Chữ Hiếu tiếng Trung là gì? Cấu tạo, cách viết và ý nghĩa chi tiết

Chữ Hiếu tiếng Trung là gì? Cấu tạo, cách viết và ý nghĩa chi tiết

Chữ Hiếu tiếng Trung là gì? Cấu tạo, cách viết và ý nghĩa chi tiết

hình xăm chữ hiếu trung quốc

Chữ Hiếu trong tiếng Trung

I. Chữ Hiếu tiếng Trung là gì?

Chữ Hiếu tiếng Trung là gì? Trong tiếng Trung, chữ Hiếu là , phiên âm là “xiào”, mang nghĩa “hiếu thuận, có hiếu”. Ngoài ra, chữ 孝 còn có một số ý nghĩa khác như để tang, chịu tang, tang phục hoặc họ Hiếu.

II. Cấu tạo chữ Hiếu tiếng Trung

Chữ Hiếu tiếng Trung 孝 được tạo bởi 7 nét và bộ Tử 子 (con). Với việc xuất hiện bộ Tử (con cái) trong chữ Hiếu đã phần nào đó cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của chữ Hán này. Đây là một trong những đức tính mà những người làm con cái đều phải tu dưỡng thật tốt.

III. Cách viết chữ Hiếu tiếng Trung

Nếu như bạn đã nắm được thứ tự viết các nét cơ bản trong tiếng Trung thì viết chữ Hiếu 孝 trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Dưới đây, PREP sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về các bước viết chữ Hiếu tiếng Trung 孝 theo từng nét cụ thể nhé!

Hướng dẫn nhanhHướng dẫn chi tiết theo từng bước

IV. Ý nghĩa chữ Hiếu tiếng Trung

Với những bạn nào yêu thích nghiên cứu Hán tự sẽ thấy mỗi chữ Hán đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc. Tìm hiểu chữ Hiếu trong tiếng Trung, bạn sẽ thấy rõ được điều đó. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa biểu hình của chữ Hiếu 孝.

Xét theo từ nguyên, có nhiều ý kiến cho rằng, chữ Hiếu bắt nguồn từ một hình ảnh người con cõng cha già hoặc mẹ già. Hình ảnh này biểu tượng cho tấm lòng hiếu thuận của con cái.

Chữ Hiếu bắt nguồn hình ảnh người con cõng cha mẹ của mình

Phân tích chữ Hiếu tiếng Trung 孝, bạn sẽ thấy chữ Hán này gồm có 2 bộ phận, cụ thể:

    • Phía trên là một phần của chữ Lão 老, ý chỉ bề trên
    • Phía dưới là chữ Tử 子 chỉ con cái

➡ Ý chỉ mối liên hệ mật thiết giữa những người lớn tuổi và con cái của họ. Đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, những người con luôn biết kính trên và hiếu thuận với bậc sinh thành.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến nhận định rằng, chữ Hiếu 孝 được tạo bởi chữ Thổ 土 (đất), nét sổ xiên từ trái sang phải và chữ Tử 子 (con cái). Sự kết hợp này ám chỉ đứa con chịu nằm xuống đất để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con hiếu thuận. Từ đây, bạn cũng có thể thấy rằng, lối giải thích này mang những nét độc đáo giống với cách giáo dục trẻ con của người Việt Nam ngày trước, cũng giống như câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Dù bạn hiểu theo cách nào thì chung quy lại, chữ Hiếu vẫn là một phạm trù đạo đức, là quy tắc ứng xử của người con đối với cha mẹ mình. Nói về chữ Hiếu, người Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

V. Từ vựng có chứa chữ Hiếu tiếng Trung

Chữ Hiếu tiếng Trung 孝 kết hợp với một số chữ Hán khác tạo ra từ vựng mới mang ý nghĩa tương tự. Dưới đây là bảng từ vựng có chứa chữ Hiếu tiếng Trung mà PREP đã hệ thống lại. Bạn có thể tham khảo và học tập nhé!

STTTừ vựng có chứa chữ Hiếu tiếng TrungPhiên âmDịch nghĩa

VI. Chữ Hiếu tiếng Trung trong thư pháp

“Hiếu” là đạo lý, bổn phận mà người làm con cần phải có đối với cha mẹ của mình. Nói về chữ Hiếu tiếng Trung trong thư pháp, cũng giống như Trung Quốc, người Việt Nam chúng ta từ xa xưa đã có truyền thống đi xin chữ đầu năm.

Thư pháp chữ Hiếu tiếng Trung

Người Việt đi xin chữ Hiếu đầu năm với mong ước gia đạo bình an, gia đình hòa thuận, con cái hiếu thảo và luôn có lòng hiếu kính với tổ tiên. Đặc biệt, người xưa đây luôn lấy hình ảnh lớn lao và vĩ đại nhất để nói về công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Là con cái phải luôn giữ trọn đạo làm con, thời mẹ, kính cha, giữ gìn đạo hiếu.

Đặc biệt, với xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì chúng ta lại càng phải khắc cốt ghi tâm truyền thống đạo đức tốt đẹp ấy. Đó chính là giá trị quý báu, đạo lý làm người mà chúng ta luôn phải biết trân trọng và giữ gìn.

Như vậy, PREP đã giải mã cho bạn đọc chữ Hiếu tiếng Trung là gì, cấu tạo, ý nghĩa và cách viết của chữ Hiếu 孝. Hy vọng, với những kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích cho những bạn đang học và nghiên cứu chữ Hán.

This post was last modified on Tháng mười hai 13, 2024 5:35 chiều