Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nam giới theo độ tuổi mới 2024

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nam giới theo độ tuổi mới 2024

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn nam giới theo độ tuổi mới 2024

chiều cao cân nặng của nam giới

Nam giới dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tim, huyết áp, thấp lùn, thậm chí là còi xương,… khi không biết cách kết hợp ăn uống và tập luyện khoa học. Vậy chiều cao và cân nặng nam giới chuẩn là bao nhiêu? Qua bài viết sau, Bác sĩ Hiên sẽ giới thiệu bảng chiều cao cân nặng của nam mới nhất để giúp bạn có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình.

1. Yếu tố nào đánh giá chiều cao, cân nặng chuẩn của nam giới

Thực tế, xác định được cân nặng trung bình khá đơn giản nhưng để biết được cân nặng khỏe mạnh hay lý tưởng lại có chút phức tạp. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến chỉ số BMI (Body Mass Index). Đây chính là chỉ số dùng để thể hiện sự cân đối tỷ lệ giữa chiều cao cân nặng nam giới, từ đó mà phát hiện được thể trạng của cơ thể.

Công thức tính chỉ số BMI dựa vào hai yếu tố là chiều cao và cân nặng:

Chỉ số BMI= cân nặng (kg)/(chiều cao x chiều cao) (m)

Ví dụ như có một người cao 1m85 và nặng 79kg thì chỉ số BMI của người này sẽ là: BMI= 79/(1.85 x 1.85)= 23.08.

Ngoài cách tự tính như trên, bạn cũng có thể nhập các thông tin này vào máy tính và kiểm tra trực tuyến, bạn có thể nhận ngay kết quả. Để biết được chỉ số BMI của bản thân đạt chuẩn không thì bạn có thể tham khảo theo thông tin dưới đây:

Mức BMI

Tình trạng

BMI dưới 1.5

Thiếu cân

BMI rơi vào khoảng 18.5-24.9

Khỏe mạnh

BMI rời vào khoảng 25-29.9

Thừa cân

BMI vượt mức 30

Béo phì

BMI không thể đo lường trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể nhưng lại có tương quan chặt chẽ với kết quả của một số phương pháp đo lượng mỡ khác. Các phương pháp đo khối lượng mỡ bên trong cơ thể được nhiều người áp dụng gồm:

  • Đo độ dày nếp gấp da.

  • Tiến hành đo mật độ và so sánh cân nặng khi đo được trong không khí với dưới nước.

  • Tiến hành phân tích trở kháng điện sinh học (BIA), kết hợp giữa việc sử dụng thang đo với các điện cực.

2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới Việt Nam

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của nam mới nhất, đúng tiêu chuẩn. Bạn có thể sử dụng bảng, tham khảo để kiểm tra tỷ lệ chiều cao và cân nặng ở nam giới.

2.1. Bảng chiều cao của bé trai 0 -18 tuổi

Chiều cao và cân nặng của nam giới sẽ khác nhau ở từng độ tuổi, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi – 23 tháng tuổi, bạn có thể tham khảo bảng sau:

Tháng tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

12 tháng tuổi

9.6

75.7

13 tháng tuổi

9.9

76.9

14 tháng tuổi

10.1

77.9

15 tháng tuổi

10.3

79.2

16 tháng tuổi

10.5

80.2

17 tháng tuổi

10.7

81.2

18 tháng tuổi

10.9

82.2

19 tháng tuổi

11.2

83.2

20 tháng tuổi

11.3

84.2

21 tháng tuổi

11.5

85

22 tháng tuổi

11.7

86.1

23 tháng tuổi

11.9

86.8

Đối với trẻ từ 2 tuổi – 12 tuổi, bảng chiều cao và cân nặng của nam chuẩn theo WHO đưa ra năm 2023 như sau:

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

2 tuổi

12.5

86.8

3 tuổi

14

95.2

4 tuổi

16.3

102.3

5 tuổi

18.4

109.2

6 tuổi

20.6

115.5

7 tuổi

22.9

121.9

8 tuổi

25.6

128

9 tuổi

28.6

133.3

10 tuổi

32

138.4

11 tuổi

35.9

143.5

12 tuổi

39.9

149.1

Theo bảng chiều cao và cân nặng nam giới do WHO đưa ra năm 2023, nam ở độ tuổi 13-20 có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn như sau:

Tuổi

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

13 tuổi

45.8

156.2

14 tuổi

47.6

163.8

15 tuổi

52.1

170.1

16 tuổi

53.5

173.4

17 tuổi

54.4

175.2

18 tuổi

56.7

175.7

19 tuổi

57.1

176.5

20 tuổi

58

177

2.2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam trưởng thành Việt Nam

Đối với nam trưởng thành tại Việt Nam, cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn được các chuyên gia y tế thống kê theo bảng sau:

