Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Để tránh vi khuẩn xâm nhập và lưu trữ sữa được lâu hơn, sau khi vắt sữa, nhiều mẹ thường bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu, cách để bảo quản sữa sao cho đúng cách… thì chắc hẳn không phải mẹ nào cũng biết.
Bạn đang xem: Sữa mẹ bảo quản được bao lâu ở ngăn mát tủ lạnh?
1. Sữa mẹ vắt ra để ngăn mát bao lâu?
Để đảm bảo con mình được lớn lên an toàn bằng sữa mẹ, không ít mẹ đã thực hiện giải pháp tích trữ sữa mẹ rồi đem bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên liệu các mẹ có biết cách bảo quản sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh đúng cách, hay thời gian sữa mẹ để trong tủ lạnh được bao lâu hay không?
Xem thêm : Những tác dụng tuyệt vời của bột sắn dây đối với sức khỏe bạn nên biết
Theo đó, sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu sẽ tùy vào nhiệt độ bảo quản và cách mà mẹ bảo quản sữa. Thông thường, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ càng thấp thì thời gian bảo quản sẽ càng được lâu hơn.
Trong trường hợp mẹ vắt và trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa là từ 1 – 3 ngày.
2. Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát
Cách bảo quản:
- Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được.
- Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
- Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa.
- Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.
Cách sử dụng:
Để sử dụng sữa trữ lạnh, các mẹ làm theo 2 cách:
- Cách thứ nhất: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C.
- Cách thứ 2 là ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu.
- Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng.
- Sữa mẹ để ngăn mát một khi đã hâm nóng cần cho bé uống ngay. Nên chỉ hâm đủ cho bé ăn 1 lần. Nếu bé ăn còn thừa thì cũng bỏ đi. Không hâm lại hay bảo quản lại trong tủ lạnh.
3. Tại sao sữa mẹ biến đổi màu và có mùi lạ trong quá trình bảo quản?
Xem thêm : Sữa tươi trân châu đường đen bao nhiêu calo?
Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ thấy một hiện tượng là sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đông của tủ lạnh thường sẽ có mùi lạ, mùi tanh, mùi xà phòng hay mùi mỡ… và mẹ cho rằng sữa bảo quản có vấn đề, hay mẹ đã vắt và bảo quản sữa không đúng cách, mẹ lo lắng…
Tuy nhiên, các mẹ không phải quá lo lắng về điều này bởi đơn giản, đó là những tác động của enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ khi mà sữa mẹ được bảo quản trong một môi trường nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, việc sữa có mùi lạ sẽ ảnh hưởng tới việc thích nghi của bé, bé có thể sẽ không ăn hoặc ăn ít đi.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Ẩm Thực
This post was last modified on Tháng mười một 16, 2024 1:19 sáng