Đi giày bị đau mũi chân là tình trạng không còn xa lạ với tất cả mọi người. Không chỉ phái đẹp mà ngay cả các cánh mày râu không ít lần gặp phải. Việc mang giày không đúng cách sẽ rất dễ khiến các ngón chân bị tổn thương và gây cảm giác đau nhói. Nếu bạn rơi vào trường hợp này mà vẫn chưa biết nên xử lý như thế nào, thì hãy tham khảo ngay những cách đi giày không bị đau mũi chân mà Biti’s gửi đến nhé.
Nguyên nhân đi giày bị đau mũi chân
Mang giày bị đau mũi chân không chỉ ảnh hưởng đến việc di chuyển đi lại của bạn, mà trong thời gian dài nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên tình trạng bị tê, đau nhức chân hay nặng hơn là bị đau khớp chân khó điều trị.
Bạn đang xem: Chia sẻ cách đi giày không bị đau mũi chân hiệu quả
Mang giày quá chật, giày làm từ chất liệu cứng sẽ khiến bạn bị đau mũi chân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là do bạn mang giày bị chật, mũi giày bị hẹp hơn so với chân, chất liệu làm giày cứng, thô ráp khiến cho chân khi cọ xát vào giày tạo ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu, di chuyển khó khăn hay nghiêm trọng hơn là khiến chân bị sưng đỏ, phồng rộp, bong tróc.
Mẹo đi giày không bị đau mũi chân hiệu quả
Sử dụng băng dán cá nhân
Sử dụng băng dán cá nhân giảm tình trạng đau
Cách phổ biến nhất được sử dụng để bạn có thể hạn chế tình trạng đi giày bị đau mũi chân chính là sử dụng băng cá nhân. Băng dán sẽ giúp làm giảm bớt lực ma sát giúp mũi chân tránh được tình trạng phồng, rộp. Bạn có thể áp dụng dùng băng cá nhân cho hầu hết các loại giày, nó sẽ giúp không làm đau mũi chân hiệu quả.
Mời Bạn Tham Khảo: Bỏ túi bí kíp cách chạy bộ không mệt cho người mới bắt đầu
Dùng đến miếng lót giày
Dùng miếng lót giày để giảm tình trạng đau chân
Nếu bạn giày thường xuyên bị đau, tê các ngón chân và cả lòng bàn chân thì bạn có thể dùng miếng lót giày chuyên dụng để làm giảm các tình trạng mà chân đang gặp phải. Hiện tại có rất nhiều loại miếng lót giày được bán trên thị trường. Chúng thường được làm bằng chất liệu silicon, bằng vải, bông mềm hoặc keo mỏng. Đối với các bạn nam thì nên ưu tiên sử dụng chất liệu silicon để có được độ êm chân nhất. Riêng các bạn nữ có thể dùng vải hoặc bông mềm.
Dùng phấn rôm
Bạn bôi phấn rôm lên chân trước khi mang giày
Xem thêm : Gợi ý những địa điểm hẹn hò lý tưởng cho các cặp đôi
Khi sử dụng phấn rôm sẽ giúp cho chân của bạn khô thoáng, hạn chế được việc mũi chân bị cọ sát vào giày gây ra cảm giác đau nhức chân. Để thực hiện bạn hãy rắc ít bột lên bàn chân trước khi xỏ giày vào, lưu ý bạn nên để chân khô trước khi rắc phấn.
Sử dụng tất và máy sấy
Sử dụng tất và máy sấy để nới rộng giày
Tất và máy sấy sẽ là công cụ cứu cánh cho bạn khi gặp phải tình trạng đi giày bị đau mũi chân. Tuy nhiên nó chỉ thật sự hiệu quả khi bạn áp dụng trên những đôi giày da.
Để thực hiện bạn sẽ dùng máy sấy ở chế độ nóng và sấy vào khu vực giày có cảm giác chật nhất. Sấy không khoảng thời gian 5 phút sau đi tất vào và di chuyển khoảng 5 phút. Để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất liệu da của giày, bạn chỉ sấy ở nhiệt độ vừa phải và để máy sấy cách giày khoảng 20 – 25cm để nhiệt độ không quá nóng làm hỏng da giày.
