Nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban khiến trẻ mắc bệnh được chữa trị không đúng cách, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Vậy sởi là gì? Sốt phát ban là gì? Làm thế nào để phân biệt hai bệnh lý này?
Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý rất dễ bị nhầm lẫn bởi có nhiều điểm tương đồng. Bệnh đều được gây ra bởi virus đường hô hấp, lây lan nhanh chóng, nguy cơ bùng phát thành dịch cao. Trẻ khỏe mạnh có thể nhiễm virus khi hít phải các giọt bắn có chứa virus trong không khí do người bệnh phát tán ra bên ngoài khi ho, hắt hơi hay nói chuyện hoặc chạm vào các bề mặt có chứa virus gây bệnh rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Trẻ sau khi bị nhiễm virus gây bệnh sẽ không phát bệnh ngay mà sẽ trải qua thời gian ủ bệnh. Khi phát bệnh, trẻ đều có các triệu chứng thường gặp như: sốt, mệt mỏi, lừ đừ, đau đầu, mỏi cơ, biếng ăn, có thể có nôn ói hoặc tiêu chảy… Sau đó, trẻ bắt đầu phát ban khi hết sốt.
Vì đều là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không được sử dụng trong điều trị bệnh này, trừ trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn. Việc điều trị tập trung vào điều trị hỗ trợ triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ngăn ngừa biến chứng. Trẻ mắc bệnh được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà:
Đa số trẻ bị sởi và sốt phát ban đều có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách và dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường trường hợp, tình trạng bệnh có diễn tiến xấu, có thể gây biến chứng. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Việc phân biệt rõ sởi và sốt phát ban ngay từ khi trẻ phát bệnh giúp điều trị sớm, phòng được biến chứng và tránh lây lan.
Bảng so sánh khác nhau giữa bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em:
Sốt phát ban | Sởi | |
Nguyên nhân | Gây ra bởi các chủng virus đường hô hấp như Rubella, Sởi, virus Human Herpes 6, virus Human Herpes 7…
Thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi. Ngoài ra, sốt phát ban ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn từ vết cắn của côn trùng (chấy, rận, bọ chét, ve…). |
Gây ra bởi virus Sởi (Polinosa morbillarum) – một chủng virus thuộc họ Paramyxoviridae, chi Morbillillin, chỉ có một kháng nguyên, có dạng hình cầu đường kính khoảng 100-250 nm.
Virus sởi chỉ có một vật chủ là con người, có thể tồn tại khoảng 2 giờ ở môi trường bên ngoài. |
Thời điểm khởi phát bệnh | Tùy thuộc vào chủng virus trẻ mắc phải mà thời gian ủ bệnh có thể dài, ngắn khác nhau. | Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 7 – 21 ngày. |
Dấu hiệu | Sau khi sốt cao, trẻ bắt đầu phát ban. Ban có màu hồng hoặc đỏ xuất hiện theo từng cụm, li ti, bề mặt ít sần sùi, có thể xuất hiện ở ngực, bụng lưng rồi lan ra toàn thân. Khi lặn, ban biến mất và không để lại sẹo, thâm. | Bệnh khởi phát, trẻ có đốm Koplik trong má (màu trắng/xám, có quầng đỏ xung quanh).
Ban có màu đỏ, sần, xuất hiện ở vùng trán, lan rộng xuống dưới vùng mặt rồi đến cổ, toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân. Khi ban bay đi, để lại vết thâm trên da, còn gọi là “vằn da hổ”. |
Thời gian hết bệnh | Thời gian kéo dài của bệnh tùy thuộc vào chủng virus trẻ mắc phải. | Các triệu chứng ban đầu như chảy nước mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, có đốm Koplik thường kéo dài khoảng 4 – 7 ngày. Phát ban và lan rộng toàn thân trong 3 ngày và bắt đầu mờ dân trong khoảng 5 – 6 ngày sau đó. (1) |
Biến chứng | Hiếm khi bệnh gây biến chứng.
Một số biến chứng có thể xảy ra: viêm tai giữa, viêm não, viêm phổi, hội chứng Guillain Barre… |
Hầu hết các trường hợp tử vong ở trẻ bị sởi là do biến chứng. Các biến chứng này có thể là viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, mù lòa, viêm loét miệng, suy dinh dưỡng, tiêu chảy… |
Một số hình ảnh về sốt phát ban ở trẻ em:
Dưới đây là một số hình ảnh về sởi ở trẻ em:
>> Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh sởi tại nhà bằng các phương pháp hỗ trợ
Bệnh sởi và sốt phát ban đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng sống của trẻ. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe của trẻ, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cho trẻ. Một số biện pháp giúp bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh sởi và sốt phát ban:
Bệnh sởi và sốt phát ban là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng đều tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, trẻ mắc bệnh cần được bác sĩ thăm khám và chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cập nhật lần cuối: 15:20 11/09/2024
Nguồn tham khảo
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
ĐỐI TÁC BẢO HIỂM
›
›
Admin
Link nội dung: https://leplateau.edu.vn/phan-biet-soi-va-sot-phat-ban-giong-nhau-va-khac-nhau-the-nao-1735568407-a3645.html