Nếu áp dụng cách giặt áo da và cách bảo quản đồ da tại nhà đúng cách bạn sẽ không phải bỏ ra một số tiền lớn cho việc mang chúng tới tiệm giặt là. Hơn nữa, việc tự xử lý vết bẩn trên áo da cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo chúng được làm sạch một cách cẩn thận và tỉ mỉ nhất.
Phân biệt các chất liệu da áo
Trước khi tiến hành xử lý và giặt áo da bạn cần nắm được chiếc áo đó được làm từ chất liệu nào, từ đó tìm ra cách giặt phù hợp giúp da không bị bong, nổ và biến dạng.
Bạn đang xem: Cách giặt áo da và cách bảo quản đồ da đơn giản mà không bị mốc
Các loại da phổ biến trong sản xuất áo da
Hiện nay, có 5 loại da được sử dụng phổ biến trong sản xuất áo da, cụ thể như sau:
-
Da lộn: Là phần mặt trái của da tự nhiên, bề mặt da có tính mềm, mịn và độ bền cao.
-
Da PU: Đâu là loại da công nghiệp rất phổ biến hiện nay. Da PU được đánh giá khá giống với da thật nhưng chất lượng lại thấp hơn rất nhiều.
-
Da Nappa: Còn có tên gọi khác là da kéo dãn được lấy từ da dê con hoặc da cừu với ưu điểm bền bỉ, mềm mại, xốp, dẻo.
-
Da Nubuck: Đây là loại da thật được mài mòn phần bề mặt có đặc tính thấm hút cao do bề mặt là bông mịn gần giống với da lộn.
-
Da Aniline: Là loại da được ưa chuộng nhất trong sản xuất áo khoác da với bề mặt da tự nhiên, tuy nhiên chúng thường khá bám bụi bẩn.
Cách giặt áo da nhanh chóng và hiệu quả
Ngay khi đã biết được chiếc áo của mình thuộc chất liệu da nào, bạn có thể tiến hành làm sạch áo với những Tips giặt áo da dưới đây.
Cách giặt áo theo từng loại da
Cách giặt áo da lộn
Với chất liệu da lộn, bạn cần xử lý và làm sạch thật cẩn thận bởi đây là loại da khá đắt đỏ và dễ bị xù nếu không giặt đúng cách. Áp dụng ngay 3 bước vệ sinh áo da lộn sau đây:
-
Bước 1: Loại bỏ hết bụi bẩn ở mặt ngoài của áo sau đó sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch.
-
Bước 2: Sử dụng xà phòng và nước để vệ sinh lớp lót trong.
-
Bước 3: Phơi khô áo ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp.
Loại bỏ vết bẩn bằng khăn mềm
Cách giặt áo giả da
Với giá thành rẻ, áo giả da được rất nhiều người lựa chọn. Đây cũng là loại áo dễ vệ sinh và dễ giặt.
-
Bước 1: Xử lý những vết bẩn bám ở lớp ngoài áo da bằng dung dịch chuyên dụng.
-
Xem thêm : 40 lời chúc mừng sinh nhật tuổi 19 cho bản thân và người thân yêu
Bước 2: Giặt nhẹ tay phần lót trong của áo với nước.
-
Bước 3: Phơi áo da tại nơi khô thoáng.
Cách giặt áo da lót lông
Bạn có thể áp dụng cách giặt giống với chất liệu da lộn. Chỉ cần lưu ý phần lông áo không nên vò tay vì dễ khiến lông bị xù.
5 mẹo giặt áo da đơn giản và hiệu quả tại nhà
Nếu bạn khó phân biệt chiếc áo của mình được làm từ chất da nào thì có thể áp dụng ngay 5 cách giặt áo da hiệu quả ngay sau đây nhé.
Cách giặt áo da bằng tay
-
Bước 1: Ngâm áo với nước giặt từ 10 – 15 phút. Lưu ý, cần lộn trái áo trước khi ngâm.
-
Bước 2: Là sạch áo bằng khăn mềm, bàn chải mềm.
-
Bước 3: Phơi khô tự nhiên hoặc sấy áo khi cần sử dụng gấp. Lưu ý, không dùng lực quá mạnh để vắt khô áo.
-
Bước 4: Nếu muốn bộ đồ trở nên mới hơn, bạn có thể sử dụng xi chuyên dụng để làm mới.
Cách xử lý áo da bằng dầu oliu
Dầu oliu vô cùng lành tính, chứa các hợp chất khử mùi, tạo độ bóng và ngăn ngừa nấm mốc. Hơn nữa đây cũng là nhiên liệu dễ kiếm và rẻ, phù hợp để bạn sử dụng trong làm sạch áo da.
Sử dụng dầu oliu để làm sạch áo da
-
Bước 1: Tạo hỗn hợp làm sạch từ dầu oliu, giấm và tinh dầu theo tỉ lệ 1:1:1.
-
Bước 2: Lấy hỗn hợp pha sẵn bằng bàn chải mềm sau đó chà lên bề mặt áo.
-
Bước 3: Sử dụng khăn khô mềm lau sạch những vết bẩn và hỗn hợp làm sạch trên áo.
Cách giặt áo da với máy giặt
-
Bước 1: Lộn trái áo da cho vào máy giặt.
-
Bước 2: Chọn nước giặt chuyên dụng cho áo da và không giặt chung với các loại quần áo khác.
-
Bước 3: Ưu tiên chế độ giặt bằng nước lạnh.
-
Bước 4: Phơi khô áo ở nơi thoáng mát.
Loại bỏ vết bẩn trên áo da bằng cồn
-
Bước 1: Pha hỗn hợp cồn với nước theo tỉ lệ 1:1.
-
Xem thêm : Bảng màu nhuộm tóc không cần tẩy dành cho nam, nữ
Bước 2: Sử dụng khăn mềm để lau các vết bẩn và nấm mốc trên bề mặt áo.
-
Bước 3: Lau sạch bề mặt da bằng khăn ẩm mềm.
Sử dụng kem đánh răng
-
Bước 1: Lấy một lượng kem đánh răng vừa phải cho lên vết bẩn.
-
Bước 2: Dùng đầu ngón tay chà xát lên vết bẩn và chờ 10 giây.
-
Bước 3: Dùng khăn mềm chà nhẹ lớp kem đánh răng sau đó lau sạch kem đánh răng.
Lưu ý khi giặt áo da
-
Hạn chế giặt máy: Cách giặt áo da bằng máy quá nhiều lần và không đúng cách sẽ dễ khiến áo bị mất form do nứt, nổ da. Do đó, khi giặt máy cần lưu ý lựa chọn chế độ có lực xoay không quá mạnh và không cài đặt thời gian giặt quá lâu.
-
Trời mưa không nên mặc áo da: Chất liệu da khá nhạy cảm với nước và dễ khiến nấm mốc phát triển nhanh trên áo nếu không được làm khô kịp thời.
-
Treo áo tại nơi khô thoáng: Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng nổ da và ngăn chặn vi khuẩn nấm mốc phát triển nhanh chóng.
-
Ưu tiên sử dụng móc gỗ để treo áo: Móc gỗ giúp giữ form dáng cho áo một cách an toàn nhất. Bởi khi dùng móc sắt dễ tạo thành các nếp gấp và điểm giãn nở trên áo, khiến áo bị nhăn và mất thẩm mỹ.
-
Không sấy áo da ở nhiệt độ cao: Sử dụng máy sấy dễ khiến da bị nổ, bong tróc và biến dạng chất liệu da áo.
Cách bảo quản áo da
Để áo da của bạn có độ bền cao, luôn giữ form dáng và không bị nhăn, mốc bạn cần bảo quản đồ da đúng cách.
-
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc áo ở dụng khí hoặc lỏng và phù hợp với chất liệu da.
-
Không để vật nặng hoặc đồ vật có kích thước lớn vào túi áo vì sẽ làm giãn da cực nhanh.
Bảo quản đồ da tại nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc
-
Hạn chế gắn những vật nhọn vào áo để hạn chế xuất hiện lỗ nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếc áo nhanh bị xuống cấp.
-
Xịt nước hoa hoặc gôm tóc khi mặc áo da vì chất cồn sẽ khiến da nhanh bị nổ.
-
Để ý tem/nhãn mác áo khi mới mua để nắm được thông tin về nhiệt độ, cách làm sạch, bảo quản để áp dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách giặt áo da và cách bảo quản đồ da đúng cách mà không bị mốc. Hy vọng Savani sẽ giúp bạn tìm được cách xử lý chiếc áo da yêu thích hiệu quả và phù hợp nhất.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười một 21, 2024 1:02 sáng