HPV tự đào thải sau 2 năm? Có nên chủ quan khi nhiễm virus HPV?

HPV tự đào thải sau 2 năm? Có nên chủ quan khi nhiễm virus HPV?

HPV tự đào thải sau 2 năm? Có nên chủ quan khi nhiễm virus HPV?

ăn gì de đào thải virus hpv

HPV tự đào thải sau 2 năm đối với hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, virus HPV vẫn tồn tại gây các bệnh u nhú sinh dục, sùi mào gà, ung thư ở cả nam và nữ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này của VNVC nhé.

1. Hiểu về virus HPV

Virus HPV là loại virus lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc da kề da hoặc ít gặp hơn là lây truyền từ mẹ sang con. Virus HPV là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp nhiễm ung thư cổ tử cung ở nữ giới và các bệnh ung thư âm hộ, âm đạo. Ở nam giới virus HPV có thể gây ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và các u nhú, sùi mào gà sinh dục.

Theo thống kê của Chương trình khảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của Hoa Kỳ (NHANES), 49% trường hợp nhiễm mới virus HPV xảy ra ở nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 15-24. Trong đó, độ tuổi từ 15-49 tuổi có khoảng 14.100.000 trường hợp nhiễm mới; 15-24 tuổi chiếm khoảng 6.910.000 trường hợp nhiễm mới.

Đáng lo ngại, xu hướng quan hệ tình dục sớm ở Thanh thiếu niên tại Việt Nam có sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019, 5,24% học sinh đã từng quan hệ tình dục, tỷ lệ học sinh quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 14 tuổi đã tăng gấp 2 lần kể từ năm 2013 (2013 là 1,48% đến 2019 là 3,51%).

1.1. Phân nhóm virus HPV

Virus HPV được chia ra thành 2 phân nhóm: HPV nguy cơ cao và HPV nguy cơ thấp.

  • Virus HPV nguy cơ thấp gồm: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81, CP6108,… Các chủng virus HPV này chủ yếu gây các bệnh u nhú sinh dục, sùi mào gà, các tổn thương mô, vẩy thấp.
  • Virus HPV nguy cơ cao gồm: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68,… gây các bệnh u nhú sinh dục và các loại ung thư nguy hiểm ở cả nam và nữ giới.

⇒ Bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết: 12 type HPV nguy cơ cao.

Virus HPV được chia làm 2 phân nhóm HPV nguy cơ cao và HPV nguy cơ thấp

1.2. Dấu hiệu khi nhiễm HPV

Thông thường, khi nhiễm virus HPV người bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng ngay. Sau một thời gian, virus sẽ biến đổi các mô, vẩy và tế bào trong cơ thể. Từ đó xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mụn cóc sinh dục: Ban đầu, các nốt mụn li ti dần xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam và nữ. Các nốt mụn có màu đỏ, hồng hoặc gần với màu da. Sau một thời gian mụn phát triển thành từng mảng hoặc chồng lên nhau.
  • Sùi mào gà: Các nốt sùi nhỏ nằm sát nhau có hình dạng như bông súp lơ. Nốt sùi nâu hoặc hồng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Người bệnh có thể chảy máu sau khi quan hệ. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, sùi mào gà có thể lan rộng, gây biến chứng.
  • Ung thư: Các trường hợp nhiễm các type virus HPV nguy cơ cao gây ung thư thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm. Nữ giới phát hiện ung thư do virus HPV chủ yếu dựa vào khám phụ khoa và tầm soát định kỳ. Nam giới hiện vẫn chưa có phương pháp tầm soát đặc hiệu các bệnh ung thư do virus HPV.
Mụn cóc sinh dục là một triệu chứng thường gặp khi nhiễm virus HPV

1.3. HPV gây ra những bệnh gì?

Mỗi type virus HPV sẽ gây ra những bệnh khác nhau. Ví dụ, hai type virus nguy cơ thấp như 6 và 11 khi vào cơ thể sẽ tiếp tục sinh trưởng và gây nên các bệnh: sùi mào gà, mụn cóc sinh dục. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể xuất hiện biến chứng. Hiện có hơn 140 type virus HPV được phân lập. Các type virus HPV điển hình và các bệnh liên quan có thể được tóm gọn trong bảng sau.