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

137

28.5 – 34.9

140

30.80 – 38.1

142

33.5 – 40.8

145

35.8 – 43.9

147

38.5-46.7

150

40.8-49.9

152

43.1-53.0

155

45.8-55.8

157

48.1-58.9

160

50.8-61.6

163

53.0-61.6

165

53.0-64.8

168

55.3-68.0

170

58.0-70.0

173

60.3-73.9

175

63.0-76.6

178

65.3-79.8

180

67.6-83.0

183

70.3-85.7

185

72.6-88.9

188

75.3-91.6

191

77.5-91.6

193

79.8-98.0

195

82.5-100.6

198

84.8-103.8

201

87.5-106.5

203

89.8-109.7

205

92.0-112.9

208

97.0-118.8

210

99.8-121.5

213

102.0-124.7

3. Nếu chiều cao và cân nặng của nam giới lệch chuẩn thì có sao không?

Nhiều người thắc mắc rằng bảng chiều cao cân nặng của nam bị lệch chuẩn thì có sao không? Thực tế, nếu như tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng ở nam bất cân đối thì nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe là rất cao. Đối với những người bị thừa cân, một số căn bệnh có thể gặp phải gồm:

  • Bệnh tim: Theo Harold Bays, MD, FACC cho biết, khi sự gia tăng quá mức của các chất béo bên trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, như làm tâm nhĩ và tâm thất mở và gây xơ vữa động mạch. Chính vì thế mà những nam giới béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh như tim mạch vành, suy tim và huyết áp cao.

  • Bệnh tiểu đường: Hiện nay, có khoảng 80 – 90% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do thừa cân. Bởi vì ở tình trạng thừa cân thì khả năng tổng hợp insulin tại tuyến tụy và khả năng chuyển hóa glucose đều giảm. Từ đó, cơ thể của những người béo phì bị dư lượng lớn đường huyết, gây ra bệnh tiểu đường.

  • Bệnh gan: Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến khoảng 90% gan của bệnh nhân thừa cân – béo phì có biểu hiện bất thường. Chiếm 1/3 trong số đó chính là bị tế bào mỡ chen lấn hơn nửa lá gan, gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ.

  • Bệnh xương khớp: Khi cơ thể quá thừa cân so với bảng chiều cao cân nặng của nam tiêu chuẩn, nguy cơ gây bệnh thấp khớp, viêm khớp cũng tăng cao. Ở những thanh niên bị béo phì, khả năng phải thay khớp gối cao hơn gấp 20 lần so với người có thể trạng bình thường.

  • Bệnh rối loạn đường hô hấp: Nam giới khi béo phì thường hay mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân chính là do lượng mỡ thừa đã ngăn cản ngực mở rộng, việc hít thở cũng trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, mỡ tích tụ tại thành phổi, khiến quá trình trao đổi oxy giảm.

Không chỉ thừa cân mới gây bệnh, những nam giới thiếu hụt cân nặng cũng thường mắc phải các bệnh lý sau:

  • Suy dinh dưỡng: Đây là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở nam giới nhẹ cân. Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt trầm trọng trong cả chất lẫn lượng để cơ thể được hoạt động tốt nhất. Một số triệu chứng cảnh báo sớm bệnh này là mệt mỏi, uể oải, tập trung kém, da khô ráp và nhợt nhạt.

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Khi bạn bị lệch khỏi tiêu chuẩn của bảng chiều cao cân nặng của nam giới thì hệ miễn dịch rất dễ bị suy giảm, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Do đó, nam giới thiếu cân thường xuyên bị ốm nặng và tốn nhiều thời gian để phục hồi hơn so với người bình có thể chất bình thường.

  • Tăng tỷ lệ tử vong: So với người có thể trọng cơ thể chuẩn, nam giới nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao gấp 4 lần. Lý do chính là do sức đề kháng kém và khả năng hồi phục sau khi mắc bệnh thấp.

  • Xương giòn, dễ gãy: Ở người béo phì, xương rất dễ bị gãy khi cân nặng không được đảm bảo.

4. Một số lưu ý về việc xem và áp dụng bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam

Sự thật là bảng chiều cao cân nặng của nam chuẩn theo WHO không thể áp dụng cho tất cả cả nam giới. Nguyên nhân là vì:

  • Có sự khác biệt chủng tộc: Bảng chiều cao và cân nặng của nam giới được WHO công bố dựa trên dữ liệu nghiên cứu và thống kê của hàng triệu nam giới tại 6 quốc gia: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Na Uy, Oman và Ghana. Do đó, bảng này sẽ có những sai số nhất định (tuy nhiên không quá đáng kể) khi sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe của nam giới Việt Nam.

  • Chỉ số BMI vẫn còn hạn chế: Kết quả của bảng chiều cao và cân nặng của nam giới được đưa ra bởi WHO dựa trên chỉ số BMI. Đây là chỉ số không được áp dụng cho tất cả người. Nguyên nhân chính là do BMI chỉ nhận biết được trọng lượng cơ thể mà không thể nào phân biệt được trọng lượng mỡ và trọng lượng cơ bắp.

Ví dụ minh họa: Một vận động viên bơi lội sở hữu chiều cao và cân nặng lần lượt là 1m85 và 85kg. Khi tính BMI cho ra kết quả 24.8 (ngưỡng 25), được xem là tiền béo phì. Tuy nhiên, anh ta lại có hình thể rất săn chắc, tỷ lệ mỡ khá thấp và khối lượng cơ bắp lớn.

Chính vì thế, để đánh giá tính cân đối của hình thể được khách quan hơn, bạn nên kết hợp thêm các chỉ số khác ngoài BMI như: số đo vòng eo, tỷ lệ eo-hông (WHR), tỷ lệ cơ bắp, tỷ lệ mỡ, tỷ lệ vòng eo trên chiều cao, khối lượng lean body mass,…

5. Nam giới nên quản lý chiều cao và cân nặng bằng cách nào?

Để giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe của cơ thể, tránh lệch quá nhiều so với bảng chiều cao cân nặng của nam tiêu chuẩn, thì bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:

5.1. Đặt cho mình một mục tiêu cân nặng phù hợp

Vì ở độ tuổi trưởng thành, xương khớp chân đã bị cốt hóa cho nên để tăng chiều cao là rất khó, nếu muốn cải thiện thì hiệu quả lại thấp. Do đó, bạn nên đề ra một mục tiêu về cân nặng chuẩn dựa trên chiều cao thực tế cho bản thân. Từ đó, xem xét với cân nặng cùng chiều cao như hiện tại thì cần tăng hoặc giảm bao nhiêu cân là phù hợp.

Không nên đặt mục tiêu quá cao như chục cân ngay từ đầu mà bạn có thể chọn cách thay đổi 1kg/tuần để lấy động lực. Bên cạnh cố gắng đạt được mục tiêu, bạn đừng quên ghi chép lại toàn bộ hành trình cải thiện cân nặng của mình. Nếu so sánh trước sau và chưa thấy hiệu quả thì bạn nên tìm phương pháp hợp lý hơn.

5.2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc trong ăn uống có tầm ảnh hưởng lớn đến việc duy trì thể trọng cơ thể đúng chuẩn như bảng chiều cao cân nặng của nam. Tùy theo mục tiêu của bạn là tăng hay giảm cân mà thực đơn hàng ngày sẽ được thiết kế khác nhau để có lượng calo thích hợp. Tuy nhiên, dù tăng hay giảm thì bạn vẫn không thể bỏ qua những lưu ý trong thói quen ăn uống như sau:

  • Ăn đúng giờ giấc và đủ 3 bữa hoặc chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

  • Bổ sung thêm nhiều nhóm chất như vitamin, chất xơ, protein,… đồng thời cân bằng giữa các nhóm nguyên tố vi lượng – đa lượng.

  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, nước ngọt có ga và những thực phẩm chế biến sẵn chứa chất phụ gia.

  • Nạp đủ lượng nước vào cơ thể (2 – 2.5 lít) mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng uy tín, chứng nhận an toàn rõ ràng để tăng cường phát triển cơ bắp. Từ đó, đạt được chiều cao và cân nặng lý tưởng nhanh nhất bạn nhé.

5.3. Tập luyện thể thao thường xuyên

Dù cho bảng chiều cao cân nặng của nam lệch nhiều hay ít thì thói quen tập luyện thể thao đều rất quan trọng. Không chỉ duy trì được hình thể lý tưởng, rèn luyện thể dục thường xuyên còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng, giúp bạn ít bị bệnh hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá vội vã mà hãy lựa chọn cường độ tập luyện phù hợp với bản thân. Tần suất tốt nhất là 3 – 4 buổi/tuần. Không có một bài tập bắt buộc nào, tùy theo sở thích của mình mà bạn có thể lựa chọn môn thể thao như thiền, bóng rổ, nhảy dây,… hay các bài tập tăng cơ bắp.

5.4. Tập sống lành mạnh, khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ

Bên cạnh việc chế độ dinh dưỡng khoa học và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, thì giấc ngủ cũng có ảnh hưởng lớn đến việc duy trì cân nặng và chiều cao chuẩn. Do đó, bạn cần thiết lập đồng hồ sinh học tốt, phân chia hợp lý giờ giấc ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày. Ngủ đủ 7 – 8h mỗi ngày và thời gian tốt nhất để đi ngủ là trước 23h.

Bài chia sẻ trên đây là bảng chiều cao cân nặng của nam giới chuẩn nhất hiện nay mà Bác sĩ Hiên muốn giới thiệu đến các bạn. Bên cạnh việc kiểm tra và quản lý chiều cao cân nặng thường xuyên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các thực phẩm chức năng của Midu MenaQ7 để tăng duy trì thể trạng lý tưởng và tăng cường sức khỏe.

This post was last modified on Tháng mười một 28, 2024 10:58 chiều