Đau lưng bên trái là một tình trạng cơ xương khớp phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Đau thắt lưng trái chủ yếu có ở người lớn tuổi do sự thoái hóa khớp hoặc những bệnh lý có liên quan đến suy giảm chức năng xương khớp. Tuy nhiên, người trẻ vẫn có khả năng cao bị đau thắt lưng bên trái do thói quen hằng ngày. Bệnh chỉ gây ra cơn đau, đôi khi gây bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, đau lưng bên trái kéo dài sẽ là tiền đề cho những bệnh lý nguy hiểm hơn.
- Chất Liệu Pu Là Gì? Da Pu Có Bền Không, Ưu Nhược Điểm Giả Da Pu
- Tips đơn giản chọn áo kiểu dành cho người mập hack dáng siêu đỉnh
- Hướng dẫn chi tiết cách đánh giày tại nhà giúp duy trì độ bền, sáng bóng!
- Cách vệ sinh giày thể thao sạch như mới hiệu quả ngay tại nhà
- 6 Cách mix áo thun phối sơ mi nam năng động, trẻ trung
Đau lưng bên trái là gì?
Đau lưng bên trái là cảm giác đau vùng lưng dưới bên trái của cơ thể. Các loại đau lưng ở vị trí này rất đa dạng như đau nhói, đau buốt, đau châm chích. Tương tự, cường độ và tần suất đau thắt lưng bên trái ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Những điều này phụ thuộc lớn vào tình trạng sức khỏe, khả năng của cơ xương khớp và các bệnh nền khác. (1)
Đau lưng bên trái, thường gặp nhất là đau thắt lưng bên trái, được biết là một loại bệnh lý cơ xương khớp thường gặp nhất. Nguyên nhân mà đau thắt lưng phổ biến trong các loại đau lưng là vì cấu trúc xương ở người người. Con người là sinh vật đi bằng hai chân, do đó phần xương vùng thắt lưng là nơi chịu phần lớn áp lực từ các hoạt động đi, đứng, chạy nhảy ở người.
Cấu tạo vùng xương thắt lưng ở người gồm có 5 cột sống, trong đó đốt sống thắt lưng thứ 5 nối liền với đốt sống cùng số 1. Nhân đĩa đệm là cơ quan giúp hấp thụ lực, từ đó người thực hiện các hoạt động cúi, duỗi, ưỡn người hoặc xoay vặn. Rễ thần kinh chui vào các lỗ bên trong xương và gai xương sống là nơi để các nhóm cơ cột sống bám vào.
Khi một người xuất hiện cơn đau lưng đột ngột, đặc biệt là nhóm người trẻ, hầu hết là do hệ lụy từ những thói quen hoạt động kéo dài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đau vùng lưng bên trái là triệu chứng của những bệnh liên quan đến cơ xương khớp như:
- Đau xơ cơ
- Thoái hóa mấu khớp
- Tràn dịch mấu khớp
- Lệch nhân đĩa đệm
- Thần kinh tọa
Một lưu ý mà người lớn tuổi và gia đình cần lưu tâm, vùng xương thắt lưng và vùng đốt sống cùng là vị trí thường bị di căn các tế bào ung thư nhiều nhất. Vì thế, khi người cao tuổi đột ngột xuất hiện triệu chứng đau lưng hoặc đau lưng trái kéo dài, cần được đi chụp cắt lớp để bác sĩ kiểm tra tình trạng vùng thắt lưng và đốt sống cùng kịp thời.
