Để đôi giày của bạn luôn đẹp, bền màu thì việc vệ sinh, bảo quản là rất quan trọng. Phơi giày là công đoạn cuối cùng mà bạn cần lưu ý để tránh tình trạng giày bị ẩm và bốc mùi. Vậy thế nào là phơi giày đúng cách. Có những mẹo nào giúp giày nhanh khô hơn.
- Tuyệt chiêu dỗ bé ngủ suốt đêm, sâu giấc, không quấy khóc
- 5 cách xử lý giày da bị tróc, nứt, nổ nhanh chóng, hiệu quả
- Top 80+ Lời Chúc Sinh Nhật Sếp Ý Nghĩa, Ấn Tượng & Hài Hước
- Bí kíp phối đồ đi chơi Tết giúp bạn tỏa sáng mọi lúc mọi nơi
- Lời chúc 6/4 cho người yêu, lời chúc ngày con trai cho bạn bè
Thế nào là phơi giày đúng cách?
Phơi giày trong thời gian 8h-10h
Nếu bạn giặt giày vào một ngày nắng đẹp thì bạn không nên phơi giày dưới nắng trong khoảng thời gian từ 11h trưa đến 2h chiều. Lúc này ánh nắng mặt trời rất mạnh có thể khiến giày của bạn dễ bị hỏng!
Bạn đang xem: #12 MẸO phơi giày đúng cách "CHỈ CÓ LỢI MÀ KHÔNG HẠI"
Nên phơi giày dưới trời nắng từ 8 – 10h trưa
Bạn chỉ nên phơi giày từ 8h – 10h. Đây là khoảng thời gian vừa đủ về cho giày khô và loại bỏ hết những vi khuẩn trong giày; giày sẽ không còn bốc mùi khó chịu nữa.
Nếu như bạn lo lắng việc phơi nắng có thể khiến giày bị hỏng thì có thể chọn đem phơi giày ở dưới tán cây. Bạn cũng có thể bung một chiếc dù trực tiếp ra nắng và phơi giày bên dưới. Cách phơi này khá ổn, giày vừa nhanh khô vừa không để lại mùi.
Phơi giày đúng cách bằng móc chuyên dụng
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn bắt buộc phải giặt giày trong điều kiện thời tiết âm u thì bạn có thể áp dụng cách phơi giày này.
Sau khi vừa giặt giày xong bạn hãy lấy móc treo và treo ngược đôi giày lên trên móc. Móc treo này tương tự như cái gậy để bạn cắm đôi giày của mình vào và lật ngược xuống để nước trong giày rỏ hết ra ngoài. Đem giày phơi ở nơi có gió và khô thoáng.
Treo ngược đôi giàylên móc treo
Sau khi giày đã ráo nước, bạn dùng máy sấy và sấy với nhiệt độ thích hợp. Lưu ý: không nên sấy ở nhiệt độ cao vì có thể khiến cho giày bị bong keo phần đế.
Cuối cùng bạn dùng giấy báo hoặc giấy vệ sinh đặt vào bên trong giày để hút ẩm, tránh cho vi khuẩn xuất hiện làm giày có mùi hôi khó chịu.
Phơi giày bằng băng vệ sinh
Bạn không nên giặt giày vào trời mưa vì nó lâu khô và thường có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên giày bị dính nước mưa thì bạn nên đem giặt ngay.
Dùng miếng băng vệ sinhđể hút ẩm giày
Giặt giày thật sạch và để khô trong khoảng 8h. Đặt vào mỗi chiếc giày một miếng băng vệ sinh để hút ẩm. Bạn để băng vệ sinh trong giày khoảng 4 tiếng sau đó bỏ ra ngoài. Lấy muối và gạo mang đi rang thật nóng sau đó cho vào một chiếc vớ và bỏ vào trong giày. Sau khoảng 3 – 4 tiếng thì bỏ ra để khử mùi hôi của giày. Tiếp tục dùng máy sấy sấy khô giày là xong.
