Cách nuôi dạy con gái theo giai đoạn & +10 nguyên tắc nên nhớ

Cách nuôi dạy con gái theo giai đoạn & +10 nguyên tắc nên nhớ

Cách nuôi dạy con gái theo giai đoạn & +10 nguyên tắc nên nhớ

cách dỗ con gái

1. Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi

Những năm đầu đời của trẻ giống như một tờ giấy trắng. Những gì ba mẹ hướng dẫn, giáo dục sẽ trở thành nền tảng cho sự phát triển của con sau này. Vì vậy, việc nuôi dạy trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là vô cùng quan trọng.

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là thời điểm mà trẻ vô cùng tò mò về thế giới xung quanh. Nếu trước 12 tháng tuổi, trẻ tập phát triển các kỹ năng cơ bản cho bản thân thì giai đoạn sau đó trẻ tập trung phát triển các hành vi giao tiếp xã hội. Để hỗ trợ con phát triển trong giai đoạn này, ba mẹ cần tập trung vào các khía cạnh quan trọng như ăn uống, nghỉ ngơi, vận động của con.

Đầu tiên và quan trọng nhất, con cần được cung cấp một chế độ ăn uống cân đối với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ, trái cây, thịt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa. Tiếp đến, ba mẹ cần tạo môi trường an toàn để con được thoải mái di chuyển, vận động bằng cách loại bỏ các vật dụng nguy hiểm và đảm bảo không gian xung quanh thoáng đãng.

Với bé gái, phụ huynh có thể mua cho con những đồ chơi mà bé yêu thích như búp bê, đồ chơi nhà bếp, đồ chơi trang điểm, thú bông,.. Những món đồ với màu sắc bắt mắt và hình dáng đáng yêu sẽ giúp trẻ phát huy sự sáng tạo và tăng cường giao tiếp một cách tự nhiên.

Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh mẽ về nhận thức và ngôn ngữ. Phụ huynh nên dành thời gian tương tác, đọc sách và hát nhạc cùng con, cho con học các thẻ từ vựng để tăng cường vốn từ và nhanh học nói.

Từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ học hỏi nhiều nhất. Trong giai đoạn này, ba mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm như múa, hát,… Điều này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và hòa đồng.

Ba mẹ nên dạy các bé gái cách chào hỏi, biết cư xử lịch sự, nói cảm ơn và xin lỗi, cũng như biết cách sắp xếp ngăn nắp đồ chơi và quần áo sau khi sử dụng. Những thói quen nhỏ này sẽ góp phần hình thành nên nhân cách của trẻ, giúp con trở nên ngoan ngoãn, biết lắng nghe, tránh xa những thói quen tiêu cực và không phụ thuộc quá nhiều vào sự hướng dẫn của ba mẹ.

2. Giai đoạn từ 6 – 14 tuổi

Các bé gái từ 6 – 14 tuổi sẽ có sự phát triển vượt bậc về mặt nhận thức cũng như thể chất so với những năm đầu đời. Ở độ tuổi này, con bắt đầu đi học, được tiếp xúc với nhiều môi trường và trải nghiệm nhiều điều mới mẻ hơn. Con cũng bắt đầu hình thành tư duy và có chính kiến cá nhân.

Ở giai đoạn này, trẻ cần nhất là được ba mẹ giáo dục về nhận thức đúng đắn cũng như ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện về thể chất. Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 10 cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15 cm một năm ở độ tuổi 12 (Nguồn: Báo Tuổi trẻ). Chính vì vậy, vai trò của khẩu phần ăn càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của bé gái trong giai đoạn này. Ba mẹ nên chú ý bổ sung cho con các chất dinh dưỡng chính để tăng trưởng và phát triển gồm protein, sắt, canxi, vitamin A, vitamin D, iot và kẽm.

Ngoài ra, so với các bé trai, bé gái ở tuổi vị thành niên dễ xuất hiện cảm giác bi quan khi thất bại hơn do tính cách có phần yếu đuối và cảm xúc hơn. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng rơi vào trầm cảm cao hơn.

Để ngăn chặn điều này, theo các chuyên gia thì ba mẹ nên dạy trẻ cách đối mặt với thất bại trong học tập, trong các hoạt động mà con tham gia,… Ngoài ra, phụ huynh cũng nên dạy con gái cách tự khoan dung với lỗi lầm của chính bản thân mình thay vì liên tục dằn vặt và buồn bã. Bằng cách này, các bé gái có thể mạnh mẽ tự đứng lên sau những vấp ngã và biết cách yêu thương bản thân mình nhiều hơn.

Ngoài học trên trường, ba mẹ nên tạo điều kiện để con tham gia vào các hoạt động mà các bé gái thường yêu thích. Ví dụ như học vẽ, học nhạc, học nấu ăn,… Sự khuyến khích từ ba mẹ sẽ giúp trẻ khai phá tiềm năng và phát triển đam mê của mình.

3. Cách giáo dục con gái ở tuổi dậy thì

Thông thường, bé gái thường bắt đầu dậy thì sớm hơn so với bé trai. Điều này dẫn đến việc suy nghĩ và tư tưởng của các bé gái thường phát triển nhanh hơn so với các bé trai. Ở tuổi này, con gái thường nhận thức rõ ràng hơn về việc bản thân không còn là trẻ con nữa và do đó, mong muốn được cha mẹ tôn trọng và thấu hiểu.

Tuổi dậy thì thường đi kèm với biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý. Điều ba mẹ cần làm là lắng nghe và đồng hành cùng con trong việc thích nghi với những sự thay đổi này. Đặc biệt, vai trò của người mẹ trong giai đoạn này rất quan trọng. Vì bản thân mẹ cũng từng trải qua thời kỳ dậy thì, mẹ sẽ hiểu và dễ dàng chia sẻ, giúp đỡ con gái hơn.

Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn con có những suy nghĩ, định hướng riêng về tương lai. Phụ huynh hãy lắng nghe ý kiến, quan điểm và sở thích của con, thảo luận với con về những công việc, lĩnh vực hoặc sở thích mà con cảm thấy quan tâm. Ba mẹ cần tuyệt đối tránh áp đặt sự lựa chọn nghề nghiệp lên con. Thay vào đó, hãy tôn trọng quyết định của con và hỗ trợ con trong quá trình định hướng nghề nghiệp của mình.

This post was last modified on Tháng mười một 29, 2024 4:34 chiều