Khi đối diện với một người đang giận dữ, ta thường khó chịu và luống cuống không biết nên làm thế nào. Nếu bạn không biết cách xử lý cơn giận khéo léo, tình huống có thể còn tệ hơn.
Qua một vài cách thức được khuyến khích bởi chuyên gia, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tình thế, làm dịu đi bầu không khí giận dữ.
Bạn đang xem: 6 cách đơn giản để đối phó với cơn giận của người khác
Vì sao nên học cách đối phó với cơn giận của người khác
Có 4 lý do cho thấy việc đối phó với cơn giận của đối phương là hết sức quan trọng:
- Họ có thể tác động tiêu cực về mặt vật lý lẫn tinh thần lên bạn.
- Nếu bạn cũng đáp lại họ bằng cơn giận, bạn sẽ trông giống một kẻ gây hấn. Điều này đặc biệt cần lưu ý đối với các ngành dịch vụ, khi nhân viên ngành này phải thường xuyên đối diện với cơn giận của khách hàng.
- Xử lý khéo léo cơn giận của người khác giúp bạn duy trì hoặc ít nhất là không phá vỡ mối quan hệ. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy đỡ áp lực và chán nản trong công việc lẫn trong đời sống.
- Mọi người có thể học cách xử lý tinh tế của bạn và áp dụng trong các tình huống căng thẳng tương tự.
Nhận biết cơn giận tiềm tàng
Không phải lúc nào cơn giận của chúng ta cũng biểu hiện ra bên ngoài. Những cơn giận thường được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có kiểu tức giận được gọi là “passive aggressive” (tạm dịch: cơn giận thụ động), thường xảy ra trong môi trường công sở. Những dấu hiệu của cơn giận thụ động có thể kể đến như sau:
- Giả vờ không nghe hoặc không hiểu yêu cầu.
- Lảng tránh, cách xa những người liên quan.
- Lan truyền tin đồn, bàn tán sau lưng hoặc nói những lời bóng gió có tính “sát thương” đối phương.
- Hành xử bí mật.
- Biểu hiện “nụ cười không vui”.
- Cho thấy sự hụt hẫng và né tránh các cuộc trò chuyện.
- Có hành động tự hại bản thân hoặc gài bẫy để hại người khác.
Đối phó với cơn giận của đối phương
Như đã đề cập, kiểm soát và xử lý được cơn giận của người khác là một kỹ năng sống cần thiết. Nó vừa giúp giải quyết tình huống, vừa cho thấy năng lực của người giải quyết là bạn.
1. Giữ an toàn
Bạn nên rời khỏi khu vực xảy ra căng thẳng nếu bạn cảm thấy sự an toàn của mình không được bảo đảm. Bạn cũng nên lánh đi nếu cảm thấy bản thân chưa sẵn sàng thương lượng.
Xem thêm : Tránh bị Cám dỗ bởi Những trò Lừa đảo qua Tin nhắn giả mạo
Khi nguy cơ dẫn đến bạo lực quá lớn, bạn nên tìm một người khác để được hỗ trợ.
2. Đừng đáp lại bằng sự giận dữ
Thông thường, phản xạ đầu tiên của chúng ta khi đối diện với một người giận dữ là buồn bực, cơ thể bạn sẽ liên tục tiết ra các hormone thúc đẩy đáp trả bằng bạo lực.
Trong trường hợp đó, hãy cố hết sức để bình tĩnh và kiềm chế. Bạn có thể học cách kiểm soát cảm xúc, học cách hít thở sâu để rèn luyện sự bình thản trước các tương tác kém thiện chí.
3. Tách bản thân khỏi cơn giận
Một nghiên cứu vào năm 2012 được đăng trên SAGE Journals – nơi cập nhật những nghiên cứu học thuật về hành vi và xã hội – đã chỉ ra rằng, nếu một người hiểu rõ họ không phải là nguyên nhân của một cơn thịnh nộ nhất định, họ sẽ không thể bị đối phương làm hại. Sự thật là cơn giận của người khác không liên quan gì đến bạn cả. Bạn nên hiểu rõ điều này để có thể vượt qua tình huống dễ dàng hơn.
4. Xác định nguyên nhân
Xác định nguyên nhân vì sao đối phương giận dữ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý cơn giận. Bạn nên từ tốn hỏi và lắng nghe lý do vì sao họ giận dữ, đặt mình vào hoàn cảnh của họ, tránh ngắt lời và tiếp tục gợi mở cho đến khi họ có thể nói ra được lòng mình.
Khi đến lượt mình, bạn hãy bày tỏ với thái độ chân thành và nhẹ nhàng, hạ tông giọng, chú ý tránh các ngôn ngữ cơ thể có tính chất đe dọa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh phản hồi chung chung như: “Tôi hiểu cảm giác đó”, “Điều đó thật tệ”… Những mẫu câu này nên được thay thế bằng các diễn đạt cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự đồng cảm.
Xem thêm : 6 Cách buộc dây giày Jordan cổ thấp từ đơn giản đến phức tạp
Nếu bạn là người đang giận dữ, bạn sẽ muốn được đối xử như thế nào? Ví dụ, khi một người bạn, người thân hay người yêu tức giận với bạn, một câu hỏi nhẹ nhàng, xác nhận nguyên nhân của cơn giận là bước đầu để xoa dịu đối phương. Ví dụ, bạn có thể hỏi: “Có phải, bạn giận tôi là vì…?” hay “Hôm nay bạn có chuyện gì không vui à? Có thể nói cho tôi biết được không?”. Sau đó, hãy chậm rãi tiếp cận và hỏi han để họ có thể bày tỏ lý do của cơn giận đó.
5. Đưa ra giải pháp hoặc xin lỗi
Biện minh hay bào chữa không phải là cách xử lý khôn ngoan khi đối diện với một người đang giận dữ. Càng cố gắng đưa ra lý do cho hành động của mình, bạn chỉ càng làm mọi chuyện thêm nghiêm trọng.
Giải pháp hữu hiệu là đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho đối phương và xin lỗi họ. Trong một số trường hợp, “đánh trống lảng” bằng một trò chơi, câu nói đùa hoặc video hài hước trên mạng cũng là cách thức được khuyên dùng để làm dịu cơn giận dữ.
6. Chuyện trò về những cơn giận
Đa số chúng ta đều từng ít nhiều tiếp xúc với cơn giận của người khác. Đôi khi, ta cũng nhìn thấy hình ảnh đó trong chính căn nhà của mình. Cuộc sống gắn bó với một số người nhất định cho ta cơ hội ngồi xuống tâm tình cùng họ về những cơn giận sau khi đã nguôi ngoai.
Những cuộc trò chuyện này rất cần thiết để chữa lành tâm hồn của người tức giận lẫn người đối diện với sự tức giận. Trong lúc trò chuyện, bằng sự cảm thông và một chút quả quyết, ta nên giúp đối phương hiểu rõ rằng họ đã có hành động không đúng mực.
Bạn nên sử dụng ngôi thứ nhất để khuyên lơn, giải thích. Thay vì nói: “Vừa rồi, khi bạn hét toáng lên, bạn đã làm tôi rất bối rối và mệt mỏi đấy!”, hãy nói: “Tôi cảm thấy khá bối rối khi thấy bạn hét lên như thế, nhưng mọi chuyện cũng đã qua rồi. Tôi mong bây giờ bạn đã ổn hơn”.
Nhìn chung, giận dữ là một cảm xúc phổ biến. Dù bạn chọn cách xử lý nào, giữ bình tĩnh và quyết đoán là kim chỉ nam để cứu vãn mọi tình thế.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười một 30, 2024 11:13 chiều