TYPE VIRUS HPV VÀ BỆNH LIÊN QUAN

STT

BỆNH

LOẠI VIRUS

1 Mụn cóc lòng bàn chân 1, 2, 4, 63 2 Mụn cóc thông thường 2, 1, 7, 4, 26, 27, 29, 41, 57, 65, 77, 1, 3, 4, 10, 28 3 Mụn cóc phẳng 3, 10, 26, 27, 28, 38, 41, 49, 75, 76 4 Các tổn thương da khác (ví dụ u nang biểu bì, ung thư biểu mô thanh quản) 6, 11, 16, 30, 33, 36, 37, 38, 41, 48, 60, 72, 73 5 Epidermodysplasia verruciformis (EV) – Hội chứng người cây 2, 3, 10, 5, 8, 9, 12, 14, 15, 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 36, 37, 38, 47, 50 6 U nhú đường hô hấp tái phát 6, 11 7 Tăng sản biểu mô khu trú của Heck 13, 32 8 U nhú/ung thư biểu mô kết mạc 6, 11, 16 9 Condyloma acuminata (mụn cóc sinh dục) 6, 11, 30, 42, 43, 45, 51, 54, 55, 70 10 Ung thư biểu mô cổ tử cung 16, 18, 31, 45, 33, 35, 39, 51, 52, 56, 58, 66, 68, 70

2. HPV tự đào thải sau 2 năm có đúng không?

Có đến 80% người nhiễm virus HPV là tạm thời, thoáng qua và có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp virus không tự đào thải, đặc biệt là ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao, từ đó virus tiến triển thành các bệnh nguy hiểm như ung thư. [1]

Một số trường hợp nguy cơ cao, virus HPV có thể không tự động đào thải như:

2.1. Người nhiễm bị ức chế miễn dịch

Như người bị HIV/ AIDS, người cấy ghép tạng, người thường xuyên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch là những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus tấn công và gây bệnh. Khi bệnh, cơ thể khó đào thải virus ra ngoài như những người khỏe mạnh khác.

2.2. Nhiễm HPV nguy cơ thấp nhưng không tự biến mất (mụn cóc sinh dục, sùi mào gà….)

Nếu nhiễm virus HPV nguy cơ thấp có thể tiến triển thành mụn cóc sinh dục, sùi mào gà. Khi xuất hiện triệu chứng mụn hoặc sùi trên da, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu, nam học để điều trị bằng cách cắt hoặc đốt. Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp điều trị triệu chứng ngoài da, virus HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể và biến đổi tế bào.

2.3. Nhiễm các loại HPV nguy cơ cao

Khác với các type virus HPV nguy cơ thấp, virus HPV nguy cơ cao thường không tự đào thải ra khỏi cơ thể và có khả năng cao tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng ai nhiễm các chủng virus HPV nguy cơ cao cũng chắc chắn mắc ung thư. Ở phụ nữ, nếu phát hiện bản thân nhiễm virus cần thăm khám phụ khoa định kỳ, đúng lịch để sớm phát hiện bất thường của các tế bào cổ tử cung. Ở nam giới, cần theo dõi sức khỏe, sớm phát hiện những biểu hiện nghi ngờ bệnh.

3. Làm sao để điều trị khỏi virus HPV?

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để virus HPV. Không giống các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Giang mai, Lậu, Chlamydia, hiện không có kháng sinh điều trị virus HPV. Phần lớn người nhiễm virus HPV sẽ sống chung với virus, nhưng hệ miễn dịch sẽ bảo vệ họ khỏi nguy cơ tái phát bệnh.

Những gì chúng ta cần làm là tăng cường hệ thống miễn dịch của bản thân bằng cách tập luyện thể thao đều đặn, duy trì lối sống lành mạnh quan hệ tình dục an toàn, quan hệ 1 vợ 1 chồng từ 2 phía, có chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tối đa thương tổn và nguy cơ tiến triển xấu của virus, tăng khả năng đào thải virus ra khỏi cơ thể.

4. Cách phòng ngừa virus HPV, đặc biệt là các chủng nguy cơ cao

Virus HPV nếu không được can thiệp và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mỗi cá nhân cần có ý thức chủ động phòng bệnh từ sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Tiêm vắc xin phòng virus HPV được đánh giá là phương pháp phòng bệnh hiệu quả từ rất sớm cho trẻ em từ 9 đến 45 tuổi.