Mời Bạn Tham Khảo: Cách đi giày cao gót tự tin không đau chân không tuột gót
Mẹo làm giảm đau mũi chân do đi giày
Nếu bạn bị đau mũi chân do đi giày thì nên áp dụng những biện pháp sau đây:
Đổi giày
Bạn đổi sang đôi giày hoặc dép để thoải mái hơn
Nếu cảm thấy đau hoặc không thoải mái ở mũi chân, ngón chân bạn nên cởi giày. Sau đó thay thế bằng dép hoặc những đôi giày thích hợp hơn. Điều này giúp giải tỏa áp lực và sự chèn ép của giày lên các ngón chân.
Chườm đá lên chân
Bạn dùng đá để giúp chân giảm sưng đau
Để giảm đau và sưng ngón chân do đi giày không phù hợp bạn có thể dùng một túi vải hoặc túi nhựa nhỏ chứa đầy đá lạnh áp lên khu vực bị tổn thương. Biện pháp này sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục, giảm đau, sưng và hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm khớp.
Massage chân và bàn chân
Tiến hành massage mũi chân và bàn chân
Những động tác massage có thể làm dịu nhanh cơn đau ở các ngón chân do bạn đi giày không phù hợp. Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng thư giãn xương, khớp và các mô mềm, tăng lưu thông máu, giảm tê bì, giảm đau nhức chân và ngón chân.
Ngâm chân với nước muối Epsom
Xem thêm : Cách giặt quần jeans không phai màu, giữ quần bền như mới
Để giảm đau chân bạn ngâm chân với muối
Những người đi giày bị đau ngón chân sẽ dễ chịu hơn sau khi ngâm với nước muối Epsom (muối hạt to). Bởi trong muối này chứa một lượng magie, chúng làm dịu cơn đau hiệu quả.
Để ngâm chân với nước muối bạn cần chuẩn bị một chậu hoặc bồn nước tắm sau đó cho một nắm muối và nước và khuấy cho tan. Thực hiện ngâm chân với nước muối 30 phút, mỗi ngày 1 lần.
Mời Bạn Tham Khảo: Chuyên gia hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ chuẩn nhất
Cách chọn giày không bị đau mũi chân khi mang
Bên cạnh những mẹo hạn chế đau chân, làm giảm đau thì việc chọn giày để không gây ra tình trạng mũi chân bị đau là điều vô cùng cần thiết. Lúc này bạn hãy chú ý đến:
Luôn chọn một đôi giày đúng size và phù hợp
Tốt hơn hết là bạn nên chọn cho mình một đôi giày có chiều dài, chiều rộng phù hợp. Nên chọn giày tạo cho bạn cảm giác vừa vặn, thoải mái mỗi khi đi vào chân. Điều này sẽ tránh được việc giày cọ xát bàn chân, giảm nguy cơ tạo thành những vết thương ở chân.
Chọn giày với size phù hợp, vừa vặn với đôi chân
Ở mỗi thương hiệu giày đều có cách tính size giày khác nhau. Tốt hơn hết là bạn nên trải nghiệm thực tế sản phẩm trên đôi chân của mình.
Chọn một đôi giày chất lượng
Ưu tiên chọn những đôi giày chất lượng
Một đôi giày chất lượng được làm từ chất liệu tốt, mềm mại chắc chắn sẽ đem lại cho bạn cảm giác an toàn và tự tin khi sải bước. Hãy ưu tiên chọn những đôi giày có thương hiệu để có được đường may, chỗ ráp nối giữa thân và đế được làm tỉ mỉ hơn giúp giày êm chân, bền bỉ và chắc chắn.
Những cách hướng dẫn ở trên không chỉ hiệu quả, đơn giảm mà còn tiết kiệm chi phí cho bạn. Hy vọng rằng những chia sẻ về cách khắc phục đi giày bị đau mũi chân sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng mà mình đang gặp phải. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Biti’s.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười một 26, 2024 11:12 chiều