Triệu chứng khi bị đau nhói sau lưng trên bên trái
Triệu chứng khi bị đau lưng bên trái được nhận biết điển hình nhất là cơn đau ở vùng thắt lưng có thể kéo dài dai dẳng hoặc bùng phát theo từng đợt. Tùy mỗi người mà mức độ cơn đau sẽ có cường độ khác nhau. Dù vậy, các cơn đau thường sẽ gây bất tiện trong các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của người bệnh. (2)
Ngoài ra, tình trạng này còn được nhận biết với những triệu chứng kèm theo sau:
- Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở lưng, vai
- Căng cơ
- Tính linh hoạt của xương bị giảm rõ rệt, vùng thắt lưng hoặc toàn lưng có hiện tượng bị cứng
- Yếu hoặc tê ở vùng cánh tay hoặc chân
- Mất kiểm soát bàng quang do sự ảnh hưởng từ vùng xương chậu lên bàng quang
- Tê hoặc ngứa ran bàng quang
Cần lưu ý, nếu bệnh nhân xảy ra hiện tượng tiểu không tự chủ, cần đến bác sĩ gấp để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Tình trạng đau lưng dẫn đến tiểu không tự chủ là một dấu hiệu nghiêm trọng, báo hiệu cho các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân bị đau thắt lưng bên trái
1. Tổn thương hoặc căng cơ
Nguyên nhân bị đau thắt lưng bên trái do tổn thương cơ hoặc tình trạng căng cơ kéo dài vô cùng phổ biến với nhóm đối tượng người bệnh trẻ tuổi. (3)
Khi người bệnh liên tục có các hoạt động đứng, chạy với cường độ quá mức, phần xương vùng thắt lưng và đốt sống cùng sẽ chịu một áp lực lớn từ cơ thể, tạo ra sự căng cơ. Việc nhóm cơ bị lạm dụng quá mức, căng cơ kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng đau thắt lưng bên trái.
2. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị rách lớp vòng sợi bên ngoài, hoặc lớp vòng này bị suy giảm rõ rệt khả năng giãn. Từ đó, nhân nhầy bên trong khớp bị rò rỉ ra bên ngoài và chèn ép rễ thần kinh, gây ra những cơn đau tại vị trí đó.
Thoát vị đĩa đệm là một hậu quả của việc lao động quá sức, nói cách khác là tạo áp lực lên vùng cơ xương nhiều khiến cột sống bị tổn thương. Bệnh này có thể được xem như là một biến chứng của tình trạng căng cơ nói trên. Do vậy, khi người bệnh có triệu chứng đau thắt lưng bên trái do tính chất công việc, rất có khả năng người bệnh đã bị thoát vị đĩa đệm
Một số loại thoát vị đĩa đệm có thể gây ra cơn đau lưng bên trái gồm:
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
- Thoái hóa khớp ở khớp mặt
- Rối loạn chức năng khớp
3. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận hay viêm thận là tình trạng thận, cụ thể là cầu thận bị vi khuẩn gây hại xâm nhập. Chức năng lọc máu ở thận do vậy mà bị suy giảm đi đáng kể.
Tuy thận là một bệnh thuộc về hệ tiết niệu, nhưng theo cấu trúc sinh học, thận nằm ở vùng lưng dưới, gần với các xương thắt lưng và xương đốt sống cùng. Đây là nguyên nhân khi người bệnh trải qua các cơn đau do nhiễm trùng thận mang lại, sẽ dễ bị nhầm lẫn là đau lưng hoặc đau thắt lưng.
4. Sỏi thận
Sỏi thận gây đau lưng thường là các trường hợp người bệnh có sỏi với kích thước lớn. Các triệu chứng thường gặp ở sỏi thận là căng tức vùng hông và thắt lưng kéo dài.
Xem thêm : Quần nâu phối áo màu gì? Mách bạn phối đồ với quần nâu cực chuẩn
Việc các sỏi bên trong thận di chuyển sẽ gây va chạm với thận, khiến cho thận bị tổn thương như trầy xước hoặc chảy máu. Điều này dẫn đến cơn đau ở vị trí thận, nằm ở vùng thắt lưng. Chính vì thế, triệu chứng này của sỏi thận cũng có thể gây ra đau thắt lưng bên trái.
5. Viêm tụy
Viêm tụy là một bệnh khởi phát gây ra triệu chứng đau lưng trái ở người bệnh. Theo cấu trúc sinh học, tuyến tụy, có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa lượng đường bên trong máu, nằm ngang qua xương cột sống lưng. Khi tuyến tụy bị viêm sưng, vị trí cột sống có tuyến tụy đi ngang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tổn thương này, dẫn đến đau thắt lưng bên trái.
6. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh tiết niệu, phát bệnh khi các mô tế bào tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung. Hiện nay vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào về việc nguyên nhân trực tiếp gây ra lạc nội mạc tử cung là gì.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra đau thắt lưng bên trái là do các cơn đau khởi phát từ buồng trứng và ống dẫn trứng ảnh hưởng.
7. Viêm khớp
Viêm khớp là một trong những tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Viêm khớp là hiện tượng các mô khớp bị phá vỡ theo thời gian. Điều này thường thấy ở quá trình lão hóa xương theo tự nhiên của người cao tuổi.
Viêm khớp làm suy giảm khả năng linh hoạt, cứng vùng khớp bị viêm. Bệnh gây bất tiện cho người bệnh, phổ biến với các triệu chứng lâm sàng như đau thắt lưng bên trái, đau thắt lưng bên phải và khó di chuyển các vị trí này.
8. Gãy xương do căng thẳng
Vỡ xương do mỏi hay gãy xương do căng thẳng là hiện tượng cấu trúc xương hoặc các đốt sống bị phá huỷ hoàn toàn. Tuy nhiên, gãy do căng thẳng đặc trưng với kiểu gãy không hoàn toàn và đường gãy thường chỉ là vết lõm ở giữa thân xương, đây là dấu hiệu giúp phân biệt với gãy xương bẩm sinh.
Cơ chế bệnh sinh gãy xương vì vận động cũng chưa được lý giải rõ ràng và có thể liên quan đến việc mất cân đối giữa sức mạnh xương và stress cơ học quá ngưỡng đàn hồi xương một cách bất thường. Hiện nay gãy xương stress được chia làm 2 loại: Gãy xương do mỏi vì cấu trúc xương chịu lực tác động quá lớn, gãy xương do căng thẳng vì ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác.
9. Mang thai
Mang thai là quá trình thay đổi nội tiết tố nhiều nhất phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ dễ gặp nhiều các vấn đề sức khỏe do sự thay đổi này. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra đau lưng ở thai phụ.
Tuy nhiên, vấn đề đau lưng bên trái ở phụ nữ là do sự tăng tiết hormone relaxin, không phải do bất thường ở cơ xương khớp. Vì vậy, thai phụ có thể giảm bớt lo lắng và thực hiện một số phương pháp giảm đau tại nhà.
10. Rối loạn chức năng khớp
Rối loạn cơ xương khớp gọi chung là sự suy giảm chức năng các khớp và bộ phận liên quan đến vận động của khớp bao gồm: gân, xương, khớp, cơ, sụn, . .. Bệnh đa phần gặp phải ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc hoặc ngồi làm việc với tư thế không đúng.
Rối loạn cơ xương khớp có thể gặp ở bất kì vị trí nào của cơ thể, hay gặp nhất là vùng các khớp ít vận động như: cánh tay, vai, gáy, cổ, hông, lưng, đầu gối, bàn chân, . .. Các rối loạn hay gặp bao gồm: đau thắt lưng bên trái, viêm đĩa đệm, thoái hoá cột sống, bệnh gout, viêm cơ tim, viêm khớp dạng thấp, . ..
11. Khối u ở cột sống
Hầu hết các khối u cột sống gây đau nhức lưng và cũng có thể bị tổn thương dây thần kinh, ví dụ như liệt hoặc yếu. Một số ít trường hợp sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào. Các triệu chứng ung thư cũng sẽ khác nhau rất lớn tùy theo vị trí và loại u cụ thể.
U cột sống có thể gây đau lưng bằng cách làm suy yếu một số cơ mạnh khoẻ, thoát vị đĩa đệm, hay chèn ép nhiều dây thần kinh ở vùng này.
Triệu chứng hay thấy của u cột sốt sống là đau thắt lưng trái, đau lưng vùng trên hoặc lưng trung tâm. Các cơn đau của u cột sống thường ở vùng lưng trên hay trung tâm. Trong khi những cơn đau lưng bất thường sẽ ở vùng lưng dưới hoặc bụng. Khoảng 70% khối u sẽ nằm ở vùng này.
12. Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống thường là do tai nạn đột ngột gây nên. Với nguyên nhân này, cột sống chịu tổn thương trực tiếp. Từ đó, ảnh hưởng đến hết tất cả những vùng cơ xương xung quanh, trong đó có vùng xương thắt lưng.
Triệu chứng hiển nhiên của chấn thương cột sống là làm hạn chế hoặc mất tạm thời khả năng hoạt động của tất các hoạt động cần sử dụng đến cột sống. Bệnh đi kèm với tình trạng đau lưng bên trái, hoặc cả hai bên của người bệnh.
Biến chứng nhức vùng lưng bên trái
Xem thêm : Các mẫu thắt dây giày Jordan 1 low đẹp cho người sành điệu
Biến chứng của đau lưng bên trái không chỉ dừng lại ở sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của người bệnh.
