Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của phép điệp từ được nằm trong Ngữ văn 7 VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu hơn thế nào là điệp từ, điệp ngữ, các dạng của điệp ngữ, tác dụng và bài tập kèm theo để các em áp dụng vào giải bài. Dưới đây là chi tiết của bài các em tham khảo nhé
Thế nào là Điệp từ, điệp ngữ?
Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Bạn đang xem: Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Tác dụng của phép điệp từ
Các dạng của Điệp ngữ
Điệp ngữ có các dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp ngữ được thể hiện sau đây:
Dạng 1: Điệp ngữ cách quãng
Đây là hình thức lặp lại một cụm từ, mà trong đó, các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
→ Cụm từ “Nhớ sao” là điệp ngữ cách quãng.
Dạng 2: Điệp ngữ nối tiếp
Đây là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau
Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâuNhững cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớmSách áo mở tung, trắng cả trời chiều”
→ Trong đoạn thơ trên, cụm từ “rất lâu”, “Khăn xanh” là điệp ngữ nối tiếp.
Dạng 3: Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
→ Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.
Tác dụng của điệp từ, điệp ngữ
1. Tạo ra sự nhấn mạnh
Ví dụ 1:
“… Nhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèoNhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa…”
→ Trong đoạn thơ trên, từ “nhớ sao” được lặp lại tới 3 lần cho thấy tác dụng nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả về những kỷ niệm xưa cũ.
Ví dụ 2:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu.Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi
→ Trong ví dụ trên, từ “buồn trông” được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.
2. Tạo sự liệt kê
Ví dụ 1:
Còn trời, còn nước, còn nonCòn cô bán rượu anh còn say sưa
→ Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau để nói lên tình cảm của tác giả dành cho cô bán rượu.
Ví dụ 2: Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê
Hạt gạo làng taCó vị phù saCủa sông Kinh ThầyCó hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hát….Có bão tháng bẩyCó mưa tháng ba
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
→ Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục