Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 sắp tới, ngoài Toán thì Ngữ Văn cũng là một trong số các môn thi bắt buộc mà các học sinh cần lưu ý dành thời gian trong quá trình ôn thi. Trong bài viết này, HOCMAI sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cần thiết để có thể hỗ trợ cho việc ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn của các bạn học sinh diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm:
Bạn đang xem: Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn
- Tổng quan kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 – 2024
- Ôn thi vào lớp 10 môn Toán
- Ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh
1. Các nội dung trọng tâm ôn thi vào 10 môn văn
Đối với môn thi Ngữ Văn, đề thi thường tập trung vào những văn bản đã học trong chương trình lớp 9 của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, trong quá trình ôn thi, các học sinh cần liệt kê, phân loại và tóm tắt các tác phẩm văn học thành hệ thống để tăng khả năng ghi nhớ kiến thức hơn.
Phần văn bản trong chương trình lớp 9 cần ôn trọng tâm bao gồm 22 tác phẩm thuộc 3 thể loại là: văn bản nhật dụng, văn bản trữ tình, văn bản tự sự. Ngoài ra, các bạn học sinh cũng nên chú trọng luyện ôn các tác phẩm thơ thông qua hình thức nâng cao cách soạn văn, chăm chỉ lập dàn ý và tìm tòi thêm tư liệu bên ngoài để phục vụ cho phần nghị luận văn học tốt hơn.
Xem thêm : TỪ VỰNG VỀ VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
Các tác phẩm trọng tâm bao gồm có:
- Tác phẩm Chuyện Người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
- Tác phẩm Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du
- Tác phẩm Cảnh Ngày xuân – Nguyễn Du
- Tác phẩm Kiều ở Lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du
- Tác phẩm Đồng Chí – Chính Hữu
- Tác phẩm Bài thơ về Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
- Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Tác phẩm Bếp lửa – Bằng Việt
- Tác phẩm Ánh Trăng – Nguyễn Duy
- Tác phẩm Làng – Kim Lân
- Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
- Tác phẩm Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
- Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
- Tác phẩm Viếng lăng Bác – Viễn Phương
- Tác phẩm Sang thu – Hữu Thỉnh
- Tác phẩm Nói với con – Y Phương
- Tác phẩm Bên quê – Nguyễn Minh Châu
- Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
- Tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí – Ngô Gia Văn Phái
*Tìm hiểu thêm: Các tác phẩm ôn thi vào 10
2. Cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ Văn
Đề thi môn Ngữ Văn bao gồm 2 phần chính, cụ thể:
Phần I: Đọc – Hiểu văn bản
Trong phần này, đề bài sẽ gồm một đoạn văn bản và yêu cầu học sinh đọc để trả lời cho các ý của câu hỏi bên dưới. Nội dung của bài đọc thường đa dạng về chủ đề kèm theo đó là các câu hỏi liên quan về Tiếng Việt và Tập làm văn.
Xem thêm : Vật Lý 12 Bài 20: Lý Thuyết Mạch Dao Động Và Bài Tập – VUIHOC
Các câu hỏi về Tiếng Việt thường rất đơn giản và dễ dàng nhận ra trong bài đọc. Câu hỏi liên quan đến Tập làm văn thường là câu hỏi cuối. Để làm được phần này, học sinh cần có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, đồng thời có thể vận dụng trải nghiệm cá nhân để giải thích hay chứng minh cho quan điểm của mình.
Phần II: Làm văn
Phần làm văn thường gồm 2 bài nhỏ là nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Bài văn về nghị luận xã hội sẽ có cấu trúc cơ bản như câu hỏi liên hệ ở phần Đọc – hiểu. Tuy nhiên sẽ cần vận dụng nhiều kiến thức và kỹ năng làm văn cao hơn. Đây là phần bài giúp đánh giá năng lực nhìn nhận và khả năng lý luận của học sinh trước một vấn đề trong đời sống.
Nghị luận văn học là phần có giá trị điểm cao nhất trong tổng điểm bài thi. Yêu cầu của đề thường là phân tích hay nêu cảm nhận về một tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Vì vậy, các bạn học sinh nên lưu ý phân bổ thời gian làm bài hợp lý, sao cho thời gian làm bài phải tương xứng với giá trị điểm của câu hỏi mang lại trong bài thi của mình.
Tham khảo thêm: Cách làm bài văn cảm thụ văn học
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục