Hệ thống tuần hoàn hay còn được gọi là hệ thống tim mạch bao gồm tim và các mạch máu phân bố khắp cơ thể. Bên cạnh chức năng thứ yếu là vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến tất cả các mô cơ quan trong cơ thể, hệ tuần hoàn cũng tham gia vào việc loại bỏ các chất thải khác. Bài viết sau đây sẽ mang đến những thông tin về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là gì?
Hệ tuần hoàn bao gồm tim và một mạng lưới các mạch máu, chịu trách nhiệm vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Máu được bơm qua tim, các mạch máu và các cơ quan của cơ thể để cung cấp oxy, dưỡng chất cho tất cả tế bào, đồng thời cũng diễn ra quá trình loại bỏ chất thải và carbon dioxide dư thừa.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
Cấu tạo của hệ tuần hoàn
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn được thể hiện qua những bộ phận khác nhau tương ứng với từng vai trò riêng biệt, bao gồm:
- Trái tim: Cơ quan với cấu tạo phần lớn từ tế bào cơ, hoạt động để bơm máu đi khắp cơ thể thông qua mạng lưới mạch máu phức tạp.
- Động mạch: Đây là những mạch máu kích thước lớn, thành mạch dày, là trung tâm mang máu giàu oxy ra khỏi tim của bạn đi khắp cơ thể, cung cấp nguyên liệu sản xuất năng lượng để các tế bào duy trì sự sống.
- Tĩnh mạch: Những mạch máu này mang máu sau khi đã khử oxy trở lại phổi của bạn.
- Mao mạch: Những mạch máu nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi khí, chất dinh dưỡng và chất thải giữa các mô hoặc tế bào.
- Máu: Được coi như phương tiện vận chuyển, cung cấp dưỡng chất và loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa. Thông qua mạng lưới động mạch, tĩnh mạch mao mạch, máu mang carbon dioxide đến phổi (để thở ra) và lấy oxy. Từ ruột non, máu thu thập các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đưa chúng đến mọi tế bào.
Như thế, các thành phần tim, máu và mạch máu sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo vận chuyển những chất cần thiết cho các tế bào khắp cơ thể.
Chức năng của hệ tuần hoàn máu
Xem thêm : Các môn học bằng tiếng Anh đầy đủ và thông dụng nhất
Chức năng chính hệ tuần hoàn máu bao gồm:
- Vận chuyển chất dinh dưỡng, hormone, oxy và các loại khí khác đến các mô cơ quan của cơ thể, từ đó các tế bào sử dụng chúng như nguyên liệu tạo ra năng lượng cho quá trình tăng trưởng và phát triển;
- Loại bỏ chất độc hại: Ngoài sự phân bố dưỡng chất đi khắp cơ thể, hệ tuần hoàn cũng góp phần luân chuyển những chất độc hại về cơ quan khác nhau để chuyển hóa và thải trừ khỏi cơ thể.
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn có ý nghĩa như thế nào?
Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Một vòng tuần hoàn có thể được diễn tả theo một cách đơn giản nhất qua các bước sau:
- Máu thiếu oxy sẽ quay trở lại tim (phải) qua tĩnh mạch;
- Tim của bạn bơm máu thiếu oxy đến phổi để thực hiện trao đổi khí thông qua các mao mạch phổi. Quá trình này sẽ loại bỏ carbon dioxide và mang oxy vào lại trong dòng máu;
- Máu giàu oxy sẽ quay trở lại phía bên kia của tim (trái) và được bơm vào động mạch. Sau đó, máu tiếp tục đi vào mao mạch để giải phóng oxy, chất dinh dưỡng đến các mô đích. Đồng thời, dòng máu này cũng sẽ thu gom khí carbon dioxide và các chất thải khác;
- Máu sau khi đã cung cấp oxy cho các mô đích sẽ quay trở lại tim qua các tĩnh mạch và chu kỳ sẽ được bắt đầu lại;
Trên đây là những bước cơ bản trong hoạt động của hệ tuần hoàn, trong một số trường hợp hệ thống tuần hoàn cũng có thể đáp ứng với các kích thích khác nhau. Một số kích thích có thể làm thay đổi đáp ứng của hệ tuần hoàn như sự thay đổi thể tích máu, hormone và mất cân bằng chất điện giải.
Những bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn?
Có một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, bao gồm:
- Bệnh động mạch ngoại biên: Tình trạng bệnh này hiện diện sự tích tụ mảng bám trong động mạch, dẫn đến lưu lượng máu bị hạn chế hoặc mất ổn định;
- Xơ cứng động mạch: Mảng bám tích tụ trong mạch máu trở nên vôi hóa và cứng lại, các động mạch từ đó trở nên kém linh hoạt. Điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ, tổn thương tim và tổn thương các mạch máu nhỏ tại thận;
- Đau thắt ngực: Những cơn đau thắt ngực hay cơn đau tim xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu, sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến cơ tim có thể làm chết mô cơ tim;
- Các vấn đề bất thường đối với van tim: Tình trạng hẹp van hai lá hoặc hở van hai lá đều có thể khiến máu giàu oxy trong tim được bơm với hiệu suất thấp hơn bình thường, hoặc lưu lượng máu bị chậm lại;
- Rối loạn nhịp tim: Sự điều hòa nhịp tim bất thường cũng có thể gây rối loạn đối với cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn;
- Thiếu máu cục bộ: Lưu lượng máu đến tim không đủ và cơ bắp không nhận đủ oxy có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ tuần hoàn.
Một số bệnh lý về não liên quan đến cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
Rối loạn tuần hoàn máu não
Xem thêm : Hà Nội công bố chỉ tiêu vào lớp 10 công lập
Rối loạn tuần hoàn máu não xảy ra khi máu lưu thông không ổn định, các tế bào thần kinh bị thiếu hụt năng lượng để hoạt động, dẫn đến các triệu chứng như dị cảm, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn tuần hoàn máu não không hẳn chỉ gặp ở người lớn tuổi mà tình trạng này đang dần trở nên phổ biến ở người trẻ, khi mà lối sống và chế độ ăn uống không điều độ xuất hiện ngày càng nhiều ở đối tượng này. Mặc dù vấn đề sức khỏe này không đe dọa tính mạng ngay lập tức, nhưng khi tình trạng này tồn tại trong thời gian lâu dài, sức khỏe của bạn sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thiếu máu tuần hoàn não
Nhu mô não có rất nhiều mạch máu và lưu lượng máu não là yếu tố quan trọng giúp duy trì chức năng não. Thiếu máu tuần hoàn não có thể gây thiếu hụt oxy, dưỡng chất cho não bộ, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng vì có thể gây thoái hóa và suy giảm chức năng não không thể phục hồi.
Như vậy bài viết trên vừa mang đến những thông tin về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Có thể nói, hệ tuần hoàn là một hệ thống phức tạp và rất quan trọng đối với mỗi cơ thể sống. Hy vọng qua bài viết này phần nào cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức hữu ích.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục