Hình ảnh tháp Rùa tọa lạc uy nghiêm trên mặt hồ Hoàn Kiếm từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng du lịch nức tiếng tại thủ đô Hà Nội. Vậy tháp Rùa có lịch sử thế nào? Cần lưu ý gì khi vi vu đến tháp Rùa? Hãy để Traveloka bật mí cho bạn được biết nhé.
Tháp Rùa nằm tại vị trí nào?
Tháp Rùa được xây dựng trên một gò đảo nhỏ toạ lạc tại phía Nam của hồ Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Tháp Rùa sở hữu lịch sử lâu đời, kiến trúc vô cùng độc đáo kết hợp giữa phương Tây và Việt Nam, lại nằm ngay vị trí đắc địa là hồ Gươm nên thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.
Lịch sử ra đời của tháp Rùa
Ngôi tháp Rùa được xây dựng trên một gò đất rộng 350m2, theo sử sách tên gọi tháp Rùa ra đời là do tháp được xây dựng trên gò rùa - nơi mà khi xưa thường được rùa tại hồ Gươm bò lên phơi nắng hoặc đẻ trứng. Theo sử sách gò rùa có từ thời vua Lê Thánh Tông và là nơi vua dựng Điếu Đài để câu cá. Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò rùa nhưng qua thời nhà Nguyễn thì không còn nữa.
Tháp Rùa rực rỡ ánh đèn khi đêm xuống.@unsplash
Khi Pháp xâm chiếm Hà Nội vào năm 1883, ông Nguyễn Ngọc Kim khi ấy được cử làm trung gian giữa người Pháp và Việt Nam, sau đó được chính quyền mới tín nhiệm, trở nên giàu có và được gọi là Bá hộ Kim. Đến năm 1886, do thấy gò rùa có vị trí hợp phong thuỷ nên ông Kim đã xin phép xây dựng một ngọn tháp trên gò rùa để chôn cất hài cốt thân phụ.
Tháp Rùa có lịch sử rất lâu đời.@unsplash
Chính vì thế mà ban đầu tháp Rùa còn có tên là Tháp Bá hộ Kim, sau khi thực dân Pháp bị đánh bại, tháp được đổi tên thành Tháp Rùa theo truyền thuyết mượn gươm của vua Lê Lợi. Vậy là mặc dù tháp Rùa chỉ mới được xây dựng cách đây từ khoảng hơn 130 năm, thế nhưng việc xây tháp trên gò rùa đã diễn ra từ thời vua Lê Thái Tông ở những năm 1435, tức là khoảng 500 đến 600 năm trước.
Nên thăm tháp Rùa vào thời gian nào?
Thời gian lý tưởng để ghé thăm Tháp Rùa thường sẽ là vào mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Mùa thu Hà Nội cực kỳ đẹp với bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ kết hợp cùng mùi hương thoang thoảng của hoa sữa và khung cảnh thơ mộng lá vàng rơi tuyệt đẹp. Đến Hà Nội vào mùa thu chắc chắn sẽ là thời gian tuyệt vời.
Tháp Rùa là địa điểm du lịch hấp dẫn quanh năm.@Wikipedia
Đường di chuyển đến Tháp Rùa Hồ Gươm
Để khám phá tháp Rùa đầu tiên du khách có thể di chuyển đến Hà Nội bằng nhiều phương tiện như máy bay, tàu lửa, xe khách, xe máy,... Tốt nhất là bạn nên đặt vé máy bay đi Hà Nội tại Traveloka để có mức giá tốt nhất nha, Traveloka hiện đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi đặt vé máy bay đó. Tham khảo giá vé trên ứng dụng Traveloka:
Sau khi đã đến sân bay Nội Bài, du khách có thể sử dụng ngay dịch vụ đưa đón sân bay được cung cấp bởi Traveloka mà không mất thời gian chờ đợi. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều lựa chọn để đến tháp Rùa như xe bus (tuyến 09, 14, 08, 31,36, 04,...), taxi (Mai Linh, Ba Sao, Thành Công,..) hay xe máy đều được nha.
Tìm hiểu về kiến trúc của tháp Rùa hồ Gươm
Nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy tháp Rùa là sự kết hợp giữa phong cách Gothic của châu Âu kết hợp cùng kiến trúc cổ của Việt Nam. Tháp Rùa được xây dựng trên gò đất rộng 350m2 với bình đồ hình chữ nhật cùng 4 tầng.
Tháp Rùa có kiến trúc cực kỳ đặc biệt.@suutam
Tầng dưới cùng có móng cao 0,8m; chiều dài là 6,28m; chiều rộng là 4,54m, ở mỗi mặt đều có các ô cửa hình vòm với mặt chiều dài 3 cửa, mặt chiều rộng 2 cửa, phía trong tầng 1 còn được chia làm 3 gian với 4 cửa thông nhau, vậy là có tất cả 14 cửa tại tầng 1.
Tháp Rùa nhìn từ xa.@Unsplash
Tầng 2 có thiết kế giống tầng 1 nhưng có không gian nhỏ hơn với chiều dài là 4,8m và chiều rộng là 3,64m. Tầng 3 lại có kích thước nhỏ hơn nữa với chiều dài là 2,97m và chiều rộng là 1,9m nhưng chỉ có một cửa hình tròn tại mặt phía đông với đường kính 0,6m.
Tháp Rùa là biểu tượng lâu đời của Hà Nội.@Wikipedia
Cuối cùng là tầng cao nhất với thiết kế như một vọng lâu với mỗi bề chỉ 2m. Phần mặt tường hướng Đông với bên trên là cửa tròn đường kính 0,8m của tầng 3 có chữ Quy Sơn Tháp (Tháp Núi Rùa). Phần mái của tầng 4 có thiết kế truyền thống với đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt Nguyệt. Vậy là chiều cao của tháp Rùa tính từ nền đất lên đỉnh tháp là 8,8m.
Các địa danh du lịch gần tháp Rùa
Sau khi chiêm ngưỡng tháp Rùa, bạn có thể tiếp tục ghé thăm nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác gần đó như:
Là biểu tượng lâu đời của vùng đất thủ đô Hà Nội - Tháp Rùa chắc chắn sẽ là địa danh mà bất kỳ ai cũng phải đến một lần. Hãy nhanh tay đặt vé máy bay Hà Nội và bắt đầu chuyến vi vu thôi nào các bạn ơi. Đừng quên khám phá các chương trình khuyến mãi siêu đã trên Traveloka nữa đó.
Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
Vé máy bay đi Hà Nội
Di chuyển đến Hà Nội bằng máy bay rất thuận tiện, với nhiều chuyến bay thẳng từ các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways. Giá vé máy bay đi Hà Nội dao động từ 1.000.000 - 3.000.000 VND cho vé một chiều và từ 2.000.000 - 6.000.000 VND cho vé khứ hồi, tùy thuộc vào thời điểm và hạng vé. Bạn nên đặt vé sớm và theo dõi các chương trình khuyến mãi để có giá tốt nhất.
Discover flight with Traveloka
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Gợi ý hoạt động du lịch hấp dẫn ở Hà Nội
Bên cạnh thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Hà Thành, bạn có thể kết hợp trải nghiệm các hoạt động du lịch Hà Nội, trong đó điển hình là show diễn Tinh hoa Bắc Bộ - show diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam. Với mục đích tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt, Tinh hoa Bắc Bộ đã mang đến các yếu tố dân gian truyền thống được trình diễn theo một phong cách hiện đại và sáng tạo mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Gợi ý khách sạn ở Hà Nội dành cho bạn
Thủ đô Hà Nội là thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử và ẩm thực phong phú. Để có một kỳ nghỉ trọn vẹn tại Hà Nội, bạn nên đặt phòng khách sạn phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Dưới đây là gợi ý khách sạn Hà Nội tốt nhất đang có nhiều ưu đãi dành cho bạn.