"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Hẳn chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, là một trong những thắng cảnh đẹp cố đô được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá xứ Huế mộng mơ. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa, chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Đây được coi là ngôi chùa có tuổi thọ lâu đời và linh thiêng bậc nhất kinh thành Huế, trở thành biểu tượng của mảnh đất cố đô từ bao đời nay.
Ngay từ khi đặt chân tới tham quan Chùa Thiên Mụ ở Huế, bạn sẽ phải choáng ngợp trước một vẻ đẹp quá đỗi yên bình và cực kì đậm chất Huế, không xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”.
MỤC LỤC
Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) là ngôi chùa cổ có tiếng lâu đời nhất ở Huế với tuổi thọ hơn 400 năm, được xây dựng từ năm 1601 đời vua Nguyễn Hoàng, tọa lạc trên đồi Hà Khê và nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.
Là một quần thể nhiều công trình kiến trúc bề thế và đẹp mắt, mang nét kiến trúc đặc sắc của cố đô Huế. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu tại chùa Thiên Mụ phải kể đến như: Tháp Phước Duyên, Điện Địa Tạng, Điện Đại Hùng,...
Ngoài ra, đây cũng là nơi lưu trữ nhiều cổ vật quý giá như những bức hoành phi, những câu đối cổ, bức tượng cổ, bia đá và chuông đồng không chỉ chứa đựng trong mình những dấu tích của thời kì lịch sử vàng son của ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Thần Kinh mà còn mang giá trị nghệ thuật rất lớn. Tất cả tạo nên vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng cho ngôi chùa.
CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI CHÙA THIÊN MỤ
Chùa Thiên Mụ là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế mà bất cứ du khách nào khi đến Huế đều không thể bỏ qua. Dưới đây là một số địa điểm chính cho khách tham quan.
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là điểm đầu tiên bạn sẽ tham quan khi đến chùa Thiên Mụ. Bởi vì đây là lối ra vào chính của chùa. Cổng có 3 lối đi đều được lắp cửa gỗ, đóng bằng đinh đai kiên cố, tượng trưng cho 3 giới: Nhân - Quỷ - Thần.
Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp có nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa.
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là kiến trúc nổi bật nhất của chùa Thiên Mụ, tháp có hình bát giác bảy tầng với tên gọi lúc đầu là Từ Nhân Tháp, sau đổi thành Phước Duyên, được ví như “linh hồn” của chùa. Đây cũng là nơi được nhiều du khách khi đi tour du lịch Huế check-in nhiều nhất.
Tòa tháp này được xây dựng năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị. Đây cũng là điểm check in yêu thích của nhiều du khách khi đặt chân tới Thiên Mụ.
Tháp được xây bằng gạch mộc và đá thanh có chiều cao 21m gồm 7 tầng, nhưng chỉ có một lối vào và có cầu thang hình xoáy ốc dẫn lên các tầng tháp. Bên trong mỗi tầng đều có thờ một vị Phật khác nhau, riêng tầng trên cùng có một pho tượng Phật bằng vàng.
Trải qua nhiều năm, Tháp Phước Duyên càng tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc Cố Đô. Đứng trên tòa tháp du khách có thể ngắm nhìn dòng sông Hương nên thơ và hữu tình.
Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng nằm ngay chánh điện chùa Thiên Mụ, là nơi thờ cúng Phật Di Lặc. Đây là nơi có diện tích lớn nhất tại chùa Thiên Mụ. Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc Trùng Thiền Điệp Ốc khá đặc biệt và được trùng tu sửa chữa khang trang hơn, đẹp hơn vào năm 1959.
Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc, các cột kèo được đổ bằng bê tông, bên ngoài phủ một lớp sơn giả gỗ tạo cảm giác gần gũi, thân quen, đồng thời toát lên một vẻ đẹp linh thiêng và cổ kính.
Ngoài ra, Điện Đại Hùng không chỉ trưng bày Phật Di Lặc, mà còn là nơi lưu giữ bức đại tự có niên đại từ năm 1974 trên đó khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” và một chiếc chuông hình nhật nguyệt khổng lồ bằng đồng vô cùng tinh tế cao 2,5m, trọng lượng hơn 2 tấn.
Điện Đại Hùng cũng chính là nơi diễn ra các buổi tụng kinh, cầu nguyện phước lành của các phật tử và du khách.
Điện Địa Tạng
Sau Điện Đại Hùng là Điện Địa Tạng được xây trên nền điện Di Lạc, được chạm trổ nhiều nét kiến trúc độc đáo.
Quang cảnh nơi đây mang đến cho bạn sự yên bình, tĩnh lặng. Với phía trước là khoảng sân rộng lớn, có cỏ cây cùng hồ nước xanh mát. Khi ghé thăm Điện Địa Tàng bạn đừng quên tỏ lòng tôn kính với các đức Phật thờ tại nơi đây nhé.
Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm ở phía cuối khuôn viên chùa Thiên Mụ, phía sau Điện Đại Hùng là một địa điểm khá đặc biệt mà bạn không nên bỏ qua khi có cơ hội được ghé thăm. Khu mộ cũng có tòa tháp cao 7 tầng, nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên.
Nơi đây được xây dựng để thờ vị chủ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ - vị sư Thích Đôn Hậu, người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho công cuộc phát triển Phật Giáo Việt Nam.
Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích, giúp người của mình.
Chính vì vậy, khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp để tỏ lòng biết ơn vị sư tôn kính. Ngoài ra, chùa Thiên Mụ còn có những công trình kiến trúc cổ kính khác như Đình Hương Nguyện, Điện Quán Âm hay khu trưng bày những di tích lịch sử.
Bạn đừng quên ghé thăm để không bỏ lỡ bất kì cảnh đẹp nào khi đến đây nhé.
KINH NGHIỆM DU LỊCH CHÙA THIÊN MỤ
Ngoài việc tìm hiểu các điểm tham quan khi ghé thăm chùa Thiên Mụ, thì bạn hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm sau đây vào kinh nghiệm du lịch Huế của mình để có hành trình tham quan chùa Thiên Mụ hoàn hảo nhất nhé.
Thời điểm lý tưởng tham quan chùa Thiên Mụ
Thời điểm thích hợp để đi du lịch Cố Đô Huế thì bạn có thể đi bất cứ mùa nào (trừ mùa mưa ). Mùa mưa bão ở Huế bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11, là thời gian cao điểm của các cơn bão, lụt nên cần theo dõi thời tiết trước khi thực hiện chuyến đi.
Chùa Thiên Mụ cũng vậy nhưng thời gian lý tưởng nhất để tham quan Huế cũng như chùa Thiên Mụ là từ tháng 1 đến tháng 2 vì lúc này thời tiết rất mát, vô cùng dễ chịu, mát mẻ tạo điều kiện để du khách có thể khám phá hết vẻ đẹp của ngôi chùa.
Tuy nhiên, nếu muốn thưởng thức cảnh đẹp Chùa Thiên Mụ khi mùa hoa phượng nở đỏ rực ở một góc chùa thì bạn nên tham quan vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Hướng dẫn đường đi đến chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ - Huế nằm ở phường Kim Long, thành phố Huế nên chỉ cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Tây, bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây và chỉ mất khoảng 10 phút để di chuyển.
Từ Đại Nội Huế, bạn có thể di chuyển qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu. Từ đây đi thêm một đoạn thì rẽ trái qua Lê Duẩn. Đi đến đoạn vòng xoay thì rẽ phải vào Kim Long. Tiếp tục đi thêm khoảng 2km là tới chùa Thiên Mụ.
Phương tiện di chuyển đến chùa Thiên Mụ
Tại Huế, phương tiện di chuyển vô cùng sẵn có và tiện lợi, bạn có thể lựa chọn các phương tiện như ô tô, xe máy, xích lô… để di chuyển đến chùa Thiên Mụ vì đường đi cũng khá dễ dàng.
Xe máy: Là một thành phố du lịch, các dịch vụ thuê xe ở Huế đều rất đa dạng, giá phải chăng từ 100.000 – 120.000 VND/ ngày.
Taxi, ô tô, xe công nghệ: Ngoài xe máy bạn cũng có thể di chuyển đến chùa Thiên Mụ bằng taxi, ô tô hay di chuyển bằng xe công nghệ.
Tàu thuyền: Du khách cũng có thể lựa chọn các tour di chuyển bằng tàu trên dòng sông Hương. Tàu sẽ xuất phát từ cầu Tràng Tiền Huế rồi đi qua các điểm tham quan và dừng chân tại chùa Thiên Mụ trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Xe đạp: Huế mộng mơ là nơi không thể lý tưởng hơn để bạn thuê một chiếc xe đạp để đến chùa Thiên Mụ và dạo quanh thành phố. Giá thuê lại vô cùng phải chăng, chỉ 20.000 - 30.000 VND/ chiếc/ ngày.
Xích lô: Những chiếc xích lô nay đã hiếm thấy tại các vùng miền khác, tuy nhiên tại Huế thì vẫn còn hoạt động khá nhộn nhịp. Giá xích lô cũng rất kinh tế, 15.000 – 20.000 VND/ người/ giờ cho một chuyến khám phá, lại có người địa phương kể cho bạn nghe những câu chuyện hay ho.
Vị trí quảng cáo
LƯU Ý KHI THAM QUAN CHÙA THIÊN MỤ
Bạn cần khoảng 1 đến 2 tiếng để khám phá các cảnh quan của Chùa Thiên Mụ. Nhưng nếu muốn dạo quanh ăn uống, khám phá thêm các địa điểm gần chùa Thiên Mụ thì bạn cần dành thời gian khoảng 3 đến 5 tiếng.
Giá vé tham quan chùa Thiên Mụ Huế
Nếu bạn đang băn khoăn vé tham quan chùa Thiên Mụ mất bao nhiêu thì đừng lo. Chùa Thiên Mụ mở cửa tự do cho tất cả các ngày trong tuần để phục vụ du khách, phật tử tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.
Lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ
Để chuyển đi của bạn thêm phần trọn vẹn, đừng quên những lưu ý dưới đây nhé.
Trang phục: Vì đây là chốn linh thiêng, nên khi đến thăm chùa Thiên Mụ, bạn nên chú ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Không nên mặc váy hoặc những bộ quần áo quá ngắn. Điều này thực sự kỳ cục khi bạn đến thăm một ngôi chùa.
Lời nói: Hãy cố gắng giữ trật tự, không nói to, gây ồn ào hay nói tục chửi bậy trong khuôn viên chùa để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh, thiêng liêng của chùa. Ngoài ra, đi đứng không chen lấn để đảm bảo sự tôn nghiêm nơi cửa phật nhé.
Mang theo nước: Trong chùa không có mở hàng quán hay các dịch vụ ăn uống. Vì vậy, bạn nên mang theo nước và một số đồ ăn nhẹ.
LỜI KẾT
Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất khi tham quan Chùa Thiên Mụ - một điểm du lịch nhất định phải ghé thăm khi đến cố đô. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có được một chuyến đi trọn vẹn và nhiều trải nghiệm thú vị. Đến với xứ Huế, bạn nhất định đừng quên thăm quan di tích này nhé.