Giày da bị rách phải làm sao? Bạn đang cảm thấy khó chịu và chưa biết phải xử lý thế nào khi đôi giày da của mình rơi vào trạng thái bị rách, bị bong tróc. Đừng lo lắng. Ngay sau đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết từ A – Z về cách sửa giày da bị rách cực kì đơn giản và tiết kiệm chi phí mà bạn có thể áp dụng. Đảm bảo không chỉ giúp bạn sửa giày da bị rách nhanh chóng, hiệu quả. Mà còn có thể giúp bạn mang lại 1 diện mạo hoàn toàn mới cho đôi giày da của mình.
Giày da bị rách phải làm sao?
Những đôi giày da cho dù có chất lượng và cao cấp như thế nào đi chăng nữa. Nhưng sau một thời gian dài sử dụng mà chúng không được bảo đúng cách. Hoặc phải chịu những tác động ngoại lực bên ngoài nào đó. Thì việc giày da bị rách là hoàn toàn có thể xảy ra. Và tất nhiên tình trạng này không phải là hiếm gặp đối với những ai đã và đang sử dụng giày da
Vậy khi giày da bị rách phải làm sao? Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn sữa chữa giày da bị rách nhanh chóng mà lại cực kỳ đẹp mắt.
1/ Chèn hình dán lên vết rách
Chèn hình dán lên vị trí bị rách là phương pháp khâu giày da đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Cách làm này vừa giúp che đi vết rách trên bề mặt giày da. Vừa tạo nên một phong cách riêng biệt không “đụng hàng” cho đôi giày của bạn. Bởi bạn hoàn toàn có thể tùy ý lựa chọn những mẫu hình dán khác nhau tùy theo sở thích riêng của mình.
Thông thường có thể sử dụng keo chuyên dụng cho đồ da để dán. Tuy nhiên, nếu như diện tích bị rách của giày quá lớn. Bạn có thể sử dụng hình dán và khâu vết rách lại.
2/ Nhuộm lại giày da
Sử dụng thuốc nhuộm giày da là giải pháp được đánh giá là chuyên nghiệp nhất được nhiều người lựa chọn để sửa giày da bị rách. Cách làm này đảm bảo việc xử lý tình trạng bị trách hiệu quả mà không làm thay đổi cấu trúc, màu sắc giày da.
Ngày nay, các loại thuốc nhuộm da được bày bán khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, bạn nên chú ý lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín. Tránh việc mua phải loại thuốc nhuộm kém chất lượng. Rất dễ dẫn đến hư hỏng bề mặt da. Đồng thời, nên chú ý là nếu sử dụng thuốc nhuộm không đúng màu thì lên màu sẽ rất kệch cỡm
Đặc biệt, việc tự nhuộm giày da tại nhà cũng có thể khiến cho giày bị hư hỏng nếu như bạn áp dụng sai cách. Bởi vậy, nếu như muốn sửa giày da bị rách bằng cách nhuộm lại màu. Thì tốt hơn hết là bạn nên lựa chọn đơn vị chuyên nhuộm màu giày da uy tín trên thị trường để được hỗ trợ xử lý chuẩn xác nhất.
3/ Sử dụng keo dán giày
Một cách đơn giản nữa để sửa giày da bị rách là dán chúng lại bằng keo chuyên dụng.
Chỉ cần sử dụng miếng bọt biển, sau đó quét một lớp keo mỏng lên toàn bộ bề mặt da. Chất lỏng có trong keo sẽ dính vào các sợi da khiến cho chúng liên kết lại với nhau.
Chờ khoảng 30 phút cho keo khô. Sau đó lặp lại quá trình thực hiện này từ 3 đến 5 lần cho đến khi vết rách được khắc phục. Cuối cùng, xử lý và loại bỏ phần keo thừa còn dính trên bề mặt.
Cách sửa giày da bị rách tùy từng tình trạng
Tùy vào tình trạng rách nặng hay nhẹ mà ta cần chú ý áp dụng cách xử lý phù hợp. Bởi vậy, ngay sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về cách sửa giày da bị rách tùy vào hiện trạng của giày.
1/ Sửa giày da bị trầy xước nhẹ
+ Cách 1: Dùng chất keo chuyên dụng cho sửa chữa giày da. Dùng miếng mút dạng bọt biển, nhẹ nhàng bôi một lớp chất keo kết dính mỏng lên trên bề mặt da bị trầy xước. Chờ cho đến khi keo khô đi một chút. Thì thực hiện lặp lại như vậy khoảng 3-5 lần, hoặc cho đến khi hài lòng. Sau đó, tiến hành loại bỏ keo thừa không cần thiết còn bám trên bề mặt da giày
+ Cách 2: Sử dụng tấm mút dạng bọt biển. Bôi một lớp thuốc nhuộm dạng lỏng có kết cấu đồng nhất và có màu sắc tương đồng với màu giày. Áp một lớp mỏng lên trên bề mặt da. Chú ý tập trung vào những vị trí khó tiếp cận như nếp nhăn, vết nứt, và các đường nối. Chờ khoảng 30 phút để thuốc nhuộm được khô. Chú ý, lắc thuốc nhuộm trước khi sử dụng để đảm bảo việc trộn màu đều.
+ Cách 3: Dùng chất điều hòa da. Một khi bề mặt da đã khô, hãy sử dụng một miếng vải mềm, không có xơ để thoa chất điều hòa da lên trên bề mặt giày. Đảm bảo sử dụng chất điều hoà đều và có khả năng che toàn bộ bề mặt. Nhẹ nhàng xoa và đánh bóng bề mặt da để làm cho chúng mềm và bóng.
2/ Xử lý giày da bị rách hoặc có vết cào nhỏ
+ Cách 1: Xử lý vết xước trên da giày với giấm. Lấy một lượng nhỏ giấm trắng rồi chấm vào đầu bông gòn. Sau đó thoa đều lên vị trí giày da bị trầy xước. Dấm sẽ làm sùi lên vùng da bị trầy xước giống như các sợi collagen. Để khô như vậy, sau đó nhẹ nhàng đánh bóng giày da bằng chất đánh bóng không màu.
+ Cách 2: Dùng máy sấy. Nhiệt độ cao sẽ không tốt đối với chất liệu da. Nhưng nhiệt độ được kiểm soát ở mức vừa và nhỏ thì chúng lại có thể mang lại nhiều lợi ích. Thoa dầu bóng vào khu vực giày da bị trầy xước. Đưa máy sấy tóc đến khu vực này. Lúc này, nhiệt độ của máy sấy có thể giúp cho thuốc nhuộm hấp thu tốt và bám chặt hơn vào bề mặt da. Giúp làm bóng khu vực trầy xước hiệu quả.
3/ Cách sửa giày da bị rách diện rộng
Đối với các vết rách lớn, thì việc tự xử lý và sửa chữa tại nhà gần như là không thể. Bởi vậy, nếu như đôi giày da của bạn rơi vào tình trạng bục rách quá lớn. Thì tốt hơn hết là bạn nên đem giày đến cơ sở chuyên chăm sóc và phục hồi giày da.
Thợ kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ đảm bảo thực hiện việc sửa chữa nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Đặc biệt, kể cả với những trường hợp giày da bị rách nhỏ, trầy xước nhẹ. Mà bạn lại không thể tự mình xử lý được. Thì hoàn toàn có thể mang giày da đến trung tâm sửa chữa giày da của Aleather. Đơn vị đảm bảo sẽ xử lý triệt để và mang lại cho bạn một đôi giày da “đẹp như mới”.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười một 24, 2024 12:46 sáng