Phơi giày bằng móc quần áo
Sau khi giặt xong giày bạn hãy treo giày lên móc phơi quần áo. Hãy chọn loại móc treo hình vuông có nhiều kẹp bằng inox để phơi giày dễ dàng hơn. Phơi giày ngoài nắng sớm để tránh giày bị bạc màu đồng thời giày không bị bẩn do được treo trên cao.
6 Cách phơi giày nhanh khô
Phơi giày vào buổi tối
Bóng râm là một nơi rất lý tưởng để bạn phơi giày sau khi giặt. Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp và không nên phơi giày gần lò sưởi bởi nó có thể khiến giày bị bạc màu, nứt và cứng.
Khi phơi giày bạn nên vo tròn cục giấy màu trắng hoặc vải vụn vào trong đôi giày. Việc làm này giúp định hình form giày, giày không bị biến dạng hay méo mó sau khi giặt và phơi.
Dùng máy sấy tóc làm khô giày
Xem thêm : 16 ý tưởng trang phục dự tiệc cưới mùa thu 2024 đẹp nhất, phụ nữ nên thử
Máy sấy sẽ giúp đôi giày khô nhanh hơn nhưng bạn chỉ nên áp dụng với loại giày chất liệu cotton, sợi tổng hợp. Không nên áp dụng trên giày da, loại đế cứng, gel…
Gợi ý phơi giày đúng cách có thể dùng đến máy sấy tóc
Chỉ nên sử dụng máy sấy ở mức vừa phải, cầm máy sấy ở khoảng cách từ 20 – 30cm và hướng trực tiếp vào giày. Hãy cố gắng sấy đều toàn bộ đôi giày, không nên để quá lâu ở một chỗ bởi hơi nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tại khu vực đó dẫn đến hỏng giày. Sấy cho đến khi cảm thấy giày đã khô ráo, thường khoảng trên 30 phút.
Dùng máy sấy quần áo làm khô giày
Đối với những đôi giày sneaker, giày da thì bạn không nên dùng máy giặt, máy sấy quần áo để làm khô giày bởi nhiệt độ cao có thể làm hỏng chất liệu giày.
Đầu tiên bạn cần tháo lỏng dây giày sao cho đoạn còn lại dài khoảng 15cm. Tháo dây giày khỏi 2 lỗ trên cùng, kéo lưỡi gà lên để dây giày lỏng ra. Lưu ý: không áp dụng cách này với giày không dây.
Sử dụng máy sấy quần áo để làm khô giày
Buộc dây giày của hai chiếc giày lại với nhau để tránh giày bị trượt ra hay dây giày mắc trong máy khi sấy khô.
Mở cửa máy sấy, đặt đế giày sát bên trong cửa, giữ thằng dây giày, đảm bảo thò lên cao hơn cửa máy sấy khoảng 3 – 5 cm.
Đóng cửa máy sấy, đảm bảo đôi giày nằm giữa cửa máy sấy. Để nút thắt dây giày bên trên cửa máy sấy sao cho giày không trượt xa bên trong.
Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp để tránh làm hỏng giày. Bật chu trình khoảng 20 – 30 phút để làm khô cả bên trong và bên ngoài giày. Lưu ý: không sấy chung giày với quần áo vì quần áo có thể bị bốc mùi.
Làm khô giày bằng quạt
Bạn có thể tận dụng gió từ quạt để làm khô giày nếu giặt giày vào buổi tối. Dùng móc quần áo cũ, cột dây giày vào hai đầu của móc sao cho cân bằng nhau. Hướng mặt trong của đôi giày vào phần cánh quạt. Gió từ quạt sẽ đưa các hơi nước bên trong giày phân tán để giày nhanh khô hơn.
Cách phơi giày mau khôsử dụng quạt làm khô giày
Phơi giày gần dàn nóng máy lạnh
Sau khi giặt giày xong bạn treo ngược giày lên dàn nóng máy lạnh. Dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt và giúp giày nhanh khô. Tùy thuộc vào mức nhiệt tỏa ra để treo giày gần hoặc xa dàn nóng máy lạnh nhé.
Phơi giày đúng cách sử dụng giấy báo
Giấy báo được biết đến với khả năng thấm hút rất tốt. Bên cạnh việc hút ẩm khử mùi cho giày thì giấy bào còn giúp làm khô giày nhanh chóng.
Cách phơi giày đúng cách nhanh khô hơn với giấy báo
Xem thêm : Giày leo núi chuyên dụng cổ cao nam chính hãng Humtto 210337A
Sử dụng những tờ giấy báo có ít hình ảnh, mực in nhạt, tránh trang mực in đậm có thể dính vào giày. Vo tròn giấy báo và nhét thật chặt vào bên trong giày, căng thì thôi. Bên ngoài buộc một lớp giấy báo mỏng để hút ẩm, đặt giày ở nơi khô ráo.
Hãy lặp lại các bước trên sau khoảng 20 phút một lần, đôi giày của bạn sẽ khô ráo một cách tự nhiên.
Sử dụng gạo
Dùng một hộp giày cũ, đổ gạo vào bên trong giày và bên trong hộp giày. Để ở nơi khô ráo khoảng vài tiếng đồng hồ. Do gạo có khả năng hút ẩm cực tốt nên phần bên trong giày và cả lớp ngoài đều khô nhanh chóng.
Chi tiết cách phơi từng loại giày
Cách phơi giày trắng không bị ố vàng
Cách phơi giày trắng khô nhanh chóng
Sau khi giặt giày xong mọi người thường có thói quen đem phơi luôn dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên với những đôi giày trắng thì đây là cách làm sai lầm. Đôi giày của bạn dù có phơi dưới ánh nắng cả ngày cũng vẫn bị ố vàng sau vài lần giặt. Cách làm đúng như sau:
– Sau khi giặt xong, dùng khăn giấy quấn quanh đôi giày và các phụ kiện như dây giày. Quấn làm sao cho khi chạm vào giấy không có cảm giác nước từ giày vẫn thấm vào giấy. Nhét giấy vào cả bên trong giày.
– Mang đôi giày đã được cuốn giấy đi phơi dưới ánh nắng. Đến cuối ngày bạn cất giày và gỡ khăn giấy ra là xong.
Cách phơi giày thể thao
Phơi giày đúng cách tránh tác động của môi trường
Với những đôi giày thể thao bạn cũng cần áp dụng cách quấn giấy thấm bên ngoài và mang đi phơi nắng. Để khô một cách tự nhiên, tránh các tác động mạnh một cách quá thường xuyên.
Với những đôi Converse tối màu, bạn nên canh chừng thời gian phơi, tránh để giày dưới nắng gắt trong thời gian quá lâu.
Cách phơi giày da lộn
Có nên phơi giày ngoài nắng? Phơi giày da lộn đúng cách để không bị ố vàng
Phơi giày da lộn đúng cách cần chú ý đến độ khô ráo cũng như chất tẩy rửa khi dùng. Bạn nên tìm mua dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng cho đôi giày da lộn của mình. Khi phơi giày nên để giày được hong khô hoàn toàn. Nếu để giày ướt sẽ gây ẩm mốc, khi đi sẽ bị hôi chân. Thời gian dài sẽ bám chặt vào da giày khiến việc tẩy rửa rất khó khăn.
Giặt giày da lộn xong bạn để ráo nước, dùng giấy mềm cuốn 2 – 3 vòng để phủ toàn bộ đôi giày. Bạn có thể mang phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà không lo da giày bị khô cứng hay bạc màu.
Trên đây là những mẹo phơi giày đúng cách mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng bạn sẽ có cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc vệ sinh và bảo quản giày.
>> Xem thêm: Máy vệ sinh giày sang trọng – tiết kiệm thời gian
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm