Ngày 29 tháng 2 là ngày gì? Ngày 29/2 mấy năm có 1 lần?
Theo đó, Ngày 29 tháng 2 là ngày nhuận, chỉ xuất hiện mỗi 4 năm một lần theo Lịch Dương (Lịch Gregory). Căn cứ theo định nghĩa này, có thể hiểu năm nào có ngày này được gọi là năm nhuận. Ví dụ một số năm nhuận như sau: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, và 2024.
Ngoài ra, ngày 29 tháng 2 năm 2024 sẽ rơi vào ngày Thứ tư trong tuần, 20 tháng 1 Dương lịch.
Tại sao có ngày 29 tháng 2?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể giải thích như sau: Trái Đất quay quanh Mặt Trời mất 365,2422 ngày. Để đơn giản hóa lịch, người ta quy ước một năm có 365 ngày. Tuy nhiên, sự chênh lệch 0,2422 ngày mỗi năm sẽ tích lũy theo thời gian và dẫn đến sai lệch về mùa.
Để bù đắp cho sự chênh lệch này, người ta thêm vào một ngày vào tháng 2, tạo thành năm nhuận với 366 ngày. Việc thêm ngày nhuận giúp cho lịch của chúng ta đồng bộ với chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
*Nội dung Ngày 29 tháng 2 là ngày gì? Ngày 29/2 mấy năm có 1 lần? chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày 29 tháng 2 là ngày gì? Ngày 29/2 mấy năm có 1 lần? (Hình từ Internet)
Ngày 29 tháng 2 có phải ngày lễ mà người lao động được nghỉ?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
.....
Tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể như:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
.....
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cụ thể như:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, ngày 29 tháng 2 không phải là các ngày lễ, cũng như ngày tết trong năm 2024 mà người lao động được nghỉ không lương. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ vào ngày này thông qua các hình thức sau:
- Theo nghỉ phép và hưởng nguyên lương năm nếu người lao động còn ngày phép trong năm.
- Nghỉ việc riêng nếu thuộc các trường hợp được nghỉ việc riêng và được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động
- Thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ không lương.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào là hợp pháp?
Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sao cho hợp pháp thì cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:
[1] Thông báo trước cho người sử dụng lao động, trừ TH quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước, bao gồm:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
(Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019)
[2] Tuân thủ thời gian thông báo trước như sau:
- Ít nhất 45 ngày: Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày: Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày: Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
(Theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019)
[3] Bàn giao lại tài sản của NSDLĐ:
Người lao động phải trả lại cho NSDLĐ các tài sản được giao sử dụng trong quá trình làm việc, bao gồm:
- Công cụ, dụng cụ lao động.
- Trang phục, bảo hộ lao động.
- Tài sản khác theo quy định của NSDLĐ.
Trân trọng!