Các cơn đau lưng bên trái, mặc dù gây ra bất tiện ít hay nhiều, người bệnh cũng cần đi thăm khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Hơn nữa, thời gian điều trị nhanh sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tối đa nguy cơ bị biến chứng của đau thắt lưng bên trái.
Một số biến chứng điển hình của đau lưng bên trái mà người bệnh cần lưu ý gồm: (4)
- Đau lưng mạn tính
- Sụt giảm trầm trọng sức khỏe tâm thần do cơn đau lưng mạn tính
- Sự giảm vận động do đau lưng bên trái là tiền đề của những bệnh tim mạch, béo phì, viêm khớp, đái tháo đường
Phương pháp chẩn đoán
Xquang
Phương pháp chẩn đoán đau lưng bên trái thông thường là chẩn đoán hình ảnh, chụp xquang.
Người bệnh sau khi thực hiện chẩn đoán lâm sàng sẽ được chỉ định đi chụp xquang để bác sĩ có thể xem xét rõ hơn về tình trạng xương vùng thắt lưng. Phương pháp chụp xquang chủ yếu là chẩn đoán hình dáng và cấu trúc của xương.
MRI
Phương pháp chẩn đoán MRI với người bị đau lưng bên trái cũng là một trong những cách chẩn đoán hiện đại và phổ biến hiện nay. MRi sử dụng sóng vô tuyến từ trường để cung cấp cho bác sĩ hình ảnh bên trong vùng lưng và thắt lưng của người bệnh rõ nét với các cơ quan, xương cơ và mạch máu.
Sử dụng kết quả MRI, bác sĩ không chỉ có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng sức khỏe cơ xương khớp của người bệnh, mà cũng có thể tiên lượng được các biến chứng hoặc nguy cơ mà người bệnh có thể gặp phải.
CT
Chụp CT, tên đầy đủ là chụp cắt lớp vi tính, cũng là một phương pháp chẩn đoán đau thắt lưng bên trái bằng hình ảnh gần giống với phương pháp MRI.
Điểm khác nhau giữa chụp CT và MRI là chụp CT sẽ sử dụng tia X, thu thập các hình ảnh lát cắt hoặc cắt ngang của cơ thể.
Chụp CT được sử dụng để chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, rối loạn cơ, gãy xương hoặc xác định vị trí các khối u bất thường.
Cách điều trị đau lưng bên trái
Cách điều trị đau lưng bên trái được ưu tiên nhất là người bệnh cần đến thăm khám với các bác sĩ chuyên môn. Việc này giúp người bệnh được điều trị kịp thời, phù hợp với tình trạng tổn thương vùng cơ xương và thể trạng của mình.
Ngoài ra, đối với những trường hợp nhẹ hoặc người bệnh chưa thể đi thăm khám ngay, thai phụ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị sau đây để làm thuyên giảm tình trạng này:
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm NSAID hoặc thuốc giãn cơ
- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc tạo áp lực lớn lên vùng thắt lưng và các vị trí có cơn đau
- Tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường cơ lưng và cơ bụng
Biện pháp phòng ngừa chứng đau nhức lưng vùng trái
Tình trạng đau lưng bên trái không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện những điều sau:
- Tập trung duy trì và tăng cường sức khỏe cơ lưng bằng cách tập thể dục
- Giảm tình trạng đặt áp lực lớn thường xuyên lên cột sống và vùng xương thắt lưng
- Luôn giữ tư thế thẳng, phụ nữ hạn chế đi giày cao gót giúp tạo sự ổn định cho vùng lưng
- Không nên nằm hoặc ngồi quá lâu, điều này sẽ khiến cơ lưng bị yếu đi, trì trệ
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Đau lưng bên trái là một dấu hiệu cho thấy vùng cơ xương ở thắt lưng bị tổn thương. Mặt khác, đau thắt lưng bên trái cũng là một triệu chứng điển hình cho hầu hết các bệnh cơ xương khớp xảy ra tại vùng xương thắt lưng. Có rất nhiều nguyên nhân tác động lên vùng xương này và gây ra các cơn đau thường thấy. Người bệnh được khuyến khích đi khám bác sĩ ngay khi các triệu chứng xuất hiện và không có dấu hiệu thuyên giảm trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày. Như vậy, người bệnh sẽ có thể hạn chế các rủi ro gặp biến chứng hoặc bị đau lưng mạn tính về sau.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười hai 6, 2024 4:44 chiều