vết rạn, nứt da xuất hiện khi da bị căng giãn quá mức tạo nên những đường sọc dài
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân phổ biến hiện nay dẫn đến tình trạng rạn nứt da bao gồm:
-
Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng ở người bước sang độ tuổi dậy thì khiến cho chiều cao và cân nặng tăng đột ngột trong thời gian ngắn dẫn đến tính trạng da bị kéo giãn, nứt nẻ.
-
Khi phụ nữ mang thai, các phần trên cơ thể như ngực, bụng tăng nhanh về kích thước khiến da căng bóng, các sợi Collagen và Elastin bị kéo quá mức nên đứt gãy, dẫn đến hậu quả là các vết nứt, rạn da sậm màu.
-
Béo phì là một trong những yếu hình thành vết nứt, rạn da trong thời gian dài bởi sự cân nặng tăng trưởng liên tục nếu người bệnh không có sự kiểm soát và ngăn ngừa.
-
Ở nam giới, việc luyện tập thể hình để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và săn chắc đôi khi có tác dụng ngược khi quá lạm dụng gây mất kiểm soát sự gia tăng khối lượng cơ bắp. Lúc này, vùng vai và ngực sẽ phát triển nhanh về kích thước và dần xuất hiện vết nứt hằn trên da.
-
Xem thêm : 15 câu chúc mừng sinh nhật cực hay thay cho “Happy birthday”
Một trong những lý do mà ít ai biết đó là việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc hay Corticoid trong thời gian dài có thể dẫn đến rạn nứt da do tác dụng phụ. Quá trình hình thành sợi collagen của da có thể bị ngăn cản bởi các thành phần có chứa trong một số loại thuốc hoặc hóa chất sẽ khiến da bị rạn, nứt nẻ. Tùy vào cơ địa mỗi người cũng như thời gian sử dụng mà vết rạn nứt có thể thấy nhiều hay ít và ở các vị trí như thắt lưng, hông, đùi, bụng, ngực,…
Sự tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì hoặc mang thai là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rạn nứt da
2. Phương pháp điều trị rạn nứt da an toàn và hiệu quả hiện nay
Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng các vết rạn nứt nổi trên da sẽ khiến nhiều người tự tin, mặc cảm. Đặc biệt là với các chị em phụ nữ sẽ dần có ác cảm với chính cơ thể mình. Chính vì vậy mà tìm kiếm một phương pháp điều trị phù hợp, vừa an toàn cho sức khỏe lại đảm bảo vết rạn nứt sẽ biến mất vĩnh viễn là vấn đề mà nhiều người quan tâm.
Các phương pháp điều trị rạn nứt trên da theo Tây y
Tùy vào mức độ và tình trạng rạn nứt da nhiều hay ít, sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ có thể cho chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp áp dụng phổ biến hiện nay nhằm cải thiện tình trạng rạn nứt da được các chuyên gia khuyến cáo bao gồm:
-
Bôi thuốc Retinoid tại chỗ để bổ sung Collagen, kích thích da tái tạo tế bào mới để lấp đầy phần bị kéo giãn, nứt nẻ, hồi phục nhanh chóng các tổn thương và biến dạng. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc với trường hợp phụ nữ có thai và những người bị nứt da lâu ngày.
Sử dụng các loại kem bôi nhằm làm mờ các vết rạn nứt trên da được nhiều người áp dụng kể cả phụ nữ mang thai
-
Lột da sinh học là phương pháp được các viện thẩm mỹ áp dụng nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn phần da bị rạn nứt. Nếu áp dụng phương pháp này, bạn cần phải có chế độ chăm sóc tốt về sau để không thể lại sẹo.
-
Xem thêm : Top những lời chúc sinh nhật cho con trai tình cảm nhất
Nhuộm màu xung quanh thông qua liệu pháp laser nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các sợi Collagen, Elastin, hồi phục các tế bào biểu mô dưới da bị tổn thương. Đây là phương pháp cho hiệu quả cao bởi những tác động mạnh của tia laser đến da, phù hợp với người mới bị rạn nứt trong thời gian ngắn.
-
Sử dụng liệu pháp laser Excimer cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng hiện nay. Kỹ thuật này sẽ giúp cho vùng da bị rạn trở nên đều màu nhờ vào việc kích thích sản xuất Gelatin. Các vết rạn nứt sẽ bị che khuất và tạo cảm giác như chúng đã biến mất hoàn toàn.
Các phương pháp điều trị tự nhiên
Bên cạnh các phương pháp điều trị nói trên thì nhiều người còn sử dụng các sản phẩm tự nhiên nhằm làm mờ các vết rạn nứt da. Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây.
Sử dụng dầu dừa
Với các chị em thì dầu dừa là một trong những sản phẩm chăm sóc da khá quen thuộc. Dầu dừa có công dụng giữ ẩm cho da, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và nhanh lành vết thương, làm sáng da. Do đó, việc sử dụng dầu dừa thường xuyên sẽ là cách vô cùng đơn giản để làm mờ các vết rạn nứt trên da. Đồng thời, đây cũng là phương pháp bảo vệ da tránh bị khô khi thời tiết thay đổi, khắc phục hầu hết các vấn đề liên quan đến da.
Sử dụng lòng trắng trứng gà
Với thành phần giàu đạm, chất béo, Canxi, Photpho, Sắt và các loại Vitamin B2, B6, B8, lòng trắng trứng gà có tác dụng dưỡng da, làm mờ các vết rạn nứt hiệu quả. Hơn nữa, lòng trắng trứng gà còn được các chị em như một sản phẩm làm đẹp, tạo mặt nạ để chăm sóc da. Chính vì vậy mà để cải thiện vết rạn nứt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo có tác dụng phụ cho da hay không.
Sử dụng chanh tươi
Chanh là một trong các loại thực phẩm có rất nhiều công dụng bao gồm cả vấn đề làm mờ các vết thâm, rạn nứt trên da. Đồng thời, với thành phần acid tự nhiên trong chanh tươi sẽ bảo vệ vùng da bị nứt khỏi các các tác nhân như vi khuẩn, virus,… Bạn có thể pha nước cốt chanh với mật ong theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp vùng da bị rạn nứt, massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút, sau một thời gian bạn sẽ thấy các vết rạn da mờ dần.
Chanh tươi kết hợp với mật ong là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với người mới bị rạn nứt nẻ da trong thời gian ngắn
Hi vọng với những gợi ý nói trên, bạn sẽ có thể tự tìm ra phương pháp điều trị rạn nứt da phù hợp với bản thân. Nếu bạn cần được hỗ trợ nhiều hơn, có thể liên hệ với các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900.56.56.56.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười một 20, 2024 12:50 sáng