1. Đặc điểm của cây vối
Cây vối còn được gọi là cây trâm nắp, họ Sim Myrtaceae, có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus, nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á. Ở nước ta phân bố nhiều ở một số vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai,… Cây vối thường mọc hoang ở ven bờ hồ, suối, một số vùng có trồng để lấy lá, nụ làm trà hoặc hãm nước uống.
Cây vối có những đặc điểm nhận diện như sau:
Bạn đang xem: Tin tức
- Cây vối có 2 loại là vối nếp (lá nhỏ, màu vàng xanh) và vối tẻ (lá to hơn, hình thoi, màu xanh sẫm).
- Cây thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 5 – 6m, đường kính thân tầm 50cm, cây màu nâu đen, cành tròn, nhắn, thường có những khe nứt dọc.
- Lá vối có hình bầu dục, nhọn ở phần đầu, phiến dày, cứng. Khi già, mặt dưới lá có nhiều chấm đen, có mùi thơm dễ chịu, vị hơi đắng và chát.
- Hoa vối mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm khoảng 3 – 5 hoa, màu trắng đục. Tháng 5 – 7 là thời điểm cây ra hoa.
2. Cây vối có tác dụng gì?
Mặc dù được người dân sử dụng nhiều từ xưa đến nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tường tận cây vối có tác dụng gì? Những lợi ích mà cây vối mang lại cho sức khỏe con người là:
Hỗ trợ điều trị tiêu hóa
Thành phần Tanin trong cây vối có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, nước lá vối còn có khả năng kích thích dạ dày tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, chướng hơi.
Hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Xem thêm : Bánh tráng phơi sương bao nhiêu calo? Ăn sao để không mập?
Lá và nụ vối có tác dụng kích thích tiêu hóa các loại thức ăn nhiều giàu mỡ, lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh Gout.
Giảm mỡ máu
Thành phần cây vối có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là giàu beta-sitosterol giúp điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu. Nhờ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
Chữa lở loét, bệnh ngoài da
Nhiều người thường hãm lá hoặc nụ vối uống nhưng ít ai biết rằng nước vối sau khi nấu đem tắm gội hoặc ngâm, rửa có thể chữa các bệnh về da, chốc đầu hay vết lở loét nhờ thành phần Tanin giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu các kích thích trên da.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Nước cây vối có tác dụng giảm các cơn đau bụng, khó chịu do viêm đai trạng mạn tính nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và khả năng kháng viêm từ tinh dầu. Bạn có thể nấu hoặc hãm nước lá hay nụ vối uống mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nụ vối có nhiều Flavonoid giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Việc uống nước nụ vối thường xuyên giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu đồng thời bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi các tổn thương.
Giải khát
Xem thêm : 1 ly cà phê sữa bao nhiêu calo? Uống cà phê sữa có béo không?
Nước lá vối có khả năng đào thải chậm hơn nước lọc trong khi thành phần có nhiều dưỡng chất, vitamin,… giúp thanh lọc, giải độc đồng thời tăng khả năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, việc sử dụng nước cây vối sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước, giảm tình trạng khát nước, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng.
Hỗ trợ trị bỏng
Vỏ cây vối có thể dùng để điều trị bỏng, giảm đau, giảm phồng rộp đồng thời hạn chế tình trạng tiết dịch và chống nhiễm trùng. Sau khi cạo bỏ phần vỏ khô bên ngoài thì giã nát vỏ vối rồi hòa với một ít nước sôi để nguội. Lấy phần nước thoa đều lên vùng bị bỏng, để thoáng và khô tự nhiên.
Hỗ trợ chữa viêm gan
Rễ cây vối cũng được nhiều người sử dụng để chữa viêm gan, cải thiện tình trạng vàng da. Dùng khoảng 200g rễ vối sắc nước uống mỗi ngày sẽ giúp các tế bào gan được bảo vệ trước các tác nhân gây hại.
3. Một số lưu ý khi sử dụng cây vối
Sau khi đã biết cây vối có tác dụng gì thì bạn cũng cần phải tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Do tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên cần dùng ở mức độ hạn chế nhằm tránh gây hại các vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
- Đối với những người quá gầy, tình trạng sức khỏe quá yếu ớt, bị suy nhược thì không nên sử dụng cây vối.
- Mỗi ngày chỉ nên sử khoảng 1 ấm trà để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bài tiết của thận.
- Nên nấu loãng nước vối, không nên sử dụng nước quá đặc vì sẽ gây kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, mệt mỏi,…
- Trước khi sử dụng cây vối trong bất kỳ trường hợp nào, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên sử dụng nước lá vối để qua đêm, không uống khi bụng đang đói hoặc ngay sau khi ăn.
- Thận trọng khi sử dụng cây vối cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người mắc các bệnh lý nền.
- Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp, không dùng cây vối để thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu thấy trong thời gian sử dụng, cơ thể có triệu chứng bất thường hoặc bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải ngưng dùng, nếu cần thiết phải đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc cây vối có tác dụng gì mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn gặp những vấn đề sức khỏe, có thể đến trực tiếp các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ thăm khám, từ đó tư vấn biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Mọi thông tin cần được hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên hệ thống hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Ẩm Thực