Hệ bài tiết đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Để sức khỏe của hệ bài tiết được ổn định, hoạt động tốt, đòi hỏi chúng ta phải có lối sống lành mạnh, khoa học để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ bài tiết. Vậy hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào, cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là gì?
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?
Hệ bài tiết có chức năng chính là giúp thải bỏ những chất lỏng, những chất hòa tan dư thừa trong cơ thể ra môi trường bên ngoài.
Bạn đang xem: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào, chức năng và những bệnh thường gặp
Một hệ bài tiết đầy đủ, đảm nhiệm chức năng đào thải cho cơ thể sẽ bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. Những cơ quan kể trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, từ cấu tạo giải phẫu cho đến hoạt động chức năng. Cụ thể như sau:
Thận
Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là thận. Cơ thể khỏe mạnh, bình thường sẽ có cấu tạo gồm có hai quả thận, nằm đối xứng bên phải và bên trái cột sống.
Thận là cơ quan có cấu tạo nội tạng đặc, có trọng lượng trung bình vào khoảng từ 130 – 135 gram, kích thước khoảng 12 x 6 x 3 cm. Nhu mô thận dày khoảng 1.5 – 1.8 cm, với những đặc điểm như có tính dai, chắc và bao phủ phía ngoài thận.
Niệu quản
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào thì niệu quản là một cơ quan không thể thiết. Niệu quản giữ vai trò là bộ phận dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Bộ phận này gồm có ba đoạn, bao gồm niệu quản trên, niệu quản giữa và dưới. Cấu tạo niệu quản dài khoảng 25 – 30 cm, còn đường kính trong là 2 – 3 mm.
Bàng quang
Bàng quang là một túi rỗng lớn đóng vai trò chứa nước tiểu. Ở trạng thái rỗng, không chứa nước tiểu, bàng quang sẽ lấp toàn bộ phía sau khớp mu. Khi chứa đầy nước tiểu, kích thước bàng quang sẽ tăng vượt trên khớp mu, có thể tới sát rốn.
Bể thận và bàng quang được nối thông qua niệu quản. Cơ quan này có cấu tạo gồm bốn lớp từ trong ra ngoài: Lớp niêm mạc, hạ niêm mạc, lớp cơ chắc và lớp thanh mạc.
Bàng quang bình thường sẽ có dung tích khoảng từ 300 – 500ml, kích thước này sẽ tăng giảm nếu mắc bệnh lý liên quan.
Niệu đạo
Niệu đạo có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài miệng sáo. Nam, nữ có cấu tạo lẫn kích thước niệu đạo có chút khác biệt, điển hình là niệu đạo ở nữ sẽ ngắn hơn và dễ bị viêm nhiễm hơn so với nam giới.
Xem thêm : Chi tiết điểm chuẩn các ngành "hot" nhất của Trường Đại học Y Hà Nội
Như vậy, câu hỏi: “Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?” thì đó chính là 4 cơ quan chính gồm: Thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, bất cứ sự bất thường ở cơ quan nào cũng đều có thể khiến chức năng bài tiết bị ảnh hưởng.
Chức năng của hệ bài tiết
Hệ bài tiết có chức năng chung là thải bỏ chất lỏng và chất có hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên, mỗi cơ quan sẽ giữ vai trò và chức năng riêng của mình. Cụ thể như sau:
Thận
Cơ quan thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải vào nước tiểu, điều hòa thể tích lẫn thành phần máu, giúp điều hòa pH, huyết áp và đường huyết cho cơ thể chúng ta.
Bên cạnh đó, thận còn là nơi sản xuất ra hormone calcitriol và erythropoietin, liên quan đến nhiều hoạt động trong cơ thể. Có thể nói, thận là cơ quan hệ bài tiết giữ chức năng rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể lẫn sức khỏe hệ bài tiết con người.
Niệu quản
Niệu quản là đường ống nối từ bể thận xuống bàng quang, do đó cơ quan này sẽ đảm nhận chức năng chính đó là vận chuyển nước tiểu.
Bàng quang
Bàng quang là cơ quan dùng để chứa nước tiểu, khi bàng quang đầy thì sẽ được thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Niệu đạo
Niệu đạo giữ vai trò ống dẫn, giúp đưa nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Khác nữ giới, ngoài vai trò đưa nước tiểu ra ngoài, niệu đạo ở nam giới còn có chức năng là đường dẫn tinh trùng khi xuất tinh ra ngoài.
Các bệnh thường gặp ở hệ bài tiết
Mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều có mối liên quan mật thiết với nhau, bao gồm hệ bài tiết. Do đó, khi bất cứ cơ quan nào của hệ bài tiết bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý cũng đều sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng bài tiết chung.
Dưới đây là những bệnh thường gặp ở hệ bài tiết:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào hệ tiết niệu gây tổn thương, nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào. Thông thường, nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới là phổ biến nhất do cấu tạo niệu đạo ngắn.
Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh với liều lượng và thời gian tùy theo tình trạng, mức độ.
Tiểu không tự chủ
Xem thêm : Nguyên tử khối là gì? Cách hay để tính khối lượng nguyên tử
Tương tự nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ cũng là hiện tượng xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tiểu không tự chủ là do sa xương chậu hoặc ảnh hưởng từ nhiều lần sinh nở đến dây thần kinh.
Ngoài ra, nếu bạn nhịn tiểu quá lâu và quá mức cũng gây ảnh hưởng cho hệ tiết niệu, về lâu dài kéo theo các biểu hiện tiểu không tự chủ, thậm chí còn là viêm bàng quang, nhiễm trùng, giảm chức năng thận,…
Sỏi thận
Đây là kết quả sự kết tinh của các thành phần trong thận, tồn tại ở nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Sỏi thận khi di chuyển trong đường tiết niệu có thể gây tắc nghẽn, viêm nhiễm, rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Suy thận
Suy thận có thể là biến chứng của bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường,… hoặc do chấn thương mạnh đến thận.
Khi cơ thể một người được chẩn đoán suy thận thì lúc đó chức năng cơ quan thận đã không thể thải lọc tốt chất thải từ máu ra nước tiểu, khiến cơ thể bị nhiễm độc, nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao chủ yếu ở nam giới và người già.
Bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu, tiểu thường xuyên. Ở nhiều người, ung thư bàng quang còn gây các rối loạn khác ở hệ tiết niệu của người bệnh.
Viêm bàng quang kẽ
Khi bị viêm bàng quang kẽ, bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau bàng quang mạn tính, kèm theo đau vùng chậu ở nhiều mức độ khác nhau. Về lâu dài, bệnh lý này sẽ khiến cho bàng quang dần mất đi tính đàn hồi.
Đến đây, chúng ta đã có thông tin giải đáp cho câu hỏi hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào , cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là gì rồi. Những bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết là khá phổ biến, tuy nhiên nguyên nhân gây ra các bệnh về hệ bài tiết nước tiểu chưa được xác định rõ. Theo thống kê, người bệnh về hệ bài tiết phần lớn đều có một khiếm khuyết trong lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục