3 loại xi đánh giày phổ biến nhất hiện nay

3 loại xi đánh giày phổ biến nhất hiện nay

3 loại xi đánh giày phổ biến nhất hiện nay

các loại xi đánh giày

1. Xi đánh giày là gì?

Xi đánh giày là một loại chất hồ có dạng sáp, kem hoặc nước dùng để chăm sóc giày da. Trước kia các hãng tận dụng hai sản phẩm tự nhiên có khả năng tạo độ bóng là sáp và mỡ để làm xi đánh giày. Tuy nhiên các vật liệu này không đem đến hiệu quả cao nhất cho da giày. Sau nhiều năm nghiên cứu, các hãng đã tìm ra công thức làm xi đánh giày hiện đại hơn là sử dụng các hỗn hợp vật liệu tự nhiên gồm Naphtha, thuốc nhuộm, dầu thông và các chất gôm arabic trong quá trình hóa học tạo thành (Theo Wikipedia).

2. Các loại xi đánh giày

Trên thị trường ngày nay có 3 loại xi đánh giày phổ biến nhất là xi sáp (Wax/ Paste), Xi kem và xi nước. Mỗi loại xi có công dụng và ưu nhược điểm riêng. Bạn cần phân biệt được 3 loại xi để sử dụng cho phù hợp với tình trạng giày của mình và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Xi kem (Shoe Cream) – Chuyên Phục hồi màu sắc

  • Thành phần chính: Dầu và thuốc nhuộm tạo màu.
  • Công dụng: che vết trầy xước, phục hồi/ tạo màu sắc cho da giày, chống thấm nước, dưỡng ẩm/ làm mềm da ở một mức độ nhất định. Hiện nay xi kem được bán với rất nhiều màu sắc, bạn có thể lựa chọn màu xi phù hợp với giày để đánh nhé.
  • Tình trạng giày phù hợp: giày da đã cũ, sử dụng được một thời gian, có nhiều vết xước, phai màu.
  • Cách sử dụng: Vì xi kem có tác dụng phục hồi giày nên bạn chỉ sử dụng khi thấy giày đã cũ và bạc màu. Hoặc 1 tháng/ lần.
  • Nhược điểm: Không khuyến khích sử dụng xi kem cho giày da mới vì xi kem có thể làm mất màu sắc gốc của da. Ngoài ra xi kem cũng không có khả năng tạo độ bóng đẹp cho da giày.

Xi sáp (Wax/ Paste) – Chuyên tạo độ bóng, làm sáng da giày

Xi sáp là loại xi phổ biến nhất trên thị trường và được hầu hết quý ông ưa chuộng.

  • Công dụng: làm sáng và tạo độ bóng cho da giày.
  • Tình trạng giày phù hợp: giày mới.
  • Cách sử dụng: Nếu bạn thường xuyên mang giày hãy đánh xi sáp hàng ngày để luôn giữ độ bóng cho da giày. Nếu bạn ít mang giày thì tần suất 1 tuần/ lần.
  • Nhược điểm: Không khuyến khích sử dụng cho giày da cũ, xuống cấp vì thành phần xi sáp chứa ít dưỡng chất nên khá khô, chỉ nằm trên bề mặt da, không đi sâu vào bên trong để dưỡng ẩm và phục hồi da.

Xi nước

  • Công dụng: Xi nước là sự kết hợp của 2 loại xi sáp và xi kem nên có mọi công dụng của 2 loại xi trên từ đánh bóng da, che vết trầy xước đến khả năng dưỡng ẩm và giữ màu. Dạng nước còn giúp đánh bóng giày rất nhanh chỉ từ 10-15 phút. Xi nước có thiết kế dạng chai và đầu xịt nên khá dễ sử dụng cũng như dễ dàng kiểm soát lượng xi khi xịt hơn.
  • Tình trạng giày phù hợp: Mọi loại giày.
  • Nhược điểm: Có chứa nhiều chất hoá học nên có thể gây ảnh hưởng xấu và phá vỡ cấu trúc của da giày. Về lâu dài sẽ làm giảm chất lượng da.

3. Cách đánh xi giày

Đánh xi giày khá đơn giản, bạn có thể tự làm tại nhà chỉ với 3 bước sau:

  • Bước 1 – Vệ sinh giày sạch sẽ: Trước khi đánh xi cho giày bạn hãy đảm bảo giày đã được làm sạch. Dùng khăn mềm ẩm lau toàn bộ giày từ trong ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó phơi giày từ 1-2 tiếng cho khô.
  • Bước 2 – Đánh xi: Với xi nước, bàn chải được gắn trực tiếp trên đầu chai xi. Dùng loại bàn chải thật mềm để chấm xi, đánh lên mặt da của giày thật đều tay, đánh hết xung quanh các mặt da của giày dép, đánh liên tục cho đến khi bàn chải không còn dính xi.
  • Bước 3 – Đánh bóng: Sau đó dùng bàn chải sạch khác đánh lại, đánh cho mạnh, đều, giày dép sẽ nổi lên màu bóng và tăng thêm độ mềm cho da. Chú ý những nơi bàn chải không đánh tới bạn nên sử dụng tăm bông hoặc khăn cotton mềm thay thế.

Lưu ý: Xi đánh giày cũng có tác dụng tương tự với các đồ da khác như thắt lưng, túi, ví da, da các bạn nhé.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã nắm được về 3 loại xi đánh giày phổ biến nhất hiện nay và công dụng của mỗi loại. Hy vọng bạn sẽ mua được sản phẩm phù hợp với tình trạng giày của mình nhé.

Tuy nhiên xi đánh giày chỉ có tác dụng chính là làm bóng và phục hồi giày bị hỏng da nhẹ. Nếu da giày đã xuống cấp, phai màu, tróc da nhiều thì bạn hãy gửi giày sang Extrim để phục hồi giày như mới với kỹ thuật viên có kinh nghiệm và các sản phẩm chuyên dụng hơn nhé.

Xem thêm:

>> So sánh xi kem và xi sáp

>> 5 cách bảo quản giày tây giúp giày luôn mới

>> Hướng dẫn vệ sinh giày da

Biên tập: Ánh Tuyết

This post was last modified on Tháng mười hai 6, 2024 3:54 chiều