Tin tức

Tin tức

Tin tức

nước ép thơm có tác dụng gì

1. Hàm lượng dinh dưỡng trong nước ép dứa

Trái dứa hay trái thơm là trái cây nhiệt đới không chỉ được người Việt sử dụng trong các món ăn mà nước ép từ dứa cũng là loại nước giải khát được yêu thích với vị chua ngọt tự nhiên. Trong 1 ly nước ép dứa 240 ml chứa 132 calo với hàm lượng chất béo, chất xơ dưới 1g và lượng đường là 25g.

Nước ép dứa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Ngoài ra, hàm lượng các chất vitamin B, vitamin C trong nước dứa chiếm 15% giá trị dinh dưỡng cần nào vào cơ thể hàng ngày. Các khoáng chất khác như Mangan, Đồng, Magie, Kẽm, Canxi, bromelain,… của nước ép dứa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sự phát triển xương khớp ở trẻ, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương,…

2. Nước ép dứa có tác dụng gì?

Cơ thể chúng ta luôn cần đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh và nước ép dứa là nguồn cung cấp tự nhiên tốt cho cơ thể. Vậy nước ép dứa có tác dụng gì?

Nước ép dứa có tác dụng gì đối với cơ thể

2.1. Khả năng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch

Nước ép dứa có khả năng kháng viêm giúp giảm đau và giảm viêm đối với các triệu chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp,… nhờ chất bromelain cùng các loại vitamin và khoáng chất. Chất bromelain được nghiên cứu và thường được ứng dụng để chống viêm, giảm đau sau phẫu thuật.

Nước dứa giúp kháng viêm nhờ enzyme bromelain

Ngoài ra, nước ép dứa cũng chứa một lượng enzyme tự nhiên có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế, khi sử dụng thường xuyên nước ép dứa sẽ hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ miễn dịch.

2.2. Hỗ trợ tiêu hóa

Trong nước ép dứa có chứa enzyme protease có khả năng phân giải chất đạm từ thức ăn chúng ta nạp vào thành axit amin, peptide có kích thước nhỏ hơn và dễ dàng hấp thu hơn. Kết hợp với enzyme bromelain tăng cường khả năng chống lại các vi khuẩn đường ruột như khuẩn Ecoli nhờ đó hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Enzyme trong nước dứa phân giải chất đạm để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn

Tuy nhiên trong nước ép dứa có chứa lượng axit không tốt cho người có tiền sử mắc bệnh về dạ dày. Nếu sử dụng nước ép dứa nhiều hơn mức cho phép sẽ gây ra các biểu hiện của trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày,…

2.3. Chống loãng xương

Ngoài khả năng kháng viêm, giảm đau đối với những người viêm khớp mà nước ép dứa cũng giúp chống loãng xương hiệu quả. Bởi vì thành phần giàu Vitamin C cùng khoáng chất magie, canxi, kẽm,… giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương cũng như bảo vệ tế bào xương khỏe mạnh. Kết hợp dứa khoảng 100g hoặc nước ép dứa khoảng 200ml trong khẩu phần hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe xương.

2.4. Bổ sung dưỡng chất cho thai phụ

Đối với thai phụ khi sử dụng nước ép dưới đều đặn từ tháng thứ 4 của thai kỳ sẽ giúp bổ sung lượng đồng cần thiết trong quá trình tạo hồng cầu suốt thai kỳ. Ngoài ra, đồng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thần kinh, tim mạch của bé.

Không chỉ có đồng mà nhóm vitamin B1, B6, B9 có trong nước ép dứa cũng là nhóm chất giúp phát triển trí não và hệ thần kinh cho thai nhi.

Đồng và nhóm vitamin B trong nước dứa tốt cho hệ thần kinh, tim mạch của bé

2.5. Hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư

Theo một số nghiên cứu về bromelain cho thấy chất này thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư ống mật, dạ dày,… Khi hệ miễn dịch được tác động bởi enzyme bromelain sẽ giúp quá trình sản xuất bạch cầu hiệu quả hơn từ đó chống lại các tế bào ung thư.

2.6. Giảm ho hiệu quả

Nước ép dứa giúp giảm các triệu chứng ho nhờ chất bromelain kháng viêm, các loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời quá trình hydrat hóa của dứa cũng giúp làm giảm những cơn đau họng. Đối với bệnh nhân hen suyễn, sử dụng nước ép dứa thường xuyên kết hợp sử dụng thuốc sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân hen suyễn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Quá trình hydrat hóa của nước ép dứa giúp làm dịu cơn ho

2.7. Chống lão hóa da

Lượng Vitamin C có trong nước ép dứa giúp tăng cường khả năng chống lão hóa khi kích thích quá trình tổng hợp collagen dưới da có tác dụng chống lại tia UV. Vitamin C, kẽm có trong nước ép dứa cũng giúp làn da tươi sáng, mờ thâm. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần dùng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tránh các tác nhân của bụi bẩn và tia cực tím.

3. Một số lưu ý khi dùng nước ép dứa

Nếu bạn đã biết nước ép dưới có tác dụng gì thì dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng loại nước ép này:

  • Hạn chế sử dụng đối với người bị tiểu đường hoặc đang trong quá trình giảm cân vì nước dứa có chứa nhiều đường và carbohydrate.

  • Chất axit trong dứa có thể làm sưng môi, lưỡi và triệu chứng giảm dần trong thời gian ngắn. Nếu các triệu chứng này không cải thiện hoặc nặng hơn thì có thể bạn đang bị dị ứng với dứa và cần đến ngay bệnh viện để được sơ cứu kịp thời.

  • Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dứa hàng ngày.

  • Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy nước ép dứa có thể thay thế thuốc để điều trị bệnh mà loại nước ép này chỉ có công dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.

  • Đối với bệnh nhân có vấn đề về dạ dày thì hạn chế sử dụng nước ép dứa hoặc ăn dứa vì lượng axit sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị của bạn.

  • Chỉ nên dùng dứa chín có màu vàng và không dùng dứa xanh để tránh các trường hợp ngộ độc.

4. Sử dụng nước dứa vào thời điểm nào là tốt nhất?

Thời điểm thích hợp nhất nếu bạn muốn sử dụng nước ép dứa chính là khoảng 2 tiếng sau bữa ăn sáng, trưa. Bởi vì trong dứa có chứa axit nếu uống trước hoặc ngay khi ăn xong sẽ có hại đối với dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bạn. Vào buổi tối hạn chế uống nước ép để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Uống nước ép dứa sau khi ăn 2 tiếng là tốt nhất

Chắc hẳn những thông tin chi tiết trong bài viết đã giải đáp giúp bạn thắc mắc nước ép dứa có tác dụng gì cũng như những lưu ý nếu sử dụng. Hãy sử dụng hoa quả đều hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và bổ sung đủ vitamin cũng như các dưỡng chất khác cho cơ thể nhé.

This post was last modified on Tháng mười một 16, 2024 1:34 sáng