“Phiền bạn chỉ đường đến quán ăn này giúp tôi được không?”, “Bạn có phiền nếu tôi mở cửa sổ không?”,… Đây là một vài trong rất nhiều lời yêu cầu và xin phép lịch sự mà bạn có thể bắt gặp trong giao tiếp hằng ngày. Nói về tiếng Việt thì quá đơn giản, vậy còn tiếng Anh thì sao? Làm sao để bạn có thể nhờ vả hay xin phép người khác một cách lịch sự mà không khiến đối phương cảm thấy khó chịu? Cấu trúc “Would you mind” sẽ giúp bạn diễn đạt chuẩn nội dung này.
Trong bài viết dưới đây, FLYER sẽ đề cập đến khái niệm và cấu trúc chi tiết của “Would you mind”, đặc biệt còn có thêm một số mẫu hội thoại cho bạn tham khảo nữa đó! Cùng FLYER tìm hiểu ngay thôi nào!
1. Khái niệm cấu trúc “Would you mind”
Cấu trúc “Would you mind” mang nghĩa tiếng Việt là “Bạn có phiền …?”, dùng để đưa ra yêu cầu giúp đỡ, lời mời hoặc lời xin phép một cách trang trọng, lịch sự.
“Would you mind” có cấu trúc cùng nghĩa là “Do you mind”. Cả hai đều được dùng ở dạng câu nghi vấn.
2. Cách dùng cấu trúc “Would you mind…”
2.1. Cấu trúc 1: Would you mind + V-ing?
Cấu trúc này có nghĩa “Phiền bạn làm gì đó được không?”. Trong đó, “V-ing” là động từ nguyên mẫu thêm “-ing”.
Ví dụ:
- Would you mind turning on the air-conditioner?
Phiền bạn mở máy lạnh được không?
- Would you mind taking me to school?
Phiền bạn đưa tôi đến trường được không?
2.2. Cấu trúc 2: Would you mind + if + S + V-ed/2?
Cấu trúc này được hiểu là “Bạn có phiền nếu ai làm gì đó không?”. Trong đó, “Would you mind” được theo sau bởi một mệnh đề “If” sử dụng động từ quá khứ đơn (V-ed/ 2).
Ví dụ:
- Would you mind if you opened the window?
Bạn có phiền nếu bạn mở cửa sổ không?
- Would you mind if I borrowed your laptop?
Bạn có phiền nếu tôi mượn laptop bạn không?
Lưu ý, nếu chủ ngữ ở hai mệnh đề là một – thường là “you” – câu thường mang nghĩa yêu cầu, nhờ một ai đó làm điều gì (tương tự ví dụ thứ nhất). Mặt khác, nếu chủ ngữ ở hai mệnh đề là hai đối tượng khác nhau, cấu trúc “Would you mind” sẽ thiên về nghĩa xin phép (tương tự ví dụ thứ hai).
