Sốt xuất huyết là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh có triệu chứng tương tự như sốt phát ban, sốt virus, sởi… Để nắm được rõ hơn những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết sau đây.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên và truyền bệnh thông qua muỗi Aedes. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này nhất, bởi trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu. Thêm vào đó, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày nên trẻ dễ bị muỗi đốt và dễ bị nhiễm bệnh.
Khi muỗi Aedes đốt người đang bị nhiễm virus Dengue, muỗi sẽ trở thành sinh vật mang nguồn bệnh. Và nếu muỗi này tiếp tục đốt người khác, người đó cũng có nguy cơ bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Virus không có khả năng lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác, mà phải lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes (muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sống và phát triển là những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nơi có nhiều người sinh sống và làm việc, thường bùng dịch vào tháng 5 - 11 trong năm.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có loại thuốc đặc trị. Chính vì vậy, cha mẹ cần phát hiện sớm tình trạng bệnh bằng những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cùng với các triệu chứng kèm theo để kịp thời đưa bé đi khám và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh nguy hiểm này cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ nên nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Long Châu nhé!
Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Nhận biết hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em là điều cần thiết giúp cha mẹ sớm đưa trẻ đi khám cũng như đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh của các y bác sĩ. Dưới sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích cũng như đánh giá các giai đoạn phát triển của bệnh. Trẻ bị sốt xuất huyết sẽ chia thành các giai đoạn phát triển khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ khởi phát bằng những cơn sốt cao lên tới 39 - 40 độ C. Bên cạnh sốt, trẻ sẽ có thể kèm theo một số biểu hiện khác như: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau nhức các khớp… Ở trẻ nhỏ, tình trạng sốt cao là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nên co giật. Sau khi các cơn sốt kéo dài liên tục xuất hiện, trẻ bắt đầu có những chấm đỏ trên da nhưng chưa nhìn quá rõ. Nếu tình trạng tiến triển nhanh, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm hơn như xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu chân răng hay xuất huyết tại các vị trí nguy hiểm khác.
Sau giai đoạn khởi phát, bệnh bước vào giai đoạn nguy kịch. Ở giai đoạn nguy kịch, xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu giảm thấp. Bên cạnh đó, số lượng bạch cầu cũng giảm, trẻ xuất hiện thêm các biểu hiện của tình trạng rối loạn đông máu. Tình trạng rối loạn các chỉ số máu bao gồm các tế bào máu và các yếu tố đông máu sẽ là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ bị sốt xuất huyết. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 - 6 ngày, nếu trẻ được đưa đi khám và phát hiện sớm, tình trạng bệnh của trẻ sẽ được cải thiện và hồi phục tốt.
Sau giai đoạn nguy kịch là giai đoạn hồi phục. Nếu trẻ được điều trị sớm và thích hợp, trẻ sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Lúc này, tình trạng bệnh của trẻ đã thuyên giảm, trẻ khi đó cần được nâng cao sức khỏe toàn trạng để cơ thể trẻ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại. Trẻ giảm những cơn sốt và thân nhiệt trở lại bình thường, ăn uống ngon miệng hơn, trẻ bắt đầu chịu chơi đùa hơn. Vào giai đoạn này, chỉ số huyết học cũng dần ổn định, giai đoạn này nếu trẻ được chăm sóc tốt, các triệu chứng sẽ mau chóng cải thiện và biến mất hoàn toàn.
Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em
Bên cạnh việc xác định bệnh thông qua hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ cũng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Phần lớn, các biện pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh, nhằm giảm mức độ nặng và nghiêm trọng của các triệu chứng như:
- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ.
- Uống nước đầy đủ để tránh tình trạng mất nước do sốt hay nôn.
- Sử dụng một số loại thuốc giúp hạ sốt, giảm đau khó chịu cho trẻ như paracetamol. Cần tránh cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin… bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở trẻ.
Trong một số trường hợp, bệnh của trẻ tiến triển nặng, trẻ cần được nhập viện ngay và điều trị bệnh bằng truyền dịch, có thể phải truyền máu nếu tình trạng bé trở nên nghiêm trọng.
Cách chăm sóc và phòng sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ bị sốt xuất huyết có thể bị tái lại nhiều lần do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, cách tốt nhất nên làm chính là chăm sóc trẻ thật tốt sau mắc bệnh cũng như có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết thường hồi phục chậm hơn so với người lớn bởi sức khỏe cũng như sức đề kháng còn non yếu. Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn, chú ý trong việc chăm sóc trẻ. Cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây khi chăm sóc trẻ:
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên để tránh tình trạng sốt cao gây co giật. Khi trẻ bị sốt trên 38.5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, tránh có muỗi xuất hiện trong phòng.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon và ăn được nhiều hơn.
- Trẻ bị sốt xuất huyết cần hạn chế cho ăn các món ăn cay nóng, giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động quá nhiều khi đang bị bệnh.
Với những trẻ đã khỏi bệnh hay chưa từng bị nhiễm sốt xuất huyết, cha mẹ cần chú ý phòng bệnh cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo một số điều sau đây để phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ:
- Vệ sạch sẽ phòng ngủ của trẻ, tránh để nước đọng lại trong các vật dụng trong nhà như thau, chậu…
- Tránh cho trẻ chơi quanh khu vực có nhiều muỗi.
- Thường xuyên diệt muỗi trong nhà cũng như khu vực quanh nhà ở.
- Cho trẻ nằm ngủ trong màn để tránh trẻ bị muỗi đốt.
- Cách ly trẻ với những người bệnh đang bị sốt xuất huyết.
- Dùng kem chống muỗi cho trẻ khi đi đến nơi có nhiều muỗi.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những hình ảnh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như cách chăm sóc và phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ hiệu quả. Khi trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám, sàng lọc bệnh và có hướng xử trí sớm, kịp thời, tránh gây những hậu quả xấu.
Bên cạnh đó, cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi trở lên bằng cách tiêm vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Đội ngũ y tá và bác sĩ tại đây được đào tạo bài bản, có chứng nhận an toàn tiêm chủng, thực hiện quy trình tiêm một cách nhẹ nhàng và ít gây đau, giúp giảm bớt lo lắng cho khách hàng.
Mỗi cơ sở của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều có phòng theo dõi sau tiêm và phòng xử trí phản ứng sau tiêm, được trang bị đầy đủ các thiết bị theo quy định của Bộ Y tế. Điều này đảm bảo rằng mọi khách hàng đều được theo dõi và chăm sóc chu đáo sau khi tiêm, mang lại sự an tâm tối đa cho cha mẹ và trẻ em