Những Người lao động Có Nguy cơ
Hiện có khoảng 400.000 giấy phép cấp cho kỹ thuật viên làm móng đang có hiệu lực và khoảng 600.000 thợ làm tóc đang làm việc tại Hoa Kỳ. Hầu hết những người lao động này là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, và nhiều người là người nước ngoài hoặc người da màu. Các kỹ thuật viên làm móng thường làm việc trong môi trường mà cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc tóc. Các thợ làm móng và làm tóc đều ủng hộ việc nghiên cứu thêm về các mối nguy hiểm đối với sức khỏe từ nghề nghiệp của họ. Một bài báo của New York Times năm 2015 đã thu hút được sự chú ý của toàn quốc đối với sức khỏe và sự an toàn của thợ làm móng khi nêu bật những mối quan ngại cụ thể của thợ làm móng về điều kiện nơi làm việc độc hại.[1]
Thợ làm móng và thợ làm tóc có thể tiếp xúc với hàng chục loại hóa chất, bao gồm acrylate trong các sản phẩm làm móng nhân tạo, keo dán, paraben và phthalate trong sơn móng tay cùng các sản phẩm chăm sóc tóc, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (chẳng hạn như toluene trong thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay, formaldehyde trong sơn móng tay) và các phương pháp điều trị tóc bằng keratin, persulfat trong chất tẩy trắng) và biôxit. Một số hóa chất mà thợ làm móng và thợ làm tóc sử dụng có liên quan đến ung thư hoặc nguy hại đến việc sinh sản. Một số nghiên cứu đã ghi nhận các kết quả sinh nở bất lợi ở thợ làm tóc, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, nhỏ so với tuổi thai và sẩy thai. Mặc dù nghiên cứu trước đây về thợ làm móng đã mô tả các tác động tiêu cực đến hô hấp, thần kinh và cơ xương, nhưng các nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng sinh sản đối với nhóm thợ này còn hạn chế – và không có nghiên cứu nào bao gồm dị tật bẩm sinh.
Bạn đang xem: Nghiên cứu Nguy cơ Bị Dị tật Bẩm sinh ở Con của Thợ Làm Móng và Thợ Làm Tóc Đang Mang thai
Giải quyết Vấn đề
Các nhà nghiên cứu của NIOSH muốn hiểu rõ hơn về các kết quả sinh sản bất lợi — cụ thể là dị tật bẩm sinh — ở các thợ làm móng và thợ làm tóc. Gần đây, chúng tôi đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Phòng ngừa Dị tật Bẩm sinh Quốc gia (National Birth Defects Prevention Study, NBDPS), một nghiên cứu bệnh chứng đa trung tâm dựa trên quần thể về các dị tật bẩm sinh bao gồm các bà mẹ của trẻ sinh từ 1997-2011. Mô tả công việc do các bà mẹ tham gia NBDPS báo cáo được sử dụng để xác định thợ làm tóc, thợ làm móng và những người không làm nghề thẩm mỹ trong thời kỳ đầu mang thai (được định nghĩa là khoảng thời gian từ một tháng trước khi thụ thai đến tháng thứ ba của thai kỳ). Chúng tôi so sánh tỷ lệ các bà mẹ là thợ làm móng hoặc thợ làm tóc với những người không làm nghề thẩm mỹ trong số những đứa trẻ sinh ra bị và không bị dị tật bẩm sinh. Tổng quần thể nghiên cứu gồm 43.106 bà mẹ cho biết đang làm việc trong thời kỳ mang thai (31.541 trường hợp và 11.565 đối chứng) đã được phân tích. Trong số những bà mẹ tham gia này, 61 người báo cáo là thợ móng tay, 196 người báo cáo là thợ làm tóc, 39 người báo cáo công việc là cả hai nghề trên và 42.810 người báo cáo không làm việc trong ngành thẩm mỹ. Dựa trên kích cỡ mẫu, chúng tôi đã phân tích 8 nhóm dị tật bẩm sinh ở các thợ làm móng và 22 nhóm ở thợ làm tóc. Kết quả được công bố vào tháng 6 năm 2021 trong tác phẩm Occupational and Environmental Medicine.
Dị tật Bẩm sinh Trong nhóm Thợ làm móng và Thợ làm tóc
Kết quả cho thấy rằng những bà mẹ sinh ra những đứa trẻ bị dị tật tim bẩm sinh (bao gồm bất kỳ dị tật tim, dị tật nón thân động mạch, tắc nghẽn đường dẫn lưu thất phải và dị tật vách ngăn) có khả năng là thợ làm móng trong thời kỳ đầu mang thai cao hơn khoảng 3 lần so với những bà mẹ sinh ra trẻ không bị dị tật bẩm sinh này. Ngoài ra, những bà mẹ sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch có khả năng là thợ làm tóc trong thời kỳ đầu mang thai cao gấp đôi so với những bà mẹ sinh con không bị dị tật bẩm sinh này. Chúng tôi cũng tìm thấy các mối liên hệ giữa các bà mẹ là thợ làm tóc và con sinh ra bị dị tật ở tai (tật không tai ngoài và tật tai nhỏ) và thành bụng (chứng liệt dạ dày).
Còn Điều Gì Nữa?
Nghiên cứu này bị hạn chế với quy mô các mẫu nhỏ của các bà mẹ là thợ làm móng và thợ làm tóc. Tuy nhiên, nghiên cứu đề cập đến một lĩnh vực chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và nhấn mạnh sự cần thiết phải được chú ý nhiều hơn. Các hoạt động cụ thể hoặc tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh ở con của các thợ làm móng và thợ làm tóc vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là về các nhiệm vụ công việc hoặc tiếp xúc với hóa chất đối với những người làm các công việc này, sẽ hữu ích để hiểu rõ hơn về các ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và giúp hướng dẫn các biện pháp can thiệp cho các thợ làm móng và thợ làm tóc.
Xem thêm : Cách lựa chọn và phối đồ quần jean nam cho người thấp lùn
Mặc dù NBDPS mang lại cơ hội quý giá để kiểm tra rộng rãi tình trạng phơi nhiễm tại nơi làm việc và kết quả sinh nở, nghiên cứu trong nhóm các thợ làm móng và thợ làm tóc — cũng như việc đưa nghề nghiệp vào các nghiên cứu hiện có về kết cục thai kỳ — vẫn được đảm bảo. CDC gần đây đã khởi xướng Nghiên cứu Dị tật Bẩm sinh để Đánh giá Phơi nhiễm Trong Thai kỳ (Birth Defects Study to Evaluate Pregnancy exposures, BD-STEPS)[2], trong đó thu thập thông tin về nghề nghiệp khi mang thai. Người lao động trong các ngành nghề được chọn sẽ được yêu cầu tham gia vào mô-đun khảo sát và theo dõi qua web cho nghề nghiệp của họ để thu thập thông tin chi tiết hơn về tình trạng phơi nhiễm từ công việc có thể có nguy cơ. Hình thức theo dõi nghề nghiệp này có thể làm phong phú thêm dữ liệu từ các cuộc khảo sát dựa trên quần thể lớn và cho phép nghiên cứu thêm.
Chủ sử dụng lao động, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cán bộ y tế công cộng, thợ làm móng và thợ làm tóc có thể phối hợp với nhau để nâng cao nhận thức về các nguy cơ sinh sản tiềm ẩn gặp phải tại nơi làm việc và giảm phơi nhiễm càng nhiều càng tốt. Khái niệm Prevention through Design và phương pháp tiếp cận Hierarchy of Controls có thể giúp giảm phơi nhiễm trong các tiệm làm móng và làm tóc, đồng thời triển khai các chương trình Total Worker Health của NIOSH trong các môi trường làm việc này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và an sinh của người lao động và gia đình họ.
Kristen Van Buren, MPH, là một nhân viên dịch vụ trong Bộ phận Nghiên cứu Thực địa và Kỹ thuật của NIOSH.
Miriam R. Siegel, DrPH, MPH, là một nhà dịch tễ học nghề nghiệp tại Bộ phận Nghiên cứu Thực địa và Kỹ thuật của NIOSH.
Tiến sĩ Carissa M Rocheleau là một nhà dịch tễ học nghề nghiệp đối với vấn đề sinh sản tại Bộ phận Nghiên cứu Thực địa và Kỹ thuật của NIOSH.
Kendra Broadwater, MPH, CIH là một nhà nghiên cứu về vệ sinh công nghiệp tại NIOSH Western States Division.
Xem thêm : Màu xanh coban là màu gì? Cách phối đồ với màu xanh coban cực chất
Blog này cũng có sẵn bằng tiếng Anh và tiếng Hàn.
Tài nguyên Bổ sung
Nail Technicians’ Health and Workplace Exposure Control
Nail Files: A Study of Nail Salon Workers and Industry in the United States
Maternal occupation as a nail technician or hairdresser during pregnancy and birth defects, National Birth Defects Prevention Study, 1997-2011
Tài liệu Tham khảo
[1] Maslin Nir S. Perfect Nails, Poisoned Workers. The New York Times, 2015. Available: http://www.nytimes.com/2015/05/11/nyregion/nail-salon-workers-in-nyc-face-hazardous-chemicals.html
[2] Centers for Disease Control & Prevention. Birth Defects Study to Evaluate Pregnancy exposureS (BD-STEPS), 2020. Available: http://www.bdsteps.org/about/bd-steps/index.html
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười hai 3, 2024 6:42 chiều