Vi khuẩn trong sữa chua còn được gọi là men vi sinh/lợi khuẩn, hay probiotic. Nói nôm na, đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những lợi ích của sữa chua chủ yếu đều nhờ có nguồn lợi khuẩn dồi dào trong thành phần.
- Danh động từ (Gerund) là gì? Cách dùng danh động từ
- Top 17 những địa điểm du lịch Việt Nam nổi tiếng nhất năm 2022
- 70 bài toán lớp 2 đầy đủ các dạng từ cơ bản đến nâng cao
- Thứ, ngày, tháng trong tiếng Anh: Cách đọc và viết chuẩn nhất
- Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm 2021: Nơi cạnh tranh gay gắt, nơi đăng ký là trúng tuyển, tác giả sách "Tư vấn kì thi vào 10" nhắc điều phụ huynh cần lưu ý
1. Tìm hiểu về Probiotic – nguồn lợi khuẩn trong sữa chua
Ruột của con người là nơi sinh sống của hàng ngàn loại vi khuẩn với nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa. Nguồn lợi khuẩn này cũng tương trợ nhau và tạo thành một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn chặn sự tấn công từ các vi khuẩn có hại.
Bạn đang xem: Vai trò của vi khuẩn trong sữa chua
Mỗi cơ thể sẽ có một nhóm vi khuẩn có lợi trong ruột. Khi sinh ra, lượng lợi khuẩn này có rất ít. Và sữa mẹ chính là phương thức đầu tiên, cũng là phương thức nhanh nhất, cung cấp cho đường ruột các vi sinh vật thiết yếu cho trẻ sơ sinh. Khi hệ vi sinh đường ruột phát triển sớm và duy trì sự cân bằng lâu dài, hệ miễn dịch sẽ dần trở nên ổn định, vững chắc, bảo vệ cơ thể của bé.
Khi trưởng thành hơn, việc tiếp tục cung cấp cho đường ruột sẽ được thực hiện bằng cách ăn sữa chua hay một số thực phẩm bổ sung men vi sinh khác.
2. Các loại vi khuẩn trong sữa chua
Sữa chua, như đã nói ở trên, là một nguồn lợi khuẩn dồi dào, đã có từ rất lâu và được tiêu thụ trên khắp thế giới.
Lactobacillus Acidophilus
Đây là chủng vi khuẩn phổ biến nhất trong sữa chua. Chủng vi khuẩn này có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bởi chúng tạo ra acid lactic và hydro peroxide, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Nhờ đó, chúng còn có khả năng:
- Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng
Bổ sung sữa chua với nguồn lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột kết, từ đó giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng cũng như các bệnh về tiêu hóa. Vì vậy, hãy bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch
Ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn được tăng cường hoạt động, từ đó giảm bớt nguy cơ nhiễm các loại bệnh do tác nhân bên ngoài. Điều làm nên vai trò này chính là các chủng Probiotic Lactobacillus Acidophilus.
Chủng lợi khuẩn này có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, viêm ruột, từ đó xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt, các probiotics trong sữa chua cũng được chứng minh là hữu ích đối với sức khỏe đường ruột.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men ở âm đạo
Xem thêm : Các tháng có 31 ngày trong năm là tháng nào?
Nhờ có hoạt động tích cực từ vi khuẩn Lactobacillus, các vấn đề nhiễm trùng vùng kín như nhiễm trùng nấm men sẽ được ngăn chặn triệt để. Một nghiên cứu vào năm 2012 đã cho thấy đây là phương thức chữa trị tự nhiên và cực kì hiệu quả đối với loại bệnh này.
Bifidobacterium Bifidum và Bifidobacterium Breve
Viêm dạ dày do vi khuẩn H.Pylori đang khá phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra loét dạ dày. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, Bifidobacterium Bifidum có trong sữa chua có khả năng hồi phục vết thương viêm loét do H.Pylori gây ra.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác vào năm 2011 cũng phát hiện chủng Bifidobacterium Breve có nhiều ích lợi đối với điều trị táo bón ở trẻ em.
Bacillus Coagulans
Chủng Bacillus Coagulans có nhiều tác dụng bất ngờ đối với quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh ở trẻ em, bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích… Thêm vào đó, chủng vi khuẩn này cũng có thể cải thiện, ngăn ngừa các nhiễm trùng ở đường hô hấp, tăng cường hoạt động miễn dịch.
3. Những lợi ích bất ngờ khác từ sữa chua
Bên cạnh những lợi ích chính đến từ nguồn lợi khuẩn, sữa chua với thành phần dinh dưỡng đa dạng còn đem lại các tác dụng sức khỏe khác.
Hỗ trợ tăng cường chức năng não
Các thực phẩm từ sữa nói chung và sữa chua nói riêng đều có nhiều tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng, tăng cường chức năng nhận thức của con người.
Một nhà nghiên cứu gần đây đã tiến hành khảo sát trên 36 phụ nữ cho thấy, những người sử dụng sữa chua thường xuyên có thái độ tích cực và năng động hơn những người khác. Bên cạnh đó, sữa chua cũng đã chứng minh được vai trò của mình đối với chứng suy nhược thần kinh, Parkinson…
Xem thêm : Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng
Chống lão hóa
Lão hóa thường có mối liên quan đến sự thiếu hụt về chất dinh dưỡng. Và sữa chua có thể cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng khổng lồ, ví dụ như kẽm, vitamin B, canxi, các probiotics… Vì thế, sử dụng sữa chua đều đặn sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống.
Giúp xương chắc khỏe
Sữa chua có vai trò quan trọng trong sức khỏe xương – khớp, giúp xương chắc khỏe. Trong thành phần của sữa chua, ngoài probiotics, còn chứa rất nhiều canxi, kali, vitamin D và magie – những khoáng chất xây dựng xương bền chắc. Vì vậy, đây là thực phẩm cần thiết cho trẻ em – thanh thiếu niên đang đến tuổi phát triển chiều cao cũng như người đang bị bệnh loãng xương…
Có thể thấy, sữa chua cùng khối lượng khổng lồ các vi khuẩn trong sữa chua là một thực phẩm tuyệt vời, đem lại cho cơ thể những ích lợi vượt trội. Hãy bổ sung thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của bạn và gia đình để tăng cường sức khỏe.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Các dấu hiệu bé thiếu kẽm
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục