Xóa xăm là gì? Có đau không? Lưu ý cần biết trước khi lựa chọn

Xóa xăm là gì? Có đau không? Lưu ý cần biết trước khi lựa chọn

Xóa xăm là gì? Có đau không? Lưu ý cần biết trước khi lựa chọn

hình xăm bít người trước

Hình xăm cũ trong quá khứ khiến nhiều người loay hoay tìm cách xóa do công việc mới không phù hợp, áp lực gia đình, thay đổi môi trường sống, hoặc hình xăm lúc trẻ do ngẫu hứng, hay đơn giản hình xăm xấu, cơ thể phản ứng với hình xăm. Vây xóa xăm là gì? Có đau không? Cần lưu ý một số điều trước khi lựa chọn xóa xăm.

Hình xăm là gì?

Hình xăm là hình vẽ trên cơ thể không thể rửa trôi hay xóa đi được, do người xăm dùng một thủ thuật đưa sắc tố vào da thông qua các vết thương trên da nhằm tạo nên các dấu hiệu, hình ảnh trên cơ thể con người. Nghệ thuật xăm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại với mục đích thể hiện phong tục, tín ngưỡng, văn hóa hay đơn thuần là để khẳng định cá tính, cảm xúc, lưu lại kỷ niệm… của người xăm. (1)

Xóa xăm là gì?

Xóa xăm là một thủ thuật để xóa đi những hình xăm không mong muốn bằng cách loại bỏ những hạt mực xăm tồn tại bên dưới bề mặt da.

Các kỹ thuật phổ biến được ứng dụng xóa hình xăm gồm: phẫu thuật, mài mòn da, xóa xăm bằng laser…, trong đó xóa xăm bằng laser được dùng phổ biến và nhiều khách hàng lựa chọn.

Xóa hình xăm để làm gì?

  • Loại bỏ những hình xăm không mong muốn, hình xăm xấu, hình xăm bồng bột khi còn trẻ.
  • Cải thiện ngoại hình và sự tự tin của bản thân.
  • Công việc không cho phép có hình xăm trên cơ thể.
  • Thay đổi lối sống vì hình xăm nhắc nhở về một chuyện tiêu cực đến cuộc sống.
  • Dị ứng mực xăm.
  • Gia đình không muốn thấy hình xăm.

Xóa xăm hoạt động như thế nào?

Mỗi phương pháp xóa xăm sẽ hoạt động theo cơ chế khác nhau. Mục tiêu của việc xóa hình xăm là loại bỏ mực xăm khỏi cơ thể một cách an toàn.

  • Xóa xăm bằng laser: tia laser năng lượng cao sẽ phá hủy mực xăm thành những mảnh vỡ cực nhỏ mà không gây tổn hại đến mô lành do đó ít nguy cơ để lại sẹo sau khi điều trị.
  • Xóa xăm phương pháp mài da, lột da bằng hóa chất và phẫu thuật cắt bỏ da: loại bỏ trực tiếp vùng da có mực xăm, thường để lại sẹo sau khi điều trị.

Các phương pháp xóa hình xăm phổ biến

Dưới đây là một số phương pháp xóa hình xăm phổ biến:

1. Laser

Tia laser sẽ phát ra chùm tia chứa năng lượng cao tập trung vào hình xăm, làm cho mực xăm nóng lên và vỡ thành những mảnh nhỏ. Sau 8-12 tuần, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ “dọn sạch” những mảnh vỡ này, hình xăm phai dần theo thời gian. Mỗi màu mực khác nhau sẽ hấp thụ laser có bước sóng khác nhau, do đó các hình xăm có càng nhiều màu phối hợp sẽ cần phải phối hợp nhiều loại laser hoặc cần nhiều phương pháp khác nhau. (2)

Ưu điểm

  • Phương pháp xóa xăm laser không đau hoặc ít đau, hiếm khi để lại sẹo, an toàn khi thực hiện, không nhập viện, bắn laser mỗi lần từ 15 – 30 phút (tùy kích thước hình xăm), hiệu quả ngay lần đầu.

Nhược điểm

  • Sau thủ thuật có thể gây sưng, phồng rộp hoặc chấm xuất huyết nhưng không đáng kể.
  • Phương pháp này cần nhiều lần trị liệu tùy vào đáp ứng của hình xăm.
Mục tiêu của việc xóa xăm là loại bỏ mực xăm khỏi cơ thể một cách an toàn.