Tiêm vắc xin phòng virus HPV được đánh giá là phương pháp phòng bệnh hiệu quả từ rất sớm

Hiện Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin sản xuất tại Mỹ, phòng các bệnh do virus HPV gồm: GardasilGardasil 9.

Vắc xin Gardasil (Mỹ) được chỉ định phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục, các bệnh lý do virus HPV cho trẻ em gái và phụ nữ. Lịch tiêm Gardasil gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) được xem là vắc xin bình đẳng giới nhờ khả năng bảo vệ rộng hơn ở cả 2 nhóm đối tượng nam và nữ từ 9-45 tuổi khỏi 9 type virus HPV: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 hiệu quả bảo vệ lên đến 94%.

Vắc xin phòng virus HPV – Gardasil 9 có lịch tiêm cụ thể như sau:

Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng

Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Bên cạnh việc tiêm phòng, người dân nên tập thói quen quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Mặc dù sử dụng bao cao su không có khả năng bảo vệ 100% do virus vẫn có thể tấn công qua bề mặt da vùng sinh dục không được bao cao su bao phủ, nhưng đây vẫn được đánh giá là phương pháp bảo vệ tối ưu.

Mặt khác, quan hệ 1 vợ 1 chồng từ 2 phía góp phần hạn chế nguy cơ lây truyền. Đối với nữ giới ở độ tuổi từ 21 trở lên, nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ mỗi năm để sớm phát hiện những bất thường.

5. Các câu hỏi thường gặp về sự đào thải của virus HPV

5.1. Tại sao HPV của tôi không tự khỏi sau 2 năm?

Tùy vào cơ địa của từng cá nhân mà cơ thể có thể tự đào thải virus HPV hay không. Ở những đối tượng nguy cơ cao, virus ít khi tự đào thải như những người khỏe mạnh. Ngoài ra, khi đã nhiễm các type virus nguy cơ cao như 16 và 18, khả năng virus tự đào thải là rất thấp, nguy cơ virus thay đổi tế bào tiến triển thành bệnh là khá cao.

5.2. HPV đã tự khỏi có nguy cơ bị nhiễm trở lại không?

Có thể. Thậm chí nhiều năm sau khi điều trị thành công các tổn thương trên da do virus HPV như mụn cóc sinh dục, sùi mào gà hay nặng hơn là tiền ung thư, ung thư vẫn có thể xuất hiện trở lại khi đáp ứng miễn dịch của cơ thể suy yếu trong quá trình mang thai, cấy ghép tạng, người bị HIV/AIDS, người cao tuổi…

5.3. HPV có lây khi dùng chung nhà vệ sinh không?

Có thể không. Bồn cầu là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, nhất là tại những nhà vệ sinh công cộng không được làm sạch, khử trùng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh truyền nhiễm như Giang mai, Lậu và các các bệnh lây truyền do virus HPV đều lây qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan sinh dục và dịch tiết sinh dục như dịch âm đạo hoặc tinh dịch khi quan hệ. Chỉ khi virus, vi khuẩn truyền trực tiếp từ bệ toilet sang đường sinh dục, hay qua vết thương hở, trầy xước mới có khả năng gây bệnh. Do vậy, tiếp xúc đơn thuần ngoài da khi dùng chung nhà vệ sinh không lây truyền virus HPV.

5.4. HPV có lây nhiễm khi hôn không?

Không. Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học cũng như nghiên cứu nào chứng minh virus HPV có khả năng lây truyền từ người sang người khi hôn. Đường lây truyền chủ yếu của bệnh là qua quan hệ tình dục không an toàn, khi tiếp xúc cơ quan sinh dục và dịch tiết sinh dục.

Khả năng virus HPV tự đào thải sau 2 năm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người mắc, type virus mắc phải,…. Nên chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV ngay từ sớm bằng cách tiêm vắc xin và thói quen quan hệ an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và bạn tình. Liên hệ hotline 028 7300 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn thêm về vắc xin phòng virus HPV và đặt lịch tiêm.

This post was last modified on Tháng mười một 16, 2024 12:48 sáng