[Tổng Hợp] Các dạng sơ đồ tư duy phổ biến và áp dụng nhiều nhất

Admin
Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp bạn ghi nhớ các thông tin một cách sáng tạo và hiệu quả. Vậy có các dạng sơ đồ tư duy phổ biến nào? Cách vẽ sơ đồ tư duy như thế nào? Cùng Vinalink tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy có tên tiếng anh là Mindmap. Sơ đồ tư duy được coi là công cụ vạn năng cho não bộ, là phương pháp ghi chú sáng tạo, hiệu quả. Các ý tưởng, thông tin sẽ được diễn giải bằng hình ảnh sinh động, từ ngữ ngắn gọn giúp não bộ tiếp cận, ghi nhớ thông tin nhanh, lâu hơn. 

Một sơ đồ tư duy bao gồm: Chủ đề chính được đặt ở vị trí trung tâm, xung quanh là những nhánh nhỏ hơn để chỉ các nội dung, hình ảnh phát triển từ chủ đề chính. Ngoài sử dụng các từ khóa, sơ đồ tư duy cũng sử dụng một số yếu tố đồ họa như biểu tượng, mã hóa màu sắc, hình ảnh, sắp xếp không gian của các nhánh để hình dung ý tưởng, khái niệm. 

Sơ đồ tư duy giúp dễ dàng xử lý và ghi nhớ thông tin, nảy sinh ý tưởng mới và phác họa một cái nhìn tổng quan, sâu sắc về bất cứ chủ đề nào. Chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích trong các ngành: lên ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, thu thập và sắp xếp dữ liệu.

2. Những lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy

Sử dụng sơ đồ tư duy đem lại nhiều lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó hai đối tượng thường xuyên sử dụng và được hưởng lợi ích nhiều nhất từ sơ đồ tư duy và học sinh, sinh viên và nhà quản lý. 

2.1. Đối với học sinh, sinh viên

Lợi ích sơ đồ tư duy với học sinh, sinh viên

Khi xu hướng tự học phát triển như hiện nay, sơ đồ tư duy chính công cụ hỗ trợ mang lại nhiều lợi ích nhất. Sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viên có thể trình bày các khái niệm trong lớp học rõ ràng, tập trung vào các vấn đề trọng tâm đồng thời cung cấp được cách nhìn tổng quan về chủ đề. 

Thay vì phải ghi chép tất cả những nội dung vào vở, học sinh có thể tự mình sáng tạo nên các sơ đồ tư duy về từng chủ đề đã học. Với cách này, nội dung được học sẽ không còn là những mặt giấy đầy chữ nữa mà được trình bày cực khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu. 

Bên cạnh đó, việc ghi chép kết hợp sử dụng hình, màu sắc còn khơi dậy óc sáng tạo của học sinh, sinh viên. Từ đó kích thích hứng thú học tập, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. 

2.2. Đối với công tác quản lý

Lợi ích sơ đồ tư duy với công tác quản lý

Lợi ích lớn nhất của sơ đồ tư duy trong công tác quản lý là giúp cho việc truyền đạt thông tin đến cấp dưới được rõ ràng và dễ hiểu. Có thể ví sơ đồ tư duy là công cụ hữu hiệu như “la bàn vạn năng” giúp nâng cao hiệu quả công việc trong việc lên kế hoạch, thiết lập mục tiêu, thuyết trình và nhiều công việc khác.

3. Các dạng sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Vậy hiện nay có những dạng sơ đồ tư duy phổ biến nào? Hiện nay có 8 loại sơ đồ tư duy phổ biến và được áp dụng nhiều nhất. Cùng Vinalink tìm hiểu các kiểu sơ đồ tư duy về từng loại trong nội dung dưới đây: 

3.1 Sơ đồ tư duy dạng vòng tròn (Circle Map)

Sơ đồ tư duy dạng vòng tròn (Circle Map)

Loại sơ đồ tư duy đầu tiên là sơ đồ