Sneaker là giày gì?
Giày Sneaker chính là tên gọi chung của các loại giày phục vụ cho mục đích thể thao như: chạy bộ, tập gym,..Đặc điểm của các loại giày sneaker là phần đế được gia công từ chất liệu cao su mềm và phần trên sẽ làm bằng vải hoặc da bạt, vì thế khi đi trên chân rất êm ái và mềm mại.
Sneaker là một tên gọi khác của “giày thể thao” dùng để chỉ các loại giày phục vụ cho vận động thể thao. Tuy trong nhiều môn thể thao chuyên biệt, các mẫu giày không gọi là sneaker.
Bạn đang xem: Sneaker là giày gì? Những thông tin cần biết về sneaker
Ví dụ: giày đá bóng và giày cho bóng bầu dục thì được gọi là “cleats” (giày đinh). Ngoài ra, có người cũng cho rằng sneaker còn khác với các loại giày “cross-trainers” hay giày chạy bộ. Cũng có người cho rằng sneaker là giày thể thao với đế cao su như: giày tập gym, tennis, bóng rổ,…
Các bộ phận của giày sneaker
Sole – đế giày
Đế giày hay còn gọi là “sole” là bộ phận dùng để tiếp xúc trực tiếp giữa đôi giày với mặt đất. “Solea” dịch từ tiếng Latin có nghĩa là mặt đất hoặc đất. Chất liệu làm đế giày khá đa dạng, thường bằng cao su, nhựa…
Nhiều bạn đặt câu hỏi “insole là gì” hoặc midsole hay outsole là những bộ phận nào? Đế giày được coi là hoàn thiện có thể bao gồm 1 hay nhiều lớp. Các lớp này được gọi với những cái tên như sau:
Insole (đế trong)Midsole (đế giữa)Outsole (đế ngoài)
Đây là 3 phân tầng cực kỳ quan trọng của một đôi sneaker. Trên thực tế, những vận động viên thể thao chuyên nghiệp sẽ sẽ để tâm tới phần sole đầu tiên thay vì những yếu tố về thiết kế, kiểu dáng bên ngoài. Khi tiếp xúc với mặt đất, đế giày cần tạo được ma sát tốt, đồng thời tạo lực cho đôi chân và độ bám trên sân để người vận động viên có thể di chuyển một cách thoải mái và chắc chắn nhất.
Upper – Thân trên của giày
Upper giày là tất cả những phần liên quan tới thân trên của giày. Chính vì vậy upper còn được coi là “bộ mặt” đại diện cho một đôi sneaker. Từ upper giày, bạn có thể đánh giá được nhiều yếu tố về đôi giày như thiết kế, chất liệu, kiểu dáng hay phong cách.
Như vậy có thể nói, thân trên của giày chính là bộ phận quyết định một đôi sneaker có thiết kế hay kiểu dáng đẹp hay không. Chính vì vậy đây cũng là phần mà các nhà thiết kế đầu tư nhiều thời gian, công sức và chất xám nhất khi tạo nên một mẫu giày mới. Upper càng được chăm chút tỉ mỉ thì giá thành của một đôi giày càng cao.
Tongue – Lưỡi gà
Một bộ phận đóng vai trò quan trọng khác của đôi giày đó chính là “tongue”, hay còn gọi là lưỡi gà. Tongue đơn giản là một miếng đệm lót dính ở phần cuối của giày và không được cố định liền với thân giày. Miếng lót này nằm ở giữa của mu giày và nó có tác dụng giúp cho giày ôm sát với đôi chân hơn trước khi dây giày được thắt chặt.
Tuy nhiên trên thực tế, lưỡi gà của giày có nhiều tác dụng khác hữu ích hơn như:
Ngăn chặn nước, bụi bẩn lọt vào bên trong giày thông qua các lỗ xỏ dâyĐem đến sự êm ái, thoải mái cho đôi chân trong quá trình di chuyểnBảo vệ chân không bị tổn thương khi vận động do bị cọ xát bởi khuyên xỏ giày hay dây giàyLà nơi đặt branding, logo hoặc các biểu tượng riêng để tăng tính nhận diện của đôi giàyMặc dù vậy, khi mang giày vào mùa hè hoặc phải vận động liên tục thì lưỡi gà sẽ khiến đôi chân bị nóng hoặc khá bí. Do đó nhiều hãng giày sẽ có phần lưỡi gà được thiết kế tối giản.
Sockliner – Miếng lót giày
Một số bạn cảm thấy miếng lót giày hay “sockliner” khá thừa thãi. Trên thực tế điều này lại hoàn toàn ngược lại.
Sockliner cực kỳ cần thiết bởi nó góp phần tạo nên sự êm ái và nâng niu đôi chân khi di chuyển. Lót giày còn giúp thấm hút mồ hôi, khử mùi hôi và bảo vệ đế giày cũng như đôi chân một cách hiệu quả. Sockliner được thiết kế linh hoạt, có thể được tháo rời khỏi đôi giày để thay mới.
Không những vậy, miếng lót giày cũng là bộ phận thường được in logo hay biểu tượng thương hiệu để tạo sự riêng biệt cho đôi giày. Bạn cũng có thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế miếng lót giày theo sở thích nhằm khẳng định phong cách riêng.
Stitching – đường khâu, đường may
Những đường may, khâu trên một đôi giày tưởng chừng như là chi tiết rất nhỏ nhưng chúng lại giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho sneaker. Một đôi sneaker đẹp và đắt tiền luôn có những đường stitching được gia công một cách tỉ mỉ, đều đặn và tinh tế.
Lace – Dây giày
Xem thêm : Mặc quần kaki nam đi với giày gì cho đẹp? Xem ngay những gợi ý sau!
Dây giày (hoặc “lace”) thường được chia thành 2 loại đó là dây giày dẹt và tròn. Dây giày thuộc loại nào được sử dụng sẽ phụ thuộc vào thiết kế của đôi giày mà bạn lựa chọn.
Trong số các bộ phận của giày sneaker, phần dây giày có nhiệm vụ chính thiết yếu nhất là giúp cho đôi giày có thể được thắt chặt lại, bao bọc vừa vặn lấy đôi chân để giày không bị tuột ra khi người dùng vận động, di chuyển. Bên cạnh đó, dây giày còn là bộ phận góp phần làm nên vẻ đẹp và phong cách riêng của một đôi giày.
Khi mua sneaker tại các store bán giày chính hãng như Censor.vn, bạn sẽ được lựa chọn nhiều màu sắc dây giày khác nhau để thay thế khi cần thiết đồng thời khiến cho đôi sneaker mang đậm cá tính riêng của bản thân.
Insole – Đế trong
Như đã nói ở trên, phần đế giày sẽ bao gồm nhiều lớp và insole hay đế trong là một trong số đó. Insole của một đôi sneaker là bộ phận nằm ngay bên dưới của miếng lót giày. Nhờ có insole mà đôi giày được định hình form dáng, giúp đế giày ôm trọn cấu trúc bàn chân một cách vừa vặn.
Không những vậy, đế trong cũng là bộ phận chịu lực cho bàn chân, tạo nên sự thoải mái và êm ái trong mỗi sải bước. Ngoài ra hiện nay một số loại insole trên thị trường còn được bổ sung thêm cả những công dụng khử mùi, khử độ ẩm của miếng lót giày.
Midsole – Đế giữa
Nếu như đang băn khoăn “midsole là gì” thì bạn có thể hiểu đơn giản đó là phần đế được đặt ở giữa hai bộ phận insole và outsole. Midsole còn được gọi là đế giữa, nó có tác dụng giảm thiểu sự ma sát cũng như lực tác động trực tiếp vào bàn chân mỗi khi người mang giày di chuyển. Đối với các cầu thủ bóng đá, bóng rổ… thì midsole luôn được ưu tiên hàng đầu trong số các bộ phận của giày sneaker.
Chính bởi vai trò quan trọng này mà các thương hiệu nổi tiếng luôn luôn đầu tư nâng cấp, cải tiến và hoàn thiện midsole một cách tối ưu nhất trước khi đôi sneaker được tung ra thị trường.
Outsole – Đế ngoài
Sau khi đã tích lũy thêm được những kiến thức hữu ích về các bộ phận insole và midsole của giày, bạn cũng không thể bỏ qua lời giải đáp cho câu hỏi “outsole là gì”. Outsole là đế ngoài của sneaker, cũng là bộ phận sẽ trực tiếp tiếp xúc với mặt đất khi người dùng di chuyển.
Các thiết kế của outsole vô cùng đa dạng tùy thuộc vào từng địa hình cũng như mục đích sử dụng. Đặc biệt là với những đôi sneaker chuyên dụng cho các vận động viên hoặc dùng để luyện tập thể thao thì outsole sẽ càng được chú trọng và có những kiểu dáng riêng biệt.
Aglets – Đầu mút dây giày
Đầu mút dây giày hay đầu dây giày có tên tiếng Anh là “aglets”. Chất liệu làm nên bộ phận này khá phong phú, phổ biến nhất vẫn là nhựa. Tuy nhiên một số nhãn hàng nổi tiếng lại chế tạo đầu mút dây giày bằng các vật liệu cao cấp hơn như carbon fiber.
Mặc dù đây là một chi tiết rất nhỏ trong tổng thể đôi giày tuy nhiên nó đang ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà thiết kế. Chính vì vậy mà kiểu dáng, màu sắc và chất liệu của aglets ngày nay cũng trở nên đa dạng hơn.
Eyelet – Lỗ xỏ dây
Những lỗ nhỏ nằm xung quanh lưỡi giày chính là các lỗ xỏ dây hay “eyelet”. Khuyên xỏ dây giày thường có đính thêm nhựa để tạo nên điểm giữa, giúp cho người dùng có thể xâu dây giày vào một cách dễ dàng nhất. Đồng thời thiết kế lỗ xỏ dây có đính nhựa cũng góp phần giữ form dáng cho giày.
Quarter – Thân sau
Thân sau của giày thường được tính từ phần lưỡi gà trở về sau tới gót giày. Trong số các bộ phận của giày sneaker, thân sau cũng là nơi để các nhà thiết kế thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình để giúp cho mẫu giày trở nên nổi bật hơn trong mắt các khách hàng.
Debré (lace tag)
Lace tag là bộ phận làm từ chất liệu nhựa hoặc kim loại được xỏ vào dây giày và nằm ở phần upper của giày. Nó thường đi kèm với logo, tên hoặc đặc điểm nhận dạng của thương hiệu. Khi mua giày Vans, lace tag sẽ giúp bạn phân biệt giữa giày chính hãng và giày được làm giả, làm nhái. Một số thương hiệu như Off-White có phần lace tag quý hiếm và được nhiều người sưu tầm.
Foxing
Foxing có thể được hiểu nôm na là những chi tiết được đắp lên trên giày. Chúng có công dụng giúp gia cố cho đôi giày thêm phần chắc chắn hoặc tạo điểm nhấn trang trí cho giày. Một số đôi giày chỉ nhờ vào phần Foxing mà đã tạo nên sự khác biệt và chiếm trọn cảm tình của các fan hâm mộ sneaker
Colorway – Phối màu
Với các fan cuồng sneaker thì thuật ngữ “colorway” hay phối màu chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Sự kết hợp màu sắc là một trong những yếu tố then chốt làm nên vẻ đẹp và chất riêng của một đôi giày thể thao. Phối màu sneaker tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại là cả một “bài toán” khá hóc búa để tạo nên một mẫu giày độc lạ nhưng vẫn hài hòa về màu sắc.
Một đôi giày có thể được phối hợp giữa nhiều tone màu khác nhau hoặc chỉ có duy nhất một màu (phối màu đơn sắc). Một đôi giày có thiết kế đơn sắc thường được gọi là “tonal” hay “all-white”, “all-black”…
Last – Khuôn giày
Xem thêm : Bỏ túi 10 cách phối đồ với áo sơ mi nam Hàn Quốc trẻ trung nhất
Cũng giống như xương sống của con người, “last” là phần khuôn giúp định hình nên form dáng của một đôi giày. Những người thợ giày sẽ dựa trên phần khuôn này để sửa chữa lại một đôi giày cũ hoặc chế tác nên đôi giày mới. Khuôn giày được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau, có thể kể đến như kim loại, gỗ, nhựa…
Vamp – Thân trước
Trái ngược lại với Quarter, Vamp là phần thân trước của một đôi giày sneaker.
Nếu chưa có nhiều kiến thức khi mua giày sneaker, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi Censor luôn giúp đỡ nhiệt tình để khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất. Dù là bạn đang muốn mua giày với mục đích đi chơi, dạo phố hay dùng để luyện tập thể thao, chạy bộ… sẽ tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng từ việc lựa chọn size số tới thiết kế, kiểu dáng, màu sắc hay mức giá của sản phẩm để đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu sử dụng giày của bạn.
Lịch sử giày sneaker
Giày sneaker thực sự đã có từ thế kỷ 18, khi giày Plimsolls lần đầu tiên được phát minh. Đây chính là tiền thân của giày sneaker. Plimsolls là đôi giày đế cao su đầu tiên, sản xuất chuyên dụng để đi biển, vì thế đế của những đôi giày Plimsolls thường có 1 vạch nằm ngang. Vạch này tương tự với vạch mà chúng ta vẫn thường thấy ở trên thân các con tàu cho biết mực nước tối đa được cho phép. Nếu bạn dẫm xuống chỗ nước có mực nước vượt quá vạch này thì đồng nghĩa với việc chân bạn chắc chắn sẽ bị ướt. Ngày này vẫn còn một số đôi giày sneaker giữ lại thiết kế vạch này trên đế giày.
Với phần đế cao su kết hợp với chất liệu vải ở phần thân giày đôi giày đem đến sự thoải mái và dễ dàng trong vận động đến bất ngờ khác hẳn với những đôi giày đế cứng phổ biến thời đó. Điều này khiến những đôi giày của công ty cao su Mỹ ( sau đổi tên thành Keds) nhanh chóng gây sự chú ý và được ưa chuộng. Cách gọi giày sneaker cũng chính thức xuất hiện và phổ biến từ đây.
Giai đoạn này được coi là bước ngoặt thế kỷ trong lịch sử giày sneaker khi chứng kiến nhiều bước chuyển mình lớn. Sự ra đời của một số công ty sản xuất giày mà sau này trở thành những hãng giày đình đám. Năm 1906 William J Riley thành lập New Balance ở Anh. Năm 1908 tại Mỹ công ty giày Converse được sáng lập bởi Marquis M.Converse. Năm 1917, Keds bắt đầu sản xuất hàng loạt những đôi giày sneaker của mình và nhanh chóng trở thành cái tên chiếm lĩnh nhiều thị phần nhất trên thị trường giày thể thao.
Từ Anh và Mỹ giày sneaker bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới. Năm 1924 hai anh em người Đức là Adi và Rudolph Dassler tạo ra một thương hiệu giày sneaker của riêng mình mang tên adidas. Adidas nhanh chóng thống trị thị trường Đức và trở thành hãng sản xuất những đôi giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới.
Không lâu sau khi adidas sáng lập, năm 1948 Rudolph Dassler tách ra thành lập một thương hiệu giày sneaker khác mà sau là đối thủ của adidas đó là Puma, thương hiệu adidas từ đó chỉ thuộc sở hữu của Adi Dassler. Hãng giày Diadora đến từ Ý cũng được thành lập vào năm này. Thị trường cung cấp giày sneaker trở nên phong phú, giới yêu giày có càng nhiều sự lựa chọn. Từ những năm 1940 đến những năm 1960 mọi người bắt đầu chú ý đến kiểu dáng của đôi giày, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng tìm kiếm những đôi giày sneaker thời trang hơn là thể thao.
Từ đó trở về sau ngày càng xuất hiện nhiều những thương hiệu giày Sneaker nổi tiếng và chiếm được cảm tình của nhiều người.
Các loại giày sneaker
Giày Sneaker Low – top
Đúng như tên gọi, đây là dòng sản phẩm với thiết kế cổ thấp dưới mắt cá chân đặc trưng. Những ưu điểm nổi bật của Sneaker low – top chính là nhẹ, gọn gàng, có thể đi vào tháo ra 1 cách dễ dàng.Bởi vậy nên loại giày này được sử dụng phổ biến trong những ngày thời tiết nắng nóng. Đây cũng là mẫu giày sneaker khá dễ phối đồ và được nhiều người sử dụng. Bạn có thể sử dụng giày low-top sneaker khi phối đồ đi cafe hay đi picnic.
Sneaker nam nữ Mid – top
Giày Sneaker Mid – top có phần cổ nằm ở giữa, cao hơn so với Low – top và che khuất mắt cá chân.Trên thị trường Sneaker, đây không phải là dòng sản phẩm được ưa chuộng và cũng không có quá nhiều mẫu mã.
Sneaker High – top
Đây là kiểu loại giày có phần cổ cao che đi hoàn toàn mắt cá chân và trọng lượng tương đối nặng. Sneaker high – top rất được ưa chuộng trong môn thể thao bóng rổ nhờ sự chắc chân và bảo vệ mắt cá tốt.Ngoài ra, sự độc đáo, nổi bật cũng giúp những đôi giày này rất được lòng những tín đồ thời trang.
Giày Slip-on sneaker
Slip-on chính là một trong số những phong cách, kiểu dáng sneaker mới nhất hiện nay. Những đôi giày này không có dây, giúp mang tới sự tiện lợi, thoải mái khi mang vào xỏ ra.Nhờ vậy nên rất nhiều người dùng đã nhanh chóng yêu thích sử dụng những đôi Slip-on đi làm, đi chơi và trong các hoạt động thường ngày khác.
Giày Sneaker Mule
Mule là dòng Sneaker với đặc trưng hở hoàn toàn phần gót phía sau, bởi vậy nên còn được biết đến với tên gọi giày đạp gót hoặc hở gót.Nhờ thiết kế này, giày Mule còn dễ dàng xỏ chân hơn Slip-on. Ngoài sự tiện dụng, những đôi giày này còn mang tới sự thoải mái và thông thoáng dù sử dụng trong suốt ngày dài.
Giày sneaker có chạy bộ được không?
Giày sneaker có thể sử dụng để chạy bộ. Tuy nhiên nếu bạn là người chạy bộ với tần suất cao (3 – 4 buổi/tuần) thì không nên sử dụng loại giày này.
Nguyên nhân là do giày sneaker được thiết kế với mục đích chính như một phụ kiện thời trang. Trong khi đó với bộ môn chạy bộ yêu cầu một đôi giày được thiết kế chuyên biệt đảm bảo sự thoải mái, tăng cường độ bền, khả năng ma sát cũng như góp phần nâng đỡ chuyển động cho các hoạt động cường độ cao.
Giày sneaker có giặt được không?
Hoàn toàn có thể nhưng bạn cần lựa xem nên lựa chọn giặt đôi giày của bạn bằng máy hay tay để tránh làm ảnh hưởng đến đôi giày của bạn sau khi giặt xong. Ví dụ như giày vải làm từ cotton, nylon, polyester sẽ phù hợp hơn. Những mẫu giày thể thao như Vans, Adidas, Nike… có thể giặt bằng máy mà không ảnh hưởng gì. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem nhãn của đôi giày bạn muốn giặt xem có được giặt với nước hay không.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Kinh Nghiệm
This post was last modified on Tháng mười hai 2, 2024 8:08 chiều