Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam thế nào? Quốc kỳ Việt Nam thường được treo ở những đâu?

Admin
Quốc kỳ Việt Nam được biết đến với tên gọi gì? Ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam? Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam như thế nào? Quốc kỳ Việt Nam được treo ở đâu? Theo quy định trên, Quốc kỳ Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Quốc kỳ Việt Nam còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là Cờ đỏ sao vàng hoặc Cờ Tổ quốc.
Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam thế nào? Quốc kỳ Việt Nam thường được treo ở những đâu? Quốc kỳ Việt Nam được biết đến với tên gọi gì? Ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam?

Quốc kỳ Việt Nam được biết đến với tên gọi gì? Ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam?

Căn cứ Điều 13 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 13.
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

Theo quy định trên, Quốc kỳ Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Quốc kỳ Việt Nam còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau là Cờ đỏ sao vàng hoặc Cờ Tổ quốc.

Cờ Tổ quốc có màu đỏ tượng trưng dòng máu đỏ, màu của nhiệt huyết, ý chí, niềm tin, “tinh thần hy sinh chiến đấu cách mạng của nhân dân Việt Nam”, ngôi sao màu vàng tượng trưng “ánh sáng của vai trò lãnh đạo cách mạng”, nó còn là màu da vàng và năm cánh sao tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Tại Hiến pháp 1946 công nhận Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.

Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam thế nào? Quốc kỳ Việt Nam thường được treo ở những đâu?

Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam thế nào? Quốc kỳ Việt Nam thường được treo ở những đâu? (Hình từ Internet)

Hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam như thế nào?

Tại Tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 hướng dẫn Quốc kỳ:

I. QUỐC KỲ
1. Hình Quốc kỳ: Điều 141 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). “…Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh…”
- “…Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.
[...]

Như vậy,hình Quốc kỳ Việt Nam như sau:

- Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh

- Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ.

- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.

- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.

- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.

- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.

- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi...

Quốc kỳ Việt Nam được treo ở đâu?

Căn cứ Mục 2 Điều lệ 974-TTg năm 1956 quy định khi nào thì treo quốc kỳ:

II. KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
[...]

Như vậy, Quốc kỳ Việt Nam được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng và được treo ngoài nhà vào những ngày sau:

- Tết Nguyên đán dương lịch,

- Tết Nguyên đán âm lịch,

- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,

- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,

- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,

- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,

- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.

Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …

Quốc kỳ Việt Nam cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:

- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ

- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu…) và nơi Đoàn ở.

Ngoài ra, những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)