Tính chất tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân hay, chi tiết
Bài viết Tính chất tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân hay, chi tiết Toán lớp 7 gồm 2 phần: Lý thuyết và Các ví dụ áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Tính chất tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân hay, chi tiết.
- 50+ CÂU CHÚC MỪNG KỶ NIỆM NGÀY CƯỚI TIẾNG ANH SIÊU Ý NGHĨA
- Thụy Sĩ nói tiếng gì? Ngôn ngữ giao tiếp chính của người Thụy Sĩ
- Cách tải ảnh TikTok không dính logo cho Android, iPhone
- Ngôn ngữ Anh thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu và lợi ích khi theo học
- Các Từ Loại (Parts of speech) trong tiếng Anh – Cách dùng 9 loại từ loại trong tiếng Anh
I. Lý thuyết
1. Tam giác vuông
a) Định nghĩa
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
b) Tính chất
Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Xét hình vẽ: Tam giác ABC vuông tại A
AB, AC là hai cạnh góc vuông, BC là cạnh huyền.
Ta có: B^+C^=90°
c) Dấu hiệu nhận biết
+ Nếu một tam giác có một góc vuông thì tam giác đó là tam giác vuông.
+ Nếu một tam giác có hai góc phụ nhau thì tam giác đó là tam giác vuông.
2. Tam giác cân
a) Định nghĩa
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Hai cạnh bằng nhau gọi là hai cạnh bên, cạnh còn lại là cạnh đáy.
b) Tính chất
+ Tam giác cân có hai cạnh bên bằng nhau.
+ Tam giác cân có hai góc ở đáy bằng nhau.
Xét hình vẽ
Tam giác ABC cân tại A ta có:
+ AB, AC là hai cạnh bên.
+ BC là cạnh đáy
Khi đó: AB=ACB^=C^
c) Dấu hiệu nhận biết:
+ Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam gác đó là tam giác cân.
+ Nếu một tam giác có hai cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
3. Tam giác đều
a) Định nghĩa
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
b) Tính chất
Nếu một tam giác là tam giác đều thì:
+ Ba góc của tam giác bằng nhau.
+ Ba cạnh của tam giác bằng nhau.
+ Số đo mỗi góc của tam giác là 60°
Xét hình vẽ
Tam giác ABC là tam giác đều:
AB=AC=BCA^=B^=C^=60°
c) Dấu hiệu nhận biết
+ Nếu một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
+ Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
+ Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60° thì tam giác đó là tam giác đều.
4. Tam giác vuông cân
a) Định nghĩa
Tam giác vuông cân là ta giác có một góc vuông và hai cạnh góc vuông bằng nhau.
b) Tính chất
Nếu một tam giác là tam giác vuông cân thì nó có tất cả các tính chất của tam giác vuông và tam giác cân ngoài ra hai góc nhọn trong tam giác vuông cân sẽ bằng nhau và bằng 45°.
Xét tam giác ABC vuông cân tại A ta có:
+ AB = AC
+ B^=C^=45°
c) Dâu hiệu nhận biết
+ Tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau là tam giác vuông cân.
+ Tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45° là tam giác vuông cân.
+ Tam giác cân có một góc vuông là tam giác vuông cân.
II. Các ví dụ
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D; trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Chứng minh tam giác ADE cân.
Lời giải:
Vì tam giác ABC cân tại A nên ⇒AB=ACABC^=ACB^ (tính chất)
Vì ABD^;ABC^ là hai góc kề bù ⇒ABD^+ABC^=180°
⇒ABD^=180°−ABC^ (1)
Vì ACE^;ACB^ là hai góc kề bù ⇒ACE^+ACB^=180°
⇒ACE^=180°−ACB^ (2)
Mà ABC^=ACB^ (chứng minh trên) (3)
Từ (1); (2); (3) ⇒ABD^=ACE^
Xét tam giác ABD và tam giác ACE có:
ABD^=ACE^ (chứng minh trên)
AB = AC (do tam giác ABC cân tại A)
BD = CE (giả thuyết)
Do đó ΔABD=ΔACE (c – g – c)
⇒AD=AE (hai cạnh tương ứng)
Xét tam giác ADE có:
AD = AE (chứng minh trên)
⇒ Tam giác ADE cân tại A.
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, B^=30°. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC.
a) Tam giác BCD là tam giác gì? Vì sao?
b) Chứng minh BC = 2AC.
Lời giải:
a) Xét tam giác ABC vuông tại A có:
A^+B^+C^=180° (định lý tổng ba góc trong một tam giác)
⇒90°+30°+C^=180°
⇒C^=60°
Xét tam giác ABD và tam giác ABC có:
AB chung
AD = AC (giả thuyết)
DAB^=CAB^=90°
Do đó ΔABD=ΔABC(c – g – c)
⇒BD=BC (hai cạnh tương ứng)
Xét tam giác BDC có:
BD = BC (chứng minh trên)
⇒ΔBDC cân tại B
Mà ΔBDC có C^=60°⇒ΔBDC là tam giác đều.
b) Vì tam giác BDC là tam giác đều nên CD = BC
Xét tam giác BDA và tam giác BA có:
BA chung
BD = BC (do tam giác BDC đều)
BAD^=BAC^=90°
Do đó ΔBDA=ΔBCA (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒DA=AC
Nên A là trung điểm của CD
⇒AC=12CD
Mà CD = BC nên AC= 1 2 BC (điều phải chứng minh).
Ví dụ 3: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên các cạnh góc vuông AB và AC lấy các điểm D và E sao cho AD = AE. Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với BE cắt BC ở H. Gọi M là giao điểm của DK và AC. Chứng minh tam giác MDC cân.
Lời giải:
Xét tam giác ADC và tam giác AEB có:
AD = AE (giả thuyết)
DAC^=EAB^=90°
AC = AB (do tam giác ABC vuông cân)
Do đó : ΔADC=ΔAEB (c – g – c)
⇒DC=EB (hai cạnh tương ứng). (1)
Gọi G là giao điểm của DK và BE
DG vuông góc với EB tại G.
Xét tam giác DGB vuông tại G có:
GDB^+GBD^=90° (tính chất)
⇒GDB^=90−GBD^ (2)
Xét tam giác AEB vuông tại A có:
AEB^+ABE^=90° (tính chất)
⇒AEB^=90°−ABE^ (3)
Từ (2) và (3) ⇒GDB^=AEB^
Lại có GDB^=ADM^ (đối đỉnh)
Nên AEB^=ADM^
Xét hai tam giác AEB và tam giác ADM có:
AE = AD (giả thuyết)
AEB^=ADM^
EAB^=DAM^=90°
Do đó: ΔAEB=ΔADM (góc nhọn – cạnh góc vuông)
⇒EB=DM (hai cạnh tương ứng) (4)
Từ (1) và (4) ta có DC = DM
Xét tam giác MDC có:
DM = DC (chứng minh trên)
Do đó tam giác MDC cân tại D.
Xem thêm các Công thức Toán lớp 7 quan trọng hay khác:
-
Công thức Định lý Py-ta-go và định lý Py-ta-go đảo hay, chi tiết
-
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông hay, chi tiết
-
Công thức về tính chất đại lượng tỉ lệ thuận hay, chi tiết
-
Công thức về tính chất đại lượng tỉ lệ nghịch hay, chi tiết
-
Công thức tìm hệ số tỉ lệ thuận, hệ số tỉ lệ nghịch hay, chi tiết
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục