QK2 – Trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp ngày 23-11-1940, tại xã Hưng Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang xuất hiện lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng. Vào khoảng một giờ sáng hôm đó, thực hiện mệnh lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Đình Long Hưng được Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh chọn làm trụ sở. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước, lá cờ đỏ sao vàng được cắm cao trên cây bàng trước sân đình. Cũng tại nơi đây, lần đầu tiên, danh xưng “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quốc” được viết trên một tấm biểu ngữ treo tại mặt tiền ngôi đình.
- Tin Tức
- Khám phá bộ từ vựng các môn thể thao trong tiếng Anh
- Ai không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo? 6 đối tượng sử dụng tinh dầu hoa anh thảo cần trọng nguy hiểm
- Cách tính diện tích hình thang & hình thang vuông, bài tập thực hành minh họa chi tiết
- Uống thuốc tránh thai hàng ngày trong thời gian dài có nguy cơ gì?
Ngay trong ngày 23-11-1940, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho ra mắt nhân dân trước sự chứng kiến của 3.000 đồng bào sục sôi tinh thần cách mạng. Đây là chính quyền cách mạng cấp tỉnh được thành lập đầu tiên trên cả nước.
Bạn đang xem: Quân khu 2 – Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong Khởi nghĩa Nam Kỳ
Từ đây, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay khắp Nam Kỳ trong những ngày cuối tháng 11-1940 lịch sử. Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man; nhưng lá cờ đỏ sao vàng luôn còn hiện hữu trong trái tim nhiệt tình cách mạng của mỗi người, động viên nhân dân ta vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) ở Pắc Bó, Cao Bằng do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì, bên cạnh việc quyết sách nhiều chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng, Hội nghị đã lấy cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ. Lá cờ đỏ sao vàng treo tại buổi lễ thành lập Việt Minh (19-5-1941) hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Ngày 16-8-1945, tại Tân Trào (Tuyên Quang), Quốc dân Đại hội đã tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng, lập ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, quy định Quốc ca là bài “Tiến quân ca” và Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng. Ngay sau đó, ngày 17-8-1945, một lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 48 mét vuông (6m x 8m) đã được xuất hiện trước Nhà hát lớn Hà Nội, cổ vũ động viên cuộc Tổng khởi nghĩa thành công.
Xem thêm : Các tháng có 31 ngày trong năm là tháng nào?
Kể từ ngày 2-9-1945, khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đến tận cùng các hải đảo xa xôi. Lá cờ đỏ sao vàng reo vui trong những ngày chiến thắng Điện Biên, ngày giải phóng Thủ đô, ngày thống nhất đất nước.
Lá cờ đỏ sao vàng được nhuộm thắm bằng xương máu của biết bao chiến sĩ, đồng bào, là niềm kêu hãnh của dân tộc; là giá trị thiêng liêng thể hiện chủ quyền quốc gia, là biểu tượng, niềm tự hào kiêu hãnh của đất nước. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ngày nay trở nên quen thuộc với bạn bè khắp năm châu và được thế giới nể phục.
VIỆT KHÔI
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục