LIỆU PHÁP TRỊ LIỆU DBT.

🧡 Dialectical Behavior Therapy – DBT là gì?

Dialectical Behavior Therapy (DBT) nghĩa là Liệu pháp Hành vi Biện chứng.

Liệu pháp này do Tiến sĩ Marsha Linehan và các đồng nghiệp phát triển vào những năm 1980, dựa trên nền tảng Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT) từ bài viết trước mà Ann Therapy đã chia sẻ với bạn.

Từ quan điểm của CBT, DBT được bổ sung các kỹ thuật mới, cụ thể và chặt chẽ hơn.

🧡 𝗗𝗕𝗧 hoạt động như thế nào?

Xuất phát là liệu pháp dành cho rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD), 𝗗𝗕𝗧 có tính cấu trúc cao. 𝗗𝗕𝗧 hướng đến việc giúp thân chủ xây dựng các kỹ năng như tư duy biện chứng, chánh niệm, điều hoà cảm xúc, giao tiếp liên cá nhân, … Để từ đó có thể ứng phó hiệu quả hơn trước các tình huống trong cuộc sống.

Mục tiêu chính của liệu pháp là dạy mọi người cách sống trong hiện tại, phát triển những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của họ và cải thiện mối quan hệ với những người khác.

DBT ban đầu được dự định để điều trị rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), nhưng 𝗗𝗕𝗧 đã được điều chỉnh phù hợp để điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. 𝗗𝗕𝗧 có thể giúp những thân chủ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc hoặc đang có những hành vi tự gây hại cho bản thân (chẳng hạn như rối loạn ăn uống và rối loạn sử dụng chất kích thích).

🧡 Bên cạnh rối loạn nhân cách ranh giới, 𝗗𝗕𝗧 phù hợp với nhiều vấn đề tâm lý khác như rối loạn ăn uống, nghiện chất, trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) …

  • Rối loạn tăng động thái chú ý chú ý (ADHD)
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD)
  • Rối loạn ăn uống (chẳng hạn như chán ăn tâm thần, rối loạn ăn uống vô độ và chứng cuồng ăn
  • Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)
  • Rối loạn trầm cảm nặng (bao gồm trầm cảm nặng kháng trị và trầm cảm mãn tính)
  • Không tự sát nhưng tự gây thương tích
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn căng thẳng (stress) sau sang chấn (PTSD)
  • Hành vi nghiện chất
  • Hành vi tự sát

🧡 Các kỹ năng trong 𝗗𝗕𝗧 được xây dựng chi tiết nên tương đối dễ áp dụng. Tuy nhiên, liệu pháp này đòi hỏi sự cam kết của thân chủ trong suốt quá trình trị liệu,

Ví dụ như: làm nhật ký theo dõi quá trình, luyện tập các kỹ năng một cách đều đặn, …

Để tăng hiệu quả trị liệu, 𝗗𝗕𝗧 có thể kết hợp với các phương pháp trị liệu khác, ví dụ như EMDR (giải mẫn cảm và tái xử lý bằng chuyển động mắt).

🧡 Hy vọng đây là một bài viết mang kiến thức hữu ích dành cho bạn. Hiệu quả của liệu pháp này phụ thuộc vào khả năng thích ứng của mỗi người và mối quan hệ trị liệu của bạn với nhà tham vấn. Bạn nên chủ động, thoải mái trò chuyện với nhà tâm lý của mình về liệu pháp đang được sử dụng nhé!

-/

𝐀𝐍𝐍 𝐓𝐇𝐄𝐑𝐀𝐏𝐘 – 𝘔𝘢𝘬𝘦 𝘵𝘩𝘦 𝘧𝘪𝘳𝘴𝘵 𝘴𝘵𝘦𝘱 𝘵𝘰𝘸𝘢𝘳𝘥𝘴 𝘢 𝘣𝘦𝘵𝘵𝘦𝘳 𝘺𝘰𝘶.

Tel: 0913651856

Add: 33B, 603 Alley, Lac Long Quan St, Tay Ho, Hanoi

Mail: info@anntherapy.com

Website: anntherapy.com

This post was last modified on Tháng mười một 15, 2024 11:42 chiều