Ngày nay, mỗi hoạt động tập luyện hoặc thể thao lại cần những đôi giày khác nhau. Nếu người tập chơi một môn cụ thể trên 2 ngày/tuần, hãy chọn một đôi giày phù hợp cho môn thể thao đó để bảo vệ bản thân khỏi chấn thương.
- Bật mí 6+ cách tạo dáng chụp ảnh đánh đàn với piano bạn không nên bỏ lỡ
- 10 Kiểu phối đồ công sở nam lịch lãm hiện đại dễ áp dụng
- Tổng hợp 5 cách buộc dây giày nam nhanh gọn đẹp mắt
- Áo 2 dây mặc sao cho đẹp và cách mặc không bị lộ dây áo ngực kém duyên
- 70+ Hình Xăm Bắp Tay Đẹp Chất Và Ấn Tượng Nhất Cho Nam
1. Các loại giày thể thao khác nhau
1.1 Giày chạy bộ
Khi đã sẵn sàng để chạy bộ, người tập sẽ cần một đôi giày có lớp đệm dày để hấp thụ chấn động khi chân giẫm xuống mặt đường. Giày chạy bộ được thiết kế để tạo chuyển động hướng về phía trước, đồng thời bảo vệ phần trước của bàn chân và gót chân. Một đôi giày chạy bộ tốt sẽ tránh được nguy cơ gãy xương do căng thẳng, viêm gân hoặc các vấn đề khác.
Bạn đang xem: Các loại giày thể thao khác nhau thế nào? Cách chọn giày phù hợp
1.2 Giày tối giản
Nếu muốn chạy chân trần nhưng có dụng cụ hỗ trợ, những đôi giày tối giản kiểu “5 ngón” chính là lựa chọn lý tưởng cho người tập. Chúng nhẹ, linh hoạt và không đệm dày. Hiện vẫn chưa rõ loại giày này tốt hơn hay kém hơn những đôi giày khác trong việc ngăn ngừa chấn thương. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng đau và chấn thương phổ biến hơn ở những người chạy bộ đi giày tối giản. Những người có trọng lượng lớn có nguy cơ bị chấn thương cao hơn.
1.3 Giày đi bộ
Cách chọn giày thể thao đối với người thích đi bộ là nên tìm một đôi giày nhẹ. Đôi giày đó cũng cần có thêm khả năng giảm sốc ở gót chân và bàn chân để giảm đau và căng cơ. Những đôi giày có phần đế hơi tròn sẽ giúp chuyển trọng lượng nhẹ nhàng hơn từ gót chân đến ngón chân. Giày đi bộ cũng có phần cứng hơn ở phía trước để người tập có thể cuộn các ngón chân thay vì uốn cong như như đi giày chạy bộ.
1.4 Giày tennis
Xem thêm : Công Ty Tokin tuyển dụng nhân viên bảo trì
Khi chơi quần vợt, người chơi thực hiện rất nhiều chuyển động nhanh từ bên này sang bên kia của sân thể thao. Muốn vậy, người chơi cần những đôi giày vừa hỗ trợ bên trong vừa hỗ trợ bên ngoài bàn chân. Đồng thời, đôi giày cần linh hoạt ở phần đế để có thể chuyển động nhanh về phía trước. Khi chơi tennis trên sân mềm, người chơi nên chọn đôi giày có đế mềm. Còn khi chơi trên sân cứng, người chơi nên chọn đôi giày có đế nhiều gai.
1.5 Giày tập luyện đa năng
Đôi giày này là một lựa chọn tốt nếu người chơi thích nhiều loại hình thể thao khác nhau. Vì vậy, người chơi có thể chọn đôi giày thiết kế linh hoạt ở bàn chân trước nếu muốn chạy bộ và có hỗ trợ cả 2 bên chân nếu muốn chơi tennis hoặc tập aerobic.
1.6 Giày chạy địa hình
Với những người thích chạy bộ địa hình thì những đôi giày có thể chống chọi với bùn, đất, nước và đá chính là lựa chọn không thể thiếu. Loại giày này có gai đế to hơn so với giày chạy bộ truyền thống. Chúng cũng có thêm phần hỗ trợ ở gót chân và 2 bên để giữ an toàn cho người tập khi chạy trên các bề mặt không bằng phẳng.
1.7 Giày bóng rổ
Loại giày này có đế dày và cứng, giúp người tập vững chắc hơn khi chạy lên và xuống sân. Giày có phần trên cao, hỗ trợ mắt cá chân khi thay đổi hướng nhanh chóng hoặc khi nhảy lên và tiếp đất, tránh chấn thương.
1.8 Giày bóng đá
Xem thêm : Túi xách nữ
Khi ở trên sân bóng, các cầu thủ nên đi giày có đinh, gai hoặc đinh tán ở đế, bởi chúng giúp bám mặt cỏ sân bóng tốt hơn. Giày đá bóng không có mũi nhọn nên không có lực cản khi đá bóng. Chúng có thiết kế vừa vặn với cảm giác bó sát đôi chân, khiến cầu thủ có cảm giác như chân chạm vào quả bóng khi đá.
1.9 Các loại giày khác
- Giày bóng vợt: Cầu thủ sẽ cần chạy nhanh, thay đổi hướng và thực hiện nhiều động tác dừng lại trên sân cỏ. Giày bóng vợt có phần trên cao để hỗ trợ mắt cá chân. Phần đế trong giày thường được đúc vào mép ngoài của đế. Khi đi, người đi sẽ nhận thấy chân bám tốt trên mặt đất khi di chuyển về phía trước;
- Giày bóng chày và bóng mềm: Chúng dài hơn và hẹp hơn một số loại giày thể thao khác, phần mũi giày có thể được làm bằng kim loại thay vì nhựa đúc;
- Giày chơi gôn: Những đôi giày này giúp người chơi đi bộ an toàn hơn. Phần đế giày giúp cố định bàn chân khi xoay, giảm nguy cơ bị trượt khi đi từ nơi này sang nơi khác hoặc khi ra vào bẫy cát;
- Giày đi bộ đường dài: Với những người muốn đi bộ xa, giày hoặc ủng đi bộ đường dài sẽ giúp chân bám tốt hơn vào đường, tránh nguy cơ té ngã. Người tập nên chọn một đôi giày phù hợp với kế hoạch đi bộ đường dài giữa giày, ủng nhẹ, bốt hạng trung hoặc ủng nặng;
- Giày đi xe đạp: Người tập nên chọn một đôi giày phù hợp với kiểu đạp xe của mình. Giày leo núi và giày đạp xe giải trí có đế trũng và đế dẻo, có thể dùng để đạp xe hoặc đi bộ. Giày đi xe đạp thi đấu hoặc biểu diễn có đế cứng với phần đinh ở bên ngoài, giúp truyền nhiều năng lượng hơn cho bàn đạp.
2. Cách chọn mua giày thể thao phù hợp
Chọn một đôi giày thể thao đúng sẽ giúp người tập cảm thấy thoải mái khi mang, đồng thời mang lại hiệu quả luyện tập tốt nhất. Trong khi đó, chọn sai giày thể thao có thể khiến người tập dễ bị đau hoặc chấn thương thể thao trong quá trình sử dụng. Sau đây là các mẹo giúp người tập có thể chọn giày thể thao tốt nhất:
- Hiểu rõ đôi chân của mình: Bàn chân của mỗi người có sự khác biệt về kích thước, độ dày và phom dáng. Trước tiên, người tập cần xác định rõ bàn chân của mình để lựa chọn đôi giày phù hợp. Các tiêu chí cần đánh giá gồm: Hình dạng bàn chân (bình thường, lõm, bẹt), kiểm tra chiều dài bàn chân, kiểm tra chiều rộng bàn chân;
- Chọn giày theo môn thể thao: Các môn thể thao khác nhau sẽ dùng các loại giày riêng để phù hợp với môi trường thi đấu của từng môn. Ở phần trên bài viết đã có phân tích chi tiết về vấn đề này;
- Không nên mua giày đa dụng: Một số hãng giày đã tung ra các dòng giày đa dụng cho nhiều môn thể thao. Tuy nhiên, giày đa dụng thường không đạt đầy đủ các tiêu chí cần thiết của mọi môn thể thao. Ví dụ giày đi bộ thường có đế cứng, giày chạy bộ thường có đế mềm và nhẹ. Vì vậy, nếu chơi 2 môn thể thao, người chơi nên chuẩn bị cho mình 2 đôi giày;
- Quy tắc ngón tay cái: Khoảng cách từ mũi giày đến ngón chân nên thừa một chút bằng bề dày hoặc rộng của ngón tay cái (tương đương thừa 0,5 – 2cm). Khoảng cách này tạo cho bàn chân sự thoải mái trong quá trình sử dụng giày thể thao;
- Thử giày trực tiếp: Người mua nên đi thử giày trực tiếp, không chọn giày thể thao qua mạng. Thử giày trực tiếp giúp người mua đánh giá chính xác cảm giác chân khi đi giày thực tế. Đồng thời, người mua còn có thể thử nhiều kích cỡ khác nhau để chọn một đôi giày chuẩn nhất;
- Mang tất khi chọn giày: Nếu có ý định mang tất khi chơi thể thao, người tập cần mang theo tất khi chọn giày. Điều này để xác định chính xác kích cỡ giày phù hợp trong quá trình sử dụng thực tế;
- Chọn giày vào cuối ngày: Sau một ngày vận động, bàn chân sẽ nở rộng tối đa. Hiện tượng này cũng là tình trạng bàn chân khi luyện tập. Do đó, người tập nên mua giày thể thao vào cuối ngày để chọn giày đúng kích cỡ hơn;
- Chú ý độ dày đế giày: Độ dày của đế giày ảnh hưởng tới tính ổn định của giày trong quá trình sử dụng. Một số người thường bị trẹo hoặc lật cổ chân nếu đi giày có đế quá cao. Độ dày của đế cũng được xác định theo trọng lượng cơ thể người mang. Khi chọn giày thể thao cho người béo, nên ưu tiên giày đế dày để khi di chuyển tránh gây hại cho khớp. Còn người gầy thì nên chọn giày đế mỏng hơn vì không cần phân tán trọng lượng dư thừa;
- Chú ý trọng lượng giày: Giày thể thao thường được làm với trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, một số đôi giày thậm chí còn được làm siêu nhẹ để phục vụ mục đích thi đấu cạnh tranh cho những người đã có kinh nghiệm. Tùy nhu cầu sử dụng mà người mua có thể chọn đôi giày có trọng lượng phù hợp;
- Chú ý chiều cao giày: Đây là tiêu chí ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ hơn là cảm giác sử dụng giày. Thông thường, người có chiều cao tốt nên chọn giày có đế vừa phải và bề rộng lớn. Người có chiều cao hạn chế nên chọn giày đế cao và gọn để tôn dáng hơn.
Khi chọn giày thể thao, người tập cần căn cứ vào các tiêu chí quan trọng như môn thể thao, kích cỡ chân, cảm giác khi mang giày,… để có quyết định mua giày phù hợp, đem lại hiệu quả tập luyện cao nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm