Hướng dẫn 3 cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD nhanh chóng nhất

Hướng dẫn 3 cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD nhanh chóng nhất

Hướng dẫn 3 cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD nhanh chóng nhất

kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng cmnd

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu – cụm từ tưởng chừng xa lạ nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho tài chính cá nhân của mỗi người. Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi, người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Theo quy định, quá thời hạn trên 90 ngày bao gồm nợ gốc, lãi vay, phí phạt,… Người dính nợ xấu sẽ bị liệt vào danh sách khách hàng có nợ xấu trên hệ thống CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam. Hậu quả của nợ xấu vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay vốn, xin việc làm, giao dịch kinh doanh,… thậm chí gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.

Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Hiểu rõ nguyên nhân chính là bước đệm quan trọng để phòng ngừa và giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Từ phía ngân hàng:

  • Quy trình thẩm định chưa kỹ lưỡng: Thiếu thông tin chính xác về năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng dẫn đến việc đưa ra phương án cho vay không phù hợp.
  • Chạy theo doanh số: Áp lực cạnh tranh khiến một số ngân hàng “dễ dãi” trong việc cho vay, bỏ qua các tiêu chí đánh giá rủi ro, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao.
  • Hệ thống quản lý rủi ro chưa hoàn thiện: Việc theo dõi, giám sát tình hình thanh toán của khách hàng chưa hiệu quả, dẫn đến khó khăn trong việc xử lý nợ xấu.

Từ phía người vay:

  • Thiếu kiến thức tài chính: Không hiểu rõ các điều khoản vay, lãi suất, phí phạt, dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, không có kế hoạch thanh toán cụ thể.
  • Chi tiêu vượt quá khả năng: Mua sắm hàng hóa, dịch vụ vượt quá khả năng chi trả, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn để thanh toán các khoản vay.
  • Mất việc làm, thu nhập giảm bất ngờ: Gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay do thu nhập giảm sút.
  • Bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân: Kẻ gian lợi dụng thông tin cá nhân để vay vốn, dẫn đến việc bạn gánh chịu khoản nợ mà không hề hay biết.

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì?

Dựa trên Thông tư 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm chính:

Nhóm nợ

Thời hạn quá hạn

Đặc điểm chính

Nhóm 1:Nhóm 2:

– Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu và còn trong hạn.

– Khoản nợ có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi.

Nhóm 3:

– Khoản nợ quá hạn đã được gia hạn nợ lần đầu nhưng vẫn bị chậm trả.

– Tình hình tài chính của người vay gặp rủi ro nghiêm trọng và khả năng trả nợ rất hạn chế.

Nhóm 4:

– Khoản nợ quá hạn dù đã được gia hạn thời hạn trả nợ lần thứ 2.

– Khoản nợ thuộc diện phải thu hồi trước hạn do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

Nhóm 5:

Đây là nhóm nợ có khả năng không thu hồi được.

Hậu quả: Không thể vay vốn, mở thẻ tín dụng ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì?

CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia – thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động phi lợi nhuận với sứ mệnh cao cả:

  • Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin tín dụng.
  • Hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước phòng ngừa rủi ro tín dụng, thúc đẩy khả năng vay vốn cho mọi cá nhân, tổ chức.
  • Góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Với vai trò then chốt, CIC mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng:

  • Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính.
  • Minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo niềm tin cho các giao dịch.
  • Mở ra cơ hội tiếp cận vốn vay dễ dàng cho doanh nghiệp và cá nhân.
  • Giảm thiểu tối đa tình trạng tín dụng đen, bảo vệ quyền lợi người vay.

Xem thêm: Thẻ đen (Black Card) là gì?

Để kiểm tra chi tiết bản thân có đang dính nợ xấu hay không, khách hàng có thể áp dụng một trong 3 cách dưới đây để check nhanh nhất:

1. Tra cứu nợ xấu qua website CIC

Bằng cách truy cập website CIC miễn phí, khách hàng có thể tra cứu lịch sử tín dụng xem bản thân có đang dính nợ xấu hay không. CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, đây là nơi lưu trữ tất cả thông tin tín dụng của khách hàng khi tiến hành mở khoản vay tại các ngân hàng. Các bước tra cứu nợ trên hệ thống website CIC như sau:

Bước 1: Truy cập trang web của hệ thống CIC để đăng ký thông tin.

Bước 2: Đăng ký thông tin cá nhân. Điền đầy đủ, chính xác các thông tin được đưa ra của hệ thống. Sau đó nhấn Tiếp tục.

Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và SĐT chính chủ để nhận thông báo từ CIC khi cần thiết

Bước 3: Nhập chính xác mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn Đồng ý để xác nhận rằng khách hàng chấp nhận với các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn Tiếp tục.

