Tin tức

Tin tức

Tin tức

😌 nghĩa là gì

1. Chỉ số TG trong máu là gì?

Chỉ số TG được viết tắt từ thuật ngữ tiếng anh là Thyroglobulin và được mô tả là loại Glycoprotein có chứa iod. Vậy chỉ số TG trong máu là gì? TG được xem là thành phần chủ yếu của chất keo bên trong nang giáp. Thông thường, chúng được sản sinh chủ yếu ở phần khoang nang tuyến giáp hoặc một phần của tuần hoàn máu. Trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp Triiodo-thyroxin và Thyroxin, TG được xem là cơ chất có nhiệm vụ gắn tyrosin và iod.

Xét nghiệm TG hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm

TG còn có ý nghĩa là chất kích thích sinh lý có vai trò rất quan trọng đối với sự tổng hợp và giải phóng Thyroid stimulating hormone. Trong đó, khoảng thời gian cần có để bán hủy của TG trong huyết tương thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Theo bác sĩ, Thyroglobulin có thể được tổng hợp từ những tế bào nang tuyến giáp bình thường và kể cả tế bào ung thư hoặc tế bào ung thư nhú của nang tuyến giáp. Chính vì thế, chỉ số TG trong huyết thanh ở những đối tượng bị ung thư thể biệt hóa hoặc ung thư tuyến giáp thường tăng cao.

Trong y khoa, kết quả xét nghiệm chỉ số TG thường được xem là cơ sở để đưa ra đánh giá về sự hiệu quả trong quá trình chữa trị của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ trong việc kiểm soát và theo dõi nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Đối với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng phì đại tuyến giáp hoặc cường giáp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm TG để tìm tầm soát bệnh.

2. Ý nghĩa của chỉ số TG trong máu là gì?

Theo bác sĩ, chỉ số TG ở người khỏe mạnh thường nằm trong khoảng 0.2 – 70ng/mL. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể chênh lệch và thay đổi tùy vào mỗi kit xét nghiệm mà cơ sở y tế sử dụng. Đối với sản phụ vừa sinh con được 2 ngày thì chỉ số TG thường tăng hơn và đạt khoảng 36 – 38 ng/ml. Dựa trên một số nghiên cứu cho thấy, có khoảng 9% người (lấy mẫu từ quần thể dân số trung bình) có chỉ số TG dưới 10ng/ml. Bên cạnh đó, chỉ số bình thường của Anti – TG thường nằm ở mức thấp hơn 115 IU/ml mà không ngoại trừ độ tuổi nào.

Vậy ý nghĩa của sự tăng – giảm của chỉ số TG trong máu là gì? Sự thay đổi giá trị của TG thường rơi vào những trường hợp cụ thể như:

2.1. Chỉ số TG tăng

Thông thường, kết quả kiểm tra chỉ số TG tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề như:

  • Những trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa nhưng chưa được chữa trị dứt điểm hoặc tình trạng ung thư đã chuyển biến nặng nề sang di căn. Ở những đối tượng bị ung thư tuyến giáp không biệt hóa thường không thể hiện qua chỉ số TG. Chẳng hạn như ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư tuyến giáp anaplastic,….

Ý nghĩa của sự gia tăng chỉ số TG trong máu là gì?

2.2. Chỉ số TG giảm

Ngoài những trường hợp có chỉ số TG tăng cao thì cũng không ít bệnh nhân có kết quả hàm lượng TG giảm. Thực tế, chỉ số TG có thể đạt ở mức thấp hơn người bình thường do một số nguyên nhân sau đây:

  • Các trường hợp bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc tuyến giáp bị phá hủy toàn bộ sau xạ trị.

Bướu cổ ở trẻ em cũng có thể làm giảm lượng TG

  • Những đối tượng từ khi sinh ra cơ thể đã không có tuyến giáp.

3. Xét nghiệm chỉ số TG nhằm mục đích gì?

Ngoài việc thắc mắc chỉ số TG trong máu là gì thì bạn đọc còn muốn biết mục đích của xét nghiệm này. Thực tế trong y khoa, việc xét nghiệm kiểm tra chỉ số TG thường được chỉ định nhằm một số mục đích như:

  • Xét nghiệm được sử dụng để đánh giá sự có mặt và có thể là tổ chức u còn tồn dư hoặc tái phát hoặc di căn của K giáp thể nhú hoặc nang sau điều trị.

  • Để chẩn đoán tình trạng không có tuyến giáp ở trẻ sơ sinh.

Xét nghiệm TG để chẩn đoán tình trạng không có tuyến giáp ở trẻ sơ sinh

  • Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán các tình trạng cường giáp giả tạo và giúp dự kiến tiên lượng điều trị đối với tình trạng cường giáp.

  • Kết quả kiểm tra chỉ số TG còn được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số kiểm tra khác, cụ thể như MRI, xạ hình tuyến giáp, CT,…

4. Một vài điều nên lưu ý khi thực hiện xét nghiệm TG

Mặc dù, xét nghiệm TG giúp bác sĩ có nhiều cơ sở để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh nhưng đây không phải là cách để sàng lọc bệnh nhân. Thực tế, ngoài các nguyên nhân liên quan đến những vấn đề về tuyến giáp thì chỉ số TG còn có thể thay đổi do một vài tác nhân khác. Bên cạnh đó, kiểm tra chỉ số TG cũng chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định trong chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp.

Thông thường, khi tiến hành kiểm tra chỉ số TG bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm Anti Tg để đảm bảo kết quả chẩn đoán được chính xác. Ngoài ra, những trường hợp phát hiện ung thư tuyến giáp sớm vẫn có khả năng điều trị thành công khá cao. Do đó, việc xét nghiệm chỉ số TG có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chẩn đoán những vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp.

Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là địa chỉ y tế xét nghiệm TG uy tín

Khi có ý định kiểm tra chỉ số TG hoặc khám bệnh, mọi người cần phải tìm hiểu những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả chính xác. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm TG có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tầm soát, kiểm soát và chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp. Do đó, ngoài việc quan tâm đến sức khỏe thì việc lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám cũng rất quan trọng.

Với những thông tin hữu ích trên đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc chỉ số TG trong máu là gì rồi phải không? Bên cạnh đó, bạn đọc còn được chia sẻ một số thông tin về ý nghĩa của xét nghiệm TG đối với bệnh ung thư tuyến giáp.

This post was last modified on Tháng mười một 15, 2024 11:53 chiều