Cây bồ công anh (bồ anh) là loài cây mọc dại khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh thậm chí còn giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi). Vậy, cụ thể tác dụng của cây bồ công anh như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau.
Tìm hiểu chung
Cây bồ công anh có tác dụng gì?
Đông y sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa.
Bạn đang xem: Tác dụng của cây bồ công anh: “Thần dược” trong loài cây mọc dại
Tác dụng của bồ công anh còn giúp lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.
Thành phần dinh dưỡng trong cây bồ công anh
Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g cây bồ công anh cụ thể như sau:
Cơ chế hoạt động của bồ công anh
Đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong cây bồ công anh cũng chứa nhiều inulin. Inulin là một loại cacbohydrate tinh bột có lợi cho hệ vi sinh đường ruột và còn được gọi là prebiotics.
Cách sử dụng cây bồ công anh
Bạn có thể sử dụng ở dạng tươi hay khô tùy thích. Bồ công anh tươi thường được sử dụng như một loại rau. Bạn có thể dùng hoa và lá bồ công anh để nấu canh, làm salad, luộc, xào…
- Lá giàu vitamin A và C cũng như canxi và cung cấp cho bạn nhiều chất sắt hơn rau bó xôi.
- Hoa có chứa beta-carotene, tiền thân của vitamin A.
Hãy rửa cây dưới vòi nước, sau đó ngâm trong nước có pha một muỗng giấm trắng. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng.
- Trà bồ công anh: Hãy ngâm rễ hay hoa trong nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong hoặc chút bột quế tùy thích để tăng hương vị khi thưởng thức trà.
- Nước uống rễ bồ công anh: Bạn có thể nướng rễ cây bồ công anh để làm nước uống buổi sáng thay cà phê. Sau khi rửa sạch, hãy xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 200ºC trong khoảng 1 giờ để rễ khô hoàn toàn. Bạn ngâm rễ đã nướng trong nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bồ công anh?
Thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
- Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.
Thận trọng/ Cảnh báo
Lưu ý khi sử dụng cây bồ công anh
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.
Trong khi sử dụng bồ công anh, bạn nên theo dõi các phản ứng của cơ thể như mẫn cảm và viêm da tiếp xúc. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, bạn hãy ngưng sử dụng và thay thế bằng thuốc kháng histamin hoặc các biện pháp khác thích hợp hơn dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Mức độ an toàn của bồ công anh
Xem thêm : Dạy bé cách đọc và ghi thứ ngày tháng tiếng anh chính xác
Những ai không nên uống trà bồ công anh? Không nên dùng nếu bạn thuộc những đối tượng sau:
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Những người mẫn cảm với loại thảo dược này
- Người có bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện – nước sinh lý, tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết
- Người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật, tắc ruột hoặc dị ứng nhựa cao su.
Bồ công anh có thể tương tác với những gì?
Dùng bồ công anh chung với thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc kháng sinh.
Bồ công anh có chứa một lượng đáng kể kali. Một số thuốc lợi tiểu cũng có tác dụng tăng nồng độ kali trong cơ thể. Dùng bồ công anh có thể làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
Bồ công anh có thể giảm độ thẩm thấu thuốc của gan.
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng dược liệu trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả hơn nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on Tháng mười một 17, 2024 11:01 sáng