Hướng dẫn cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Hướng dẫn cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Hướng dẫn cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

cách đo bàn chân

Việc nắm rõ cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ có thể giúp bố mẹ sớm phát hiện bé đang gặp vấn đề, từ đó có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Mặc dù bàn chân bẹt có khả năng xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng theo nghiên cứu, vấn đề sức khỏe này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu không sớm được chữa trị hiệu quả, hội chứng bàn chân bẹt có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Phụ huynh có thể kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ bằng các phương pháp đơn giản tại nhà

Vậy, bố mẹ đã biết cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ chưa? Làm sao để điều trị tình trạng này hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Cấu trúc bàn chân của trẻ sơ sinh phần lớn là mô mềm. Theo thời gian, các mô này sẽ cùng với dây chằng hình thành nên vòm bàn chân, chịu trách nhiệm:

  • Hỗ trợ cơ thể giữ thăng bằng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại.
  • Thuyên giảm áp lực từ mặt đất lên khớp cổ chân, đầu gối, hông và thắt lưng khi di chuyển.

Quá trình trên thường diễn ra khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Nếu qua thời kỳ này vòm bàn chân vẫn chưa hình thành, trẻ được xem là đã mắc hội chứng bàn chân bẹt. Lúc này, vì toàn bộ bề mặt lòng bàn chân đều tiếp xúc với mặt đất nên trẻ nhỏ thường có cảm giác đau nhức khó tả ở mỗi bước đi, đồng thời còn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng.

Bàn chân bẹt còn gây ra cong vẹo cột sống, để kiểm tra xem trẻ có bị cong vẹo cột sống không, bạn hãy xem bài viết “Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống“ nhé.

2. Hướng dẫn bố mẹ cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Theo nhiều chuyên gia, độ tuổi đáp ứng điều trị bàn chân bẹt ở trẻ tốt nhất thuộc khoảng 3 – 7 tuổi. Vì vậy, khi bé lên 3, bố mẹ có thể kiểm tra độ lõm bàn chân của bé bằng những cách sau.

Sự khác nhau giữa bàn chân bẹt và bàn chân bình thường

Phương pháp 1

  • Làm ướt toàn bộ lòng bàn chân của bé. Lưu ý: có thể dùng nước sạch hoặc dung dịch có màu để dễ nhận dạng dấu chân.
  • Chuẩn bị một tờ giấy trắng hoặc bìa carton và yêu cầu trẻ đặt chân lên sao cho tờ giấy hoặc bìa carton hiện rõ dấu chân.
  • So sánh dấu chân của bé với hình dưới đây, từ đó xác định trẻ có bị bàn chân bẹt hay không.

Phương pháp 2

Tương tự cách 1, biện pháp này cũng được dùng để kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ bằng cách so sánh dấu chân. Tuy nhiên, thay vì để bé in dấu chân trên giấy, phương pháp này sử dụng cát để lưu lại dấu chân của bé.

Phần cát lún xuống có hình bàn chân với đường cong rõ ràng cho thấy chân của trẻ phát triển bình thường. Ngược lại, nếu dấu chân trên cát đầy đặn, không có đường cong này, bé có nguy cơ cao mắc chứng bàn chân bẹt.

Phương pháp 3

Khác với hai phương pháp trên, ở cách kiểm tra này, bố mẹ sẽ dùng ngón tay để tìm kiếm vòm bàn chân khi bé đứng trên sàn nhà. Nếu ngón tay không luồn vào lòng bàn chân của trẻ, trẻ có thể đã bị bàn chân bẹt.

Xem thêm: > 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt > Trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không? > Trẻ bị bàn chân bẹt: Bố mẹ nên và không nên làm gì?

3. Bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ?

Theo nghiên cứu, bàn chân bẹt có khả năng phát triển từ yếu tố di truyền nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Phần lớn trường hợp, tình trạng vòm bàn chân của bé không thể phát triển bình thường xuất phát từ tác động môi trường bên ngoài.

Vì vậy, để phòng ngừa trẻ bị bàn chân bẹt, bố mẹ nên:

  • Không tập cho trẻ thói quen mang dép tông hoặc sandals khi ra ngoài. Phần đế của các loại giày, dép này thường phẳng và cứng, có thể gây cản trở cho sự hình thành lõm bàn chân nếu bé thường xuyên sử dụng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho bé. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể khiến cơ bàn chân cũng như dây chằng suy yếu, không đủ khả năng hình thành vòm bàn chân.

4. Bàn chân bẹt ở trẻ có thể điều trị như thế nào?

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, nếu không được điều trị ngay từ sớm, tình trạng bàn chân bẹt có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, gây tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống của trẻ sau này.

Cụ thể hơn, cấu trúc xương bàn chân sẽ thay đổi bất thường, kéo theo sự biến đổi ở cấu trúc khớp gối cũng như thắt lưng. Từ đó, trẻ phải chịu đựng những cơn đau khó tả mỗi khi cử động các bộ phận này. Ngoài ra, một số biến chứng do bàn chân bẹt gây nên gồm:

  • Cong vẹo cột sống
  • Viêm hoặc thoái hóa khớp
  • Suy giảm khả năng vận động và di chuyển

Xem thêm bài viết trên báo Lao Động: Tật bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?

Do đó, ngay từ khi trẻ 2 tuổi rưỡi, bố mẹ nên bắt đầu quan sát sự phát triển ở bàn chân. Nếu bé có biểu hiện mắc bệnh, hãy cho bé mang đế chỉnh hình bàn chân càng sớm càng tốt để định hình lại cấu trúc bàn chân, nhờ đó khôi phục chức năng vốn có mà không cần phẫu thuật.

Ngoài ra, việc điều trị ngay từ đầu còn góp phần nâng cao tỷ lệ điều trị thành công, đồng thời hỗ trợ bé phát triển bình thường.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng đế chỉnh hình nên được chế tạo theo số đo cũng như hình dạng bàn chân của bé để đem lại kết quả tốt nhất. Việc sử dụng đế có sẵn hoặc được chỉ định từ bác sĩ không chuyên thường không mang đến hiệu quả như mong đợi.

5. Điều trị chứng bàn chân bẹt cho trẻ ở đâu?

Đơn vị chuyên khoa hàng đầu trong việc chữa trị hội chứng bàn chân bẹt hiện nay tại Việt Nam là Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Với thiết bị CAD-CAM, một dạng công nghệ kỹ thuật số đến từ Hoa Kỳ và Thụy Sĩ, bác sĩ ở ACC có thể dễ dàng đo được mật độ lòng bàn chân hiện tại của bàn chân, từ đó xác định chính xác độ cao cần thiết cho lõm bàn chân của người bệnh.

Công nghệ CAD-CAM hiện đại đo mật độ lòng bàn chân

Những dữ liệu trên cùng với kích cỡ và hình dáng bàn chân bệnh nhân sẽ được xử lý trên máy tính, sau đó được chuyển đến đội ngũ chuyên viên kỹ thuật. Dựa vào đó, các chuyên viên sẽ làm ra đế chỉnh hình bàn chân được “đo ni đóng giày” phù hợp nhất cho tình trạng của từng bệnh nhân.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và đẩy nhanh quá trình phục hồi, các bác sĩ chuyên khoa tại ACC còn hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài tập có tác dụng hỗ trợ vòm bàn chân hình thành ổn định hơn.

Quan sát hình dạng dấu chân là một trong những cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ thông dụng nhất. Nếu nghi ngờ trẻ đang bị bàn chân bẹt, bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám ACC để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho bé yêu nhé.

Chúng tôi đã liệt kê những câu hỏi mà phụ huynh thường thắc mắc khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ, nếu cũng thắc mắc, bạn hãy xem qua nhé.

This post was last modified on Tháng mười một 29, 2024 1:19 sáng