Sau khi thông tin đã được xác nhận, bạn hãy tiến hành đăng nhập lại hệ thống, truy cập mục Khai thác báo cáo để kiểm tra về nợ xấu

Sau khi đã hoàn tất các thao tác nêu trên, CIC sẽ gọi đến số điện thoại bạn đã cung cấp để xác nhận thông tin, nếu đúng chính CIC sẽ tiến hành trả kết quả qua email cho khách hàng.

Bạn có thể tham khảo thêm: Chỉ số ROE là gì?

2. Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC Connect trên điện thoại

Bên cạnh việc tra cứu nợ xấu trên website CIC, khách hàng còn có thể kiểm tra thông qua ứng dụng CIC trên điện thoại theo các bước như sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng các thông tin mà hệ thống yêu cầu
  • Bước 3: Nhập mã OTP để xác nhận

Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản, khách hàng thực hiện tra cứu lịch sử tín dụng trên CIC theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chọn Khai thác báo cáo để bắt đầu tra cứu nợ trên CIC
  • Bước 2: Xác thực khai thác báo cáo bằng một trong các hình thức: Mật khẩu/Touch ID/ Face ID
  • Bước 3: Mua báo cáo tín dụng
  • Bước 4: Nhập mã xác thực OTP để xác nhận
  • Bước 5: Kiểm tra báo cáo tín dụng để biết mình có đang mắc nợ xấu hay không.

Xem thêm: Đầu tư trái phiếu là gì?

3. Kiểm tra nợ xấu trực tiếp tại ngân hàng bằng CMND/CCCD nhanh nhất

Hãy đến trực tiếp ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng với CMND/CCCD để được hỗ trợ nhanh chóng, chỉ trong vài phút!

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Mang theo CMND/CCCD bản gốc đến ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
  • Bước 2: Yêu cầu nhân viên hỗ trợ kiểm tra nợ xấu.
  • Bước 3: Cung cấp thông tin cá nhân theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Bước 4: Nhận kết quả kiểm tra nợ xấu trong vòng vài phút.

Xem thêm: Chứng khoán là gì? Phân loại chứng khoán hiện nay

Điều 199 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 2024 quy định rõ ràng thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu:

  • Chi phí bảo quản, thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm: Bao gồm chi phí bảo quản, bảo dưỡng, trông coi tài sản; chi phí thu giữ, vận chuyển tài sản; chi phí định giá, thẩm định tài sản;…
  • Án phí, quyết định của Tòa án: Gồm án phí, lệ phí liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm theo quyết định của Tòa án.
  • Khoản thuế, lệ phí liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm: Bao gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí liên quan,… phát sinh trong quá trình chuyển nhượng tài sản bảo đảm.
  • Nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ: Gồm khoản nợ gốc, lãi, phạt,… theo hợp đồng vay vốn đã ký kết.
  • Nợ khác không có bảo đảm: Gồm các khoản nợ khác của cá nhân/doanh nghiệp phát sinh với tổ chức tín dụng.

Xem thêm: Chỉ số VNIndex là gì?

Nợ xấu là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và nhiều khía cạnh khác trong đời sống tài chính của mỗi cá nhân. Hiểu rõ cách xóa nợ xấu theo quy định mới nhất sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình tài chính và gỡ bỏ rào cản trong tương lai.

Thời gian xóa nợ xấu phụ thuộc vào nhóm nợ:

  • Nhóm 1 (quá hạn dưới 10 ngày): Nợ được xóa ngay sau khi tất toán. Thanh toán các khoản vay nhỏ này sẽ giúp cải thiện lịch sử tín dụng.
  • Nhóm 2 (quá hạn 10-90 ngày): Nợ được xóa sau 1 năm tất toán.
  • Nhóm 3, 4, 5 (quá hạn trên 90 ngày): Nợ được xóa sau 5 năm tất toán.

Cách xóa nợ xấu:

  • Thanh toán đầy đủ: Bao gồm gốc, lãi, phí phạt theo quy định của ngân hàng/tổ chức tín dụng.
  • Liên hệ ngân hàng: Trao đổi, thỏa thuận phương án thanh toán phù hợp để tránh phát sinh thêm nợ xấu.
  • Cập nhật thông tin: Theo dõi lịch sử tín dụng trên CIC và báo cáo các khoản nợ đã thanh toán để được xóa nợ đúng thời hạn.

Như vậy bài viết trên Zalopay đã đưa ra những lý thuyết xung quanh thuật ngữ nợ xấu cũng như cách kiểm tra mình có nợ xấu hay không. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích có thể giúp bạn check nợ xấu cá nhân và tránh được những ảnh hưởng tiêu cực.

This post was last modified on Tháng mười một 17, 2024 11:52 sáng