3. Một số cách trả lời cấu trúc “Would you mind” tham khảo
Tùy vào việc bạn muốn đồng ý hay từ chối lời yêu cầu/ xin phép, bạn có thể tham khảo một số cách trả lời lịch sự sau:
Đồng ý | Từ chối |
---|---|
No, I don’t mind. Không, tôi không thấy phiền gì cả. | I’m sorry, I can’t. Xin lỗi, tôi không thể. |
No, I’d be happy to do so. Không, tôi rất vui khi làm điều này. | I’m sorry. That’s not possible. Xin lỗi. Điều đó là không thể. |
No, of course not. Không, dĩ nhiên là không. | I’d prefer you didn’t. Tôi nghĩ bạn không nên làm thế. |
No, not at all. Không, không hề. | I’d rather you didn’t. Tôi nghĩ bạn không nên làm thế. |
Not at all. Không hề. | |
No. That would be fine. Không sao, ổn mà. | |
Please do. Bạn cứ làm đi. | |
Please go ahead. Bạn cứ tiếp tục đi. |
4. Một số mẫu hội thoại với “Would you mind”
Để bạn dễ hình dung cách áp dụng “Would you mind” trong giao tiếp hằng ngày, sau đây là một số mẫu hội thoại với cấu trúc này:
STT | Mẫu hội thoại tiếng Anh | Dịch nghĩa |
---|---|---|
1 | Would you mind closing the door? – No, I don’t mind. | Phiền bạn đóng cửa được không? – Không, tôi không phiền. |
2 | Would you mind sending that mail to me? – I’m sorry, I can’t. | Phiền bạn gửi mail đó cho tôi được không? – Xin lỗi, tôi không thể. |
3 | Would you mind if I talked to your parents? – Not at all. | Bạn có phiền nếu tôi nói chuyện với bố mẹ bạn không? – Không hề. |
4 | Would you mind if she sat here? – I’m sorry. That’s not possible. | Bạn có phiền nếu cô ấy ngồi đây không? – Xin lỗi. Điều đó là không thể. |
5 | Would you mind Tom’s bringing his food to your house? – Please do. | Bạn có phiền việc Tom mang thức ăn của anh ấy vào phòng bạn không? – Cứ mang đi. |
6 | Would you mind her father smoking here? – I’d rather he didn’t. | Bạn có phiền việc bố cô ấy hút thuốc ở đây không? – Tôi nghĩ ông ấy không nên làm thế. |
4. Cấu trúc “Do you mind”
Ngoài “Would you mind”, bạn có cấu trúc “Do you mind” được sử dụng với ý nghĩa tương tự. Cấu trúc chi tiết của “Do you mind” như sau:
- Do you mind + V-ing?
-> Giống với cấu trúc “Would you mind”.
- Do you mind + if + S + V-present?
-> Khác với cấu trúc “Would you mind” ở thành phần động từ chính trong mệnh đề “If”. Nếu trong “Would you mind”, động từ này được dùng ở dạng quá khứ đơn thì trong “Do you mind”, chúng lại được dùng ở dạng hiện tại đơn.
Ví dụ:
- Do you mind helping me with the housework?
Phiền bạn giúp mình với công việc nhà được không?
- Do you mind if I turn on the music?
Bạn có phiền nếu tôi mở nhạc không?
Vậy là bạn đã hoàn thành các kiến thức của cấu trúc “Would you mind” rồi đó, thật ngắn gọn và dễ nhớ đúng không nào? Sau đây, hãy cùng FLYER luyện tập một chút để củng cố bài học bạn nhé!
5. Bài tập về cấu trúc “Would you mind…?” (kèm đáp án)
6. Tổng kết
Đến đây, bạn đã biết cách đưa ra lời yêu cầu/ xin phép với cấu trúc “Would you mind” một cách lịch sự rồi đúng không? Về cơ bản, “Would you mind” thường theo sau bởi “V-ing” hoặc mệnh đề “If” sử dụng thì quá khứ đơn. Để trả lời những câu hỏi này, bạn hãy dùng “No” nếu đồng ý và “I’m sorry” khi muốn từ chối.
Ngoài ra, để có thể ôn tập kiến thức ngữ pháp nhiều hơn, bạn hãy truy cập Phòng luyện thi ảo FLYER nhé. Chỉ với vài bước đăng ký tài khoản đơn giản, bạn đã có thể bước vào thế giới đầy màu sắc và thú vị của FLYER rồi. Ở đây không chỉ có những bộ đề siêu “xịn” mà còn có nhiều trò chơi hấp dẫn đang chờ đợi bạn khám phá đó!
Đừng quên tham gia ngay nhóm Luyện Thi Cambridge & TOEFL cùng FLYER để được cập nhật các kiến thức vài tài liệu tiếng Anh mới nhất nhé.
>>> Xem thêm:
- Cấu trúc It is said that trong tiếng Anh: Hướng dẫn cấu trúc và cách dùng đầy đủ từ A đến Z
- Otherwise là gì? Tổng hợp CHI TIẾT NHẤT các cách dùng của Otherwise
- Cấu trúc Not Only But Also: Tất tần tật những điều bạn cần biết