Dưa hấu là loại trái cây thanh mát và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin bổ ích về những lợi ích bất ngờ và cách sử dụng quả dưa hấu hiệu quả nhất.
Dưa hấu là loại trái cây thanh mát và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Dưa hấu có bao nhiêu calo?
Dưa hấu bao nhiêu calo là câu hỏi được nhiều người thắc mắc, nhất là những người đang trong giai đoạn giảm cân. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng có trong 100g dưa hấu:
-
Calo: 30
-
Nước: 92%
-
Chất xơ: 0,4 gram
-
Protein: 0,6 gram
-
Carbs: 7,6 gram
-
Đường: 6,2 gram
-
Chất béo: 0,2 gram
Với hàm lượng calo thấp, dưa hấu chủ yếu chứa nước (chiếm 92%) và carb (chiếm 7,5%). Ngoài ra, đây còn là loại quả cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe.
Ăn dưa hấu có tác dụng gì?
Ăn dưa hấu có tốt không? Dưa hấu không chỉ đem lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu 8 lợi ích nổi bật từ quả dưa hấu mà bạn nên biết.
1. Giảm viêm
Dưa hấu chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm như lycopene và vitamin C, và tiêu thụ dưa hấu thường xuyên có thể giúp giảm các tình trạng viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
2. Tốt cho da và tóc
Đây là loại trái cây có chứa vitamin A và vitamin C, tạo điều kiện cho sự nuôi dưỡng da và tóc. Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp da và tóc luôn duy trì sự mềm mịn và tươi trẻ.
Xem thêm: Gợi ý 7+ dầu gội ngăn rụng tóc và phục hồi tóc hiệu quả tốt
Dưa hấu giúp đẹp da và tóc
3. Ngăn ngừa bệnh ung thư
Nhờ vào chất lycopene và cucurbitacin E trong dưa hấu có thể có tác dụng giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Xem thêm : 1 cái bánh bao bao nhiêu calo? Mẹo ăn bánh bao không tăng cân
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, lượng lycopene có trong dưa hấu có tác động tích cực trong việc giảm huyết áp và giảm mức cholesterol. Đồng thời, nó còn giúp ngăn chặn sự tổn thương oxy hóa đối với cholesterol.
5. Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Lutein và zeaxanthin trong dưa có khả năng bảo vệ mắt khỏi chất oxy hóa, giúp ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng ở người lớn tuổi và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến mắt. Nó cũng cung cấp một lượng nhất định vitamin A, một dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe mắt.
6. Cải thiện tiêu hóa
Dưa hấu chứa một lượng chất xơ nhỏ và nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp tạo cảm giác no, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, và có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón.
7. Cấp nước cho cơ thể
Vì nước trong quả dưa hấu chiếm đến 92% nên đây là loại trái cây thích hợp để cung cấp lượng nước cần thiết cơ thể, đặc biệt là trong các ngày nóng nực hoặc khi bạn cần thêm nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
8. Giảm đau nhức cơ bắp
Citrulline trong quả dưa hấu có thể tăng cường hiệu suất tập thể dục và giảm tình trạng đau nhức cơ bắp hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cấp nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện.
Citrulline trong quả dưa hấu có thể giảm tình trạng đau nhức cơ bắp hiệu quả
Hướng dẫn cách ăn dưa hấu để đạt hiệu quả nhất
Để việc ăn dưa hấu có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể, bạn nên áp dụng theo các hướng dẫn dưới đây.
Ăn dưa hấu nhiều có tốt không?
Ăn quá nhiều dưa hấu trong 1 ngày có thể gây ra tình trạng dư nước và các vấn đề về tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao.
Tiêu thụ quá nhiều dưa hấu cũng có thể tăng lượng đường trong máu, đặc biệt đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong dưa hấu, mặc dù tự nhiên, vẫn cần được kiểm soát khi bạn có các vấn đề về đường huyết.
Để duy trì sức khỏe tốt nhất, bạn chỉ nên ăn dưa hấu khoảng 300g trong một ngày và chia đều trong các bữa ăn, lưu ý tránh tiêu thụ một lượng lớn trong một bữa ăn. Ngoài ra bạn chỉ nên sử dụng tối đa 300ml nước ép dưa hấu trong một ngày là cơ thể đã có thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, khoáng chất trong cơ thể.
Cách chế biến dưa hấu ngon bổ
Gợi ý một số cách chế biến dưa hấu thơm ngon và bổ dưỡng cho cơ thể:
-
Sinh tố: Xay dưa hấu với một ít sữa tươi để tạo ra một ly sinh tố mát lạnh.
-
Salad: Kết hợp dưa hấu với các loại rau xanh như dưa leo, bắp cải hoặc rau xà lách, các loại đậu là đã có một món ăn lành mạnh, rất thích hợp cho những người đang ăn kiêng.
-
Nước ép: Bạn có thể ép dưa hấu để có nước ép tự nhiên. Nước ép dưa hấu là một cách tốt để cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
-
Kem: Đây là một món ăn được nhiều người ưa thích với hướng vị thơm béo từ dưa hấu và sữa tươi.
Gợi ý cách chế biến dưa hấu ngon bổ
Lưu ý quan trọng khi ăn dưa hấu
Mặc dù dưa hấu đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ, tuy nhiên để việc ăn dưa hấu trở nên lành mạnh và an toàn, bạn cần lưu ý một số lời khuyên quan trọng sau:
-
Xem thêm : 1 ổ bánh mì thịt bao nhiêu calo?
Không nên uống nước ép dưa hấu với đường vì trong chúng đã có lượng đường tự nhiên. Việc thêm đường có thể dẫn đến tăng cân hoặc làm đường huyết không ổn định đối với những người có vấn đề về đường huyết.
-
Những người có vấn đề về thận nên hạn chế việc ăn dưa hấu. Vì thận yếu sẽ làm giảm chức năng bài tiết nước, khiến cho thận không thể loại bỏ nước ra ngoài cơ thể đúng tốc độ cần thiết.
-
Phụ nữ đang mang thai trước khi thêm dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn.
Phụ nữ đang mang thai trước khi thêm dưa hấu vào chế độ ăn uống hàng ngày cần tham khảo ý kiến bác sĩ
-
Tránh ăn dưa hấu nhiều vào buổi tối vì có thể gây khó tiêu. Ngoài ra, nước nhiều trong dưa hấu có thể gây thức giấc vào ban đêm.
-
Những người có tiền sử dị ứng dưa hấu cần lưu ý không ăn quả này vì có thể sẽ gây ra các tình trạng nghiêm trọng như nổi mề đay, sưng tấy và khó thở sau khi ăn.
Trên đây đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về việc ăn dưa hấu như thế nào để tốt cho sức khoẻ, hy vọng có thể giúp bạn thêm loại trái cây ngon bổ này vào chế độ ăn uống hàng ngày một cách lành mạnh nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
-
Trầm cảm là gì và những điều cần biết
-
5 công dụng bất ngờ từ rau cải bó xôi
-
19 dấu hiệu mang thai con gái hay gặp nhất ở các mẹ bầu
-
13 Thói Quen Hàng Ngày Giúp Giảm Nguy Cơ Ung Thư Vú
-
Ăn sầu riêng kiêng gì? Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng
-
8 nguyên nhân gây trễ kinh 1 tuần và biện pháp khắc phục hiệu quả
-
Ăn sầu riêng kiêng gì? Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng tránh ngộ độc bạn nên biết
-
6 lợi ích sức khỏe nổi bật từ hạt chia
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Ẩm Thực