2. Can thiệp ngoại khoa

Đây là phương pháp sử dụng phẫu thuật để loại bỏ phần da có hình xăm. Bác sĩ có thể khâu phần da còn lại với nhau sau khi loại bỏ phần da có hình xăm, hoặc ghép da nếu mảng da có hình xăm quá lớn.

Ưu điểm:

  • Làm một lần, xóa xăm hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Để lại sẹo.
  • Phương pháp này ưu điểm với những hình xăm đáp ứng kém với phương pháp nội khoa, hoặc hình xăm kích thước nhỏ, còn hình xăm diện tích lớn thì không phù hợp.
  • Cần phải nhập viện, thực hiện thủ thuật gây tê – gây mê.

3. Mài da

Phương pháp này sử dụng một công cụ đặc biệt loại bỏ các lớp da có chứa mực xăm. Người bệnh cần gây tê giảm đau trước khi thực hiện. Sau thủ thuật, da có một vết thương hở cần được chữa lành.

Ưu điểm

  • Đẩy mực xăm ra khỏi da.

Nhược điểm

  • Khu vực xóa xăm cảm thấy đau và thô trong vài ngày sau khi làm thủ thuật.
  • Phục hồi mất đến 2 – 3 tuần.
  • Hiệu quả kém hơn laser.
  • Có thể để lại sẹo, gây rối loạn sắc tố da…

4. Lột da hóa học

Dùng các hóa chất như axit trichloroacetic để loại bỏ lớp da có chứa mực khỏi cơ thể. Bác sĩ sẽ bôi hóa chất lên da khiến các lớp da bên ngoài bong ra. (3)

Ưu điểm

  • Thực hiện nhanh trong ngày.

Nhược điểm

  • Điều trị để lại vết thương hở cần được chăm sóc sau khi hoàn tất quy trình. Những vết thương này sẽ lành trong khoảng 5 -7 ngày.
  • Hiệu quả thấp, có khả năng để lại sẹo, gây rối loạn sắc tố da…

5. Kem xóa hình xăm

Có sẵn các loại kem xóa xăm nhưng không hiệu quả trong việc xóa xăm như các phương pháp khác. Dùng kem xóa xăm tại nhà bằng cách thoa kem lên vùng da có hình xăm không mong muốn.

Ưu điểm

  • Làm tróc lớp trên cùng của da để làm mờ đi một chút hoặc làm giảm màu sắc hình xăm. (4)

Nhược điểm

  • Hầu hết, các loại kem xóa hình xăm đều chứa axit nên có thể gây kích ứng hoặc làm bỏng da.
  • Kem xóa xăm hoạt động chậm; thậm chí sử dụng lâu dài cũng chưa thấy kết quả.

Khi nào nên lựa chọn xóa hình xăm?

Người xăm mình nên lựa chọn xóa xăm nếu tiếc nuối hoặc không hài lòng với hình xăm. Khi hình xăm bị mờ hoặc không còn phù hợp với mình thì người xăm cũng nên đi xóa. Đặc biệt, nếu người bệnh bị dị ứng với hình xăm hoặc gặp các biến chứng khác như nhiễm trùng cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: Xóa xăm chân mày (lông mày): Có hiệu quả không? Lưu ý cần biết

Chẩn đoán khi lựa chọn xóa hình xăm

Để chẩn đoán khi lựa chọn xóa xăm, người bệnh sẽ gặp bác sĩ để đánh giá tình hình của mình và nắm quy trình thực hiện xóa xăm. Bác sĩ có thể hỏi thăm sức khỏe, tìm hiểu tình trạng của hình xăm để điều trị tốt hơn:

  • Hình xăm này từ khi nào?
  • Người bệnh đã trải qua bất kỳ quy trình xóa xăm nào trước đó chưa?
  • Tiền căn nhiễm trùng, khuynh hướng tạo sẹo.
  • Có sử dụng isotretinoin trước đó?

Bác sĩ đo kích thước hình xăm và có thể chụp hình xăm để so sánh với kết quả trong quá trình điều trị. Bác sĩ chọn một kế hoạch điều trị dựa trên loại, màu mực trong hình xăm và độ sâu của sắc tố hình xăm.

Quy trình xóa hình xăm như thế nào?

Trong quy trình xóa xăm bằng laser, người bệnh sẽ được: (5)

  • Đeo tấm bảo vệ mắt.
  • Thoa kem gây tê cục bộ.
  • Kiểm tra phản ứng của da với tia laser để xác định năng lượng hiệu quả nhất cho việc điều trị.
  • Đặt tay thiết bị lên mặt da có hình xăm và tiến hành xóa xăm.
  • Lần điều trị mất khoảng 10 – 30 phút, tùy thuộc vào kích thước hình xăm.
  • Hình xăm nhỏ hơn cần ít xung hơn và ngược lại hình xăm lớn hơn cần nhiều xung hơn. Trong cả 2 trường hợp, hình xăm cần nhiều lần điều trị để mang lại hiệu quả. Sau mỗi lần điều trị, hình xăm sẽ trở nên mờ hơn.
  • Sau điều trị, bác sĩ thoa gel làm mát và dịu da.
  • Sau mỗi buổi trong quy trình, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da.

Xóa hình xăm có đau không?

Khách hàng sẽ được tiêm hoặc bôi thuốc gây tê cục bộ lên da trước khi tiến hành xóa xăm. Xóa xăm có đau nhưng tùy thuộc vào loại hình xóa xăm mà mức độ đau hoặc khó chịu có thể khác nhau. Một số người cảm thấy xóa xăm giống như lúc xăm hình. Một số người khác lại có cảm giác bỏng rát. Da có thể sưng nhẹ sau khi làm thủ thuật.

Xóa xăm mất khoảng 10 – 30 phút tùy thuộc vào kích thước hình xăm.

Rủi ro, biến chứng khi lựa chọn xóa hình xăm

Với bất kỳ quy trình nào cũng có những rủi ro, biến chứng tiềm ẩn liên quan đến quy trình xóa xăm, bao gồm:

  • Sẹo.
  • Nhiễm trùng.
  • Thay đổi màu da.
  • Kích ứng da hoặc phát ban.
  • Đau hoặc khó chịu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu muốn xóa xăm. Thậm chí, bạn cũng đến gặp bác sĩ nếu trong quá trình xóa hình xăm xảy ra tác dụng phụ như đau hoặc sưng tấy nghiêm trọng.

Chăm sóc và hồi phục da sau khi xóa xăm như thế nào?

Bác sĩ và người bệnh sẽ thảo luận về cách chăm sóc và phục hồi da sau khi xóa xăm bao gồm:

  • Chườm túi đá để làm dịu vùng điều trị.
  • Bôi kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên da.
  • Dùng băng để bảo vệ vết thương.
  • Cần tắm vào ngày hôm sau.
  • Tránh chà sát vùng bị ảnh hưởng.
  • Nên che vùng da được điều trị bằng kem chống nắng khi ra ngoài trời.

Những điều cần lưu ý kĩ trước khi lựa chọn xóa hình xăm

1. Chi phí

  • Khoảng này sẽ phụ thuộc vào kích thước hình xăm và số lần cần xóa.

2. Hạn chế

  • Xóa xăm gây đau, khó chịu.
  • Đây là một quá trình rất chậm có thể cần 10 buổi hoặc nhiều hơn để xóa xăm.
  • Nhiều hình xăm không thể xóa hoàn toàn.
  • Một số màu mực không phai.

3. Sự an toàn

  • Xóa xăm an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn và tại cơ sở uy tín.
  • Đang mang thai không nên xóa xăm vì có thể gây một số rủi ro nhỏ cho em bé.
  • Nếu bị rám nắng hoặc rám nắng giả thì cần chờ mờ đi.

Những câu hỏi liên quan về xóa hình xăm

1. Xóa hình xăm có hết hoàn toàn không?

Quá trình xóa hình xăm của mỗi người khác nhau. Nhưng một số thủ thuật xóa hình xăm sẽ loại bỏ hoàn toàn hình xăm khỏi cơ thể. Một số màu thuốc nhuộm hình xăm không thể loại bỏ hay một số sắc tố quá sâu để tia laser có thể tiếp cận.

Hình xăm màu đen đáp ứng tốt với điều trị laser vì chúng hấp thụ ánh sáng tốt hơn. người bệnh cần lựa chọn nơi uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm và máy móc hiện đại, chính hãng để có thể đặt được hiệu quả tối đa mà ít tác dụng phụ nhất.

2. Có nên tự xóa xăm tại nhà không?

Không! Việc tự ý xóa xăm tại nhà rất nguy hiểm. Những phương pháp tại nhà không hiệu quả và tệ hơn sẽ gây nguy hiểm như để lại sẹo xấu, nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.

Hãy đến bệnh viện có chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da được Bộ Y tế cấp phép hoạt động để bác sĩ xem xét tổng trạng sức khỏe và hướng dẫn kế hoạch điều trị an toàn nhất.

3. Xóa hình xăm mất bao lâu?

Tùy thuộc vào kích thước, màu sắc và vị trí hình xăm mà thời gian điều trị khác nhau. Thời gian xóa xăm dao động từ vài phút để xóa bằng laser hoặc vài giờ để phẫu thuật cắt bỏ. Hình xăm cần vài lần xóa, có thể mất từ 6 – 12 lượt và đôi khi nhiều hơn nữa.

4. Xóa xăm có để lại sẹo không?

Với công nghệ mới hơn, xóa xăm bằng laser đã trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, nguy cơ để lại sẹo thấp hơn. Chỉ cần thực hiện tại bác sĩ chuyên môn, cơ sở uy tín và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị thì xóa xăm an toàn. Ngoài ra, người bệnh ngăn ngừa khả năng để lại sẹo bằng cách chăm sóc da sau một quy trình hoặc lần điều trị.

5. Xóa xăm bao lâu thì lành

Sau khi xóa xăm, tùy vào sức khỏe miễn dịch của từng người mà vết thương lành lại, thông thường từ 6 – 8 tuần.

Sau khi xóa xăm nên ăn gì, kiêng gì?

Sau khi xóa xăm nên:

  • Giữ khu vực được điều trị khô ráo trong vòng 3 ngày.
  • Dùng nước ấm và chất tẩy nhẹ để vệ sinh cẩn thận.
  • Giảm tiếp xúc ánh mặt trời. Nếu ra ngoài cần bôi kem chống nắng.

>>Xem thêm: Mới xóa xăm kiêng ăn gì? Kiêng trong bao lâu? Nên ăn gì cho tốt?

6. Xóa xăm giá bao nhiêu?

Chi phí xóa xăm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích hình xăm, loại mực xăm, độ sâu của hình xăm, sử dụng kỹ thuật xóa xăm nào….? Do đó, bạn cần đến bệnh viện khám cụ thể để bác sĩ tư vấn.

Công nghệ xóa xăm mới bằng laser hiệu quả hơn, nguy cơ để lại sẹo thấp hơn.

7. Xóa xăm ở đâu tốt?

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, BVĐK Tâm Anh TP HCM được đầu tư nhiều loại máy laser công nghệ Mỹ, đặc biệt phương pháp xóa xăm bằng Laser Pico được xem là tiêu chuẩn vàng hiện nay. Laser Pico phá vỡ hạt mực xăm thành những mảnh nhỏ hơn so với laser nanosecond thông thường.

Vì vậy, các loại xăm khó điều trị cũng dễ dàng xóa bỏ với công nghệ Laser Pico. Hơn nữa, dùng laser pico giúp giảm khó chịu khi xóa xăm và ít gây biến chứng. BVĐK Tâm Anh còn xóa những hình xăm với nhiều màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, đen, xanh lơ…

“Hãy suy nghĩ trước khi xóa xăm” là lời khuyên hữu ích cho người đang cân nhắc việc xăm hình. Các phương pháp phẫu thuật hoặc laser hiện đại được giám sát bởi các bác sĩ có trình độ sẽ an toàn và tốt hơn. Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người đối tượng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều phương pháp xóa xăm. Thông qua bài “Xóa xăm là gì? Có đau không? Lưu ý cần biết trước khi lựa chọn” mong rằng người xăm hình hiểu hơn về xóa xăm và lựa chọn phương pháp xóa xăm an toàn cho bản thân.

This post was last modified on Tháng mười một 22, 2024 9:07 chiều