Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
1. Bản vẽ kỹ thuật là gì?
Bản vẽ kỹ thuật là một sơ đồ chi tiết, chính xác, truyền tải thông tin về cách một đối tượng hoạt động hoặc được xây dựng.
Bạn đang xem: Bản vẽ kỹ thuật là gì? Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật?
Trong bản vẽ kỹ thuật thể hiện các thông tin cơ học của sản phẩm hay đối tượng chính xác. Thông qua bản vẽ kỹ thuật chúng ta sẽ thấy được vị trí, kích thước, kết cấu, chất liệu… từng chi tiết.
Các bản vẽ kỹ thuật có thể bao gồm các sơ đồ, mặt cắt và độ cao hai chiều hoặc có thể bao gồm các hình chiếu ba chiều hoặc hình chiếu tách rời. Chúng có thể được vẽ theo tỷ lệ bằng tay, hoặc chuẩn bị bằng phần mềm thiết kế.
2. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật
Thực tế, công trình hay các sản phẩm thiết kế đều dựa theo bản vẽ kỹ thuật. Vậy nên, bản vẽ kỹ thuật giữ vai trò rất quan trọng và có ứng dụng rất cần thiết đối với đời sống, sản xuất, thiết kế,..
Một số vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất gồm:
– Là một phương tiện thông tin dùng trong đời sống và sản xuất
– Là các thông tin kĩ thuật được trình bày theo các quy tắc thống nhất.
– Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật được dùng để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, thi công.
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống là giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn.
Như vậy, bản vẽ kỹ thuật được xem là một phương tiện thông tin gắn liền mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
3. Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật theo quy định hiện hành
Hiện tại, một số tiêu chuẩn trong bản vẽ kỹ thuật như sau:
– Về khổ giấy của bản vẽ kỹ thuật: Kích thước: A0 đến A4
(Theo quy định tại TCVN 7285 : 2003)
– Về nét vẽ của bản vẽ kỹ thuật: áp dụng theo TCVN 8-22:2002
Chi tiết như sau:
+ Nét liền đậm: đường bao thấy, cạnh thấy, khung vẽ, khung tên.
+ Nét liền mảnh: đường kích thước và đường gióng; đường gạch mặt cắt.
+ Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần hình cắt.
+ Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.
+ Nét gạch dài – chấm – mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng.
+ Nét gạch dài – chấm – đậm: vị trí của mặt cắt.
– Về tỷ lệ thu phóng bản vẽ kỹ thuật: áp dụng theo TCVN 7286:2003
Cụ thể như sau:
Xem thêm : Chi tiết điểm chuẩn các ngành "hot" nhất của Trường Đại học Y Hà Nội
+ Tỷ lệ phóng to: 2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1,..
+ Tỷ lệ nguyên hình: 1:1
+ Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50
– Về chữ viết trong bản vẽ kỹ thuật: áp dụng TCVN 7284-0:2003
Theo đó yêu cầu:
+ Rõ ràng, thống nhất tránh nhầm lẫn.
+ Chiều cao chữ hoa (h) được quy định như sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14 và 20 mm.
+ Chiều rộng nét chữ thường lấy bằng h/10.
Bản vẽ khổ giấy A4 thường sử dụng khổ chữ 2,5 và 5 chp chữ thường hoặc 3,5 và 7 cho chữ hoa.
– Về ghi kích thước của bản vẽ kỹ thuật: áp dụng theo TCVN 7583-1:2006
Theo đó, mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ và được ghi trên hình chiếu thể hiện rõ nhất cấu tạo của phần tử được ghi. Đơn vị đo kích thước dài là milimet và không cần ghi đơn vị trên bản vẽ.
Ngoài ra, mỗi loại bản vẽ kỹ thuật sẽ có thêm các ký hiệu được quy định và đính kèm bản vẽ kỹ thuật đề người đọc dễ dàng hiểu.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục