Nhiều người già có kinh nghiệm thường nhìn bàn chân và phán đoán về chiều cao tương lai của một đứa trẻ. Họ cho rằng một em bé có bàn chân to thì sau này sẽ có chiều cao tốt. Vậy thực sự có mối liên hệ nào giữa kích thước của bàn chân và chiều cao của bé?
- 10 Gợi ý mix quần jean ống rộng với áo gì ăn ý hơn cả mong đợi
- 21 Quy Tắc Vàng Mặc Áo Vest Đúng Cách Nâng Tầm Phong Cách
- 17 mẫu kẻ vạch tóc nam chất nhất 2021 – Anh em chớ bỏ qua
- Chọn size giày Bitis thế nào cho chuẩn nhất?
- Màu xanh cốm kết hợp với màu gì? – Ứng dụng trong thiết kế nội thất và thời trang
Chiều dài bình thường của bàn chân là bao nhiêu?
Bàn chân và chiều cao của trẻ sơ sinh giống nhau, phát triển nhanh nhất trong năm đầu đời và đạt kích thước bằng bàn chân của người lớn vào tuổi dậy thì. Khi trẻ 0-1 tuổi chiều dài bàn chân khoảng 10 cm, trẻ 1-2 tuổi chiều dài bàn chân khoảng 12 cm, sau đó mỗi năm chân dài thêm 1-2 cm.
Tuy nhiên chiều dài bàn chân của trẻ không thể hoàn toàn phù hợp với giá trị này, chỉ cần nó dao động trong một phạm vi nhất định là bình thường.
Ngoài ra, phương pháp đo lường của phụ huynh có chuẩn và chính xác hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị. Một số phụ huynh đo bằng thước khi trẻ đang ngủ, một số phụ huynh đo khi trẻ đang ngồi. Thực tế, có một số sai sót trong các phương pháp này, vì khi nhấc chân trẻ lên, chúng bị tác động bởi trọng lực, và chân dài ra, kích thước cũng sẽ có những thay đổi.
Xem thêm : 10 Cách Buộc Dây Giày Jordan 1 Đẹp Từ Đơn Giản Đến Phức Tạp
Phương pháp đo đúng là để trẻ đứng trên nền cứng, phụ huynh dùng bút vẽ dấu chân của trẻ, sau đó đo khoảng cách đường thẳng từ gót chân đến ngón chân dài nhất.
Tại sao bàn chân trẻ ngày càng to?
Một cuộc khảo sát của một trường cao đẳng ở Anh cho thấy chiều dài bàn chân trung bình của mọi người lớn hơn 2 cỡ giày so với những năm 1970. Đây thực ra là một hiện tượng hết sức bình thường, giống như nhiều người đã nhận thấy rằng trẻ em ngày nay thường cao hơn so với ngày xưa.
Một mặt, nó có liên quan đến di truyền, vì các gen di truyền liên tục tồn tại ở những người khỏe nhất, cho phép các gen tốt hơn được truyền lại. Mặt khác, đó là chế độ dinh dưỡng, hiện nay đời sống của mọi người đã được cải thiện, trẻ em ăn uống tốt hơn trước, đầy đủ chất dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng của trẻ tăng lên, bàn chân của trẻ đương nhiên sẽ được “nâng cấp”, để trẻ được nâng đỡ cơ thể tốt hơn.
Chiều dài của bàn chân có thể hiện chiều cao tương lai của trẻ?
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiều dài bàn chân có mối quan hệ nhất định với chiều cao, nhưng chiều dài bàn chân không phải là yếu tố duy nhất để xác định chiều cao.
Trong quá trình tăng trưởng của trẻ, đỉnh tăng trưởng của bàn chân hơn đỉnh tăng trưởng chiều cao một bậc, trong năm đầu đời của trẻ là đỉnh phát triển đầu tiên của bàn chân và là đỉnh tăng trưởng của chiều cao. Đỉnh cao thứ hai của bàn chân là 5 ~ 7 tuổi đối với bé gái và 6 ~ 8 với bé trai. Đỉnh cao thứ hai rất gần với đỉnh tăng trưởng thứ ba của chiều dài bàn chân, tức là ngay sau khi bắt đầu dậy thì, trẻ em gái khoảng 11 đến 12 tuổi, trẻ em trai từ 12 đến 14 tuổi.
Qua số liệu trên có thể thấy, đỉnh tăng trưởng thứ hai của bàn chân không phải là đỉnh tăng trưởng chiều cao nên sẽ xuất hiện hiện tượng tốc độ tăng trưởng của bàn chân tương đối nhanh, nhưng tốc độ tăng trưởng chiều cao lại chậm hơn.
Hơn nữa, sự phát triển và tăng trưởng của bàn chân dừng lại sớm hơn so với chiều cao, trẻ gái khoảng 13 đến 15 tuổi, trẻ trai khoảng 16 đến 18 tuổi, nhưng chiều cao ngừng phát triển vào khoảng 17 đến 20 tuổi.
Có nghĩa là, kích thước bàn chân trẻ có thể ngừng phát triển trong khi chiều cao vẫn có thể tăng lên. Suy cho cùng, chiều cao của trẻ phụ thuộc yếu tố di truyền (chiếm khoảng 70%), còn lại phụ thuộc vào chăm chỉ tập luyện (chiếm 30% liên quan đến dinh dưỡng, luyện tập, ngủ nghỉ, tâm lý căng thẳng…). Do đó nếu con mình không có bàn chân to và dài thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng con sẽ không cao lên được trong tương lai.
Theo Emdep.vn
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm