Ngoài những kỹ thuật chụp ảnh dưới nước thông thường, liệu còn cách chụp nào độc đáo hơn không? Tại đây, Kyma mách bạn một kiểu chụp đầy mê hoặc “nửa trên cạn, nửa dưới nước”, với 2 góc nhìn thú vị trong một khung hình. Nếu bạn tò mò, tìm hiểu ngay mẹo hay của Kyma để chớm bước vào địa hạt chụp ảnh dưới nước!
Kỹ thuật chụp ảnh ” Nửa trên cạn, nửa dưới nước” có gì ấn tượng?
Bạn đang xem: Kỹ thuật chụp ảnh: Nửa trên cạn – Nửa dưới nước
1. Chụp ảnh nửa trên cạn, nửa dưới nước là gì?
Đây là cách chụp cho ra một tấm ảnh có một phần cảnh vật ở dưới mặt nước, và một phần cảnh vật ở trên mặt nước. Hai thế giới này ngăn cách với nhau tạo ra một đường biên. Kỹ thuật chụp ảnh này còn được gọi là chụp ảnh mặt phân thủy.
Kỹ thuật chụp ảnh nửa trên cạn, nửa dưới nước Nguồn: Snapshot Canon Asia
Ẩn đằng sau những bức ảnh sáng tạo là vô vàng thủ thuật chụp ảnh mà chúng mình muốn chia sẻ. Cùng Kyma bóc tách chi tiết từng kỹ thuật nhé!
2. Kỹ thuật chụp ảnh chuyên nghiệp
Xây dựng bố cục câu chuyện
Bất kỳ bức ảnh mặt phân thủy nào đều mang một ý nghĩa riêng biệt, do vậy, hãy tận dụng hết những yếu tố ngoại quan để xây dựng nên cốt truyện. Vì hình ảnh mang hai vùng tách biệt nhau, nên hãy nghĩ xem bạn muốn khắc họa điều gì, là đối tượng, tâm trạng hay bố cục trong mỗi cảnh.
Ví dụ: bạn có thể phô diễn một khung cảnh bầu trời trong xanh nắng vàng tỏa lan khắp mặt nước, đối nghịch với cảnh biển hiểm nguy hiểm hiện bóng dáng kẻ săn mồi để tạo ra một cốt truyện “không ai biết nguy hiểm rình rập ở đâu”.
Ảnh được chụp bởi Canon EOS 5D Mark IV Nguồn: Snapshot Canon Asia
Xem thêm : Gợi ý các shop giày tây nam Hà Nội nổi tiếng, chất lượng
Đừng quên rằng cuộc sống dưới nước thường là một cái gì đó rất bí hiểm đối với nhiều người xem, vì vậy hãy tận dụng ý niệm đó một cách khôn ngoan để dũng cảm thử sức với cách kể chuyện của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng một cốt truyện đậm dấu ấn bằng cách tìm ra nét khác biệt trong hai cảnh trên cạn với dưới nước. Sau đó, kết nối chúng bằng một sợi dây ý tưởng xuyên suốt.
Thiết bị và công cụ chụp ảnh bán cầu
Ảnh được chụp bởi Canon PowerShot G7 X Mark II Nguồn: Snapshot Canon Asia
Nếu không kể đến thiết bị dưỡng khí, thì ống kính góc rộng được coi là một thiết bị cần thiết mà bạn cần có để quay cảnh dưới nước. Với ống kính này, bạn sẽ sở hữu góc quan sát lớn nhất có thể. Đồng nghĩa với việc bạn có thể đưa nhiều yếu tố và môi trường xung quanh vào trong bức ảnh.
Thông thường, ống kính góc rộng có dải tiêu cự trong khoảng 24-35mm sẽ mang lại mặt phân thủy chất lượng đáng ngạc nhiên. Đặc biệt, đối với ống kính siêu rộng, bạn có thể chọn dải tiêu cự từ 16mm trở đi.
Ngoài những thiết bị trên, bạn cũng nên lựa chọn mang theo một công cụ chụp ảnh bán cầu với đường kính lớn nhất, bởi vì độ cầu càng lớn thì máy ảnh càng ổn định. Khi đã sẵn sàng chụp, bạn có thể nhìn vào màn hình hiển thị để lấy cả đường phân thủy vào trong bức ảnh. Tùy thuộc vào ý tưởng bạn muốn truyền tải mà bạn có thể nhấn vào từng khu vực bằng cách làm nổi hẳn khu vực đó lên. Tức là bạn có thể tăng diện tích vùng dưới nước và thu hẹp vùng trên cạn (hoặc ngược lại) để có được một bức ảnh phân thủy sinh động hơn.
Độ phơi sáng và mức độ hiển thị
Mức độ hiển thị ánh sáng và nước là hai yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của bức ảnh. Nói một cách dễ hiểu, nước trong là điều kiện chụp ảnh hoàn hảo, còn nước đục sẽ rất khó cho ra một bức ảnh đẹp. Chụp ảnh dưới nước đẹp nhất là khi nước trong như pha lê, do vậy, đừng chụp khi nước không đạt tới điều kiện lý tưởng này!
Trước khi bắt đầu chuyến lặn của mình, bạn nên xem dự báo thời tiết để chọn đúng ngày có thời tiết đẹp khi muốn chụp bộ ảnh có đường phân thủy. Tốt nhất hãy tận dụng ánh nắng giữa trưa vì đây là thời điểm ánh sáng có cường độ đủ mạnh để xuyên qua làn nước, làm bừng sáng vùng trời dưới biển. Quy tắc chung là không lấy cảnh dưới nước ở độ sâu quá 15 foot vì ánh sáng ở độ sâu đó rất yếu!
Ảnh được chụp bởi PowerShot G7 X Mark II Nguồn: Snapshot Canon Asia
Xem thêm : Cách tạo dáng nam chụp hình chuẩn soái ca Hàn Quốc
Nếu ánh sáng không ở điều kiện lý tưởng nhất, bạn có thể tập trung độ phơi sáng vào cảnh nửa trên. Mặc dù thủ thuật này khiến cảnh nửa dưới bị thiếu sáng, nhưng việc chỉnh ảnh thiếu sáng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với chỉnh ảnh thừa sáng trong quá trình xử lý hậu kỳ.
Những chế độ cài đặt máy ảnh cần xem xét
Vì điều chỉnh chế độ cài đặt chụp dưới nước hơi phức tạp, do đó bạn nên đặt máy ảnh ở chế độ ISO tự động trong khi chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ. Khẩu độ trên f/8 là khẩu độ lý tưởng, nhưng bạn cũng có thể thử ở khẩu f/13 hoặc thậm chí là f/16 để đạt độ rõ nét tối đa ở cả hai phía của cảnh.
Ngoài ra, bạn nên chọn chế độ cân bằng trắng tự động vì chế độ này cho phép bạn chọn nhiệt độ màu đẹp nhất phù hợp với cảnh mà không cần phải thay đổi cài đặt theo cách thủ công.
Ảnh được chụp bởi PowerShot G7 X Mark II f/8, ISO 200, 1/1000s, 10.58mm Nguồn: Snapshot Canon Asia
Sử dụng kính bán cầu để hạn chế bám giọt nước
Khi chụp ảnh dưới nước, hầu hết mọi máy ảnh chụp dưới nước đều bị tình trạng bám giọt nước. Tuy nhiên, việc xóa bỏ chúng trong quá trình xử lý hậu kỳ có thể rất tốn thời gian và phức tạp. Bởi vậy, một lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng một chiếc kính bán cầu vì kính hạn chế bám dính giọt nước.
Tuy nhiên, nếu giọt nước vẫn bám vào kính bán cầu, thì bạn hãy làm theo mẹo vặt của thợ lặn như sau nhổ nước bọt vào mặt nạ để mặt nạ không mờ sương khi ở dưới nước. Đồng thời, phết một chút nước bọt lên nửa trên kính bán cầu, sau đó rửa sạch ngay. Mẹo này sẽ giúp bạn có vài giây quý giá để chụp một bức ảnh không bám giọt nước.
Địa điểm lý tưởng để bạn thực hành thể loại ảnh này là ở đại dương xanh thẳm hoặc trên những hồ nước trong vắt, vũng nước sâu, bể bơi. Tóm lại, nếu bạn muốn đường phân chia hiện lên rõ ràng thì chỉ cần một điều kiện là môi trường mà bạn định tác nghiệp phải đủ sâu để nhúng ngập hẳn máy ảnh trong kính bán cầu.
Trên đây là tất cả những kỹ thuật chụp ảnh nửa trên cạn nửa dưới nước mà chúng mình thu thập được. Hi vọng những thủ thuật này sẽ hỗ trợ bạn bước đầu để chụp được những bức hình mặt phân thủy thành công. Thường xuyên theo dõi website Kyma.vn để cập nhập những kỹ thuật chụp ảnh dưới nước khác nữa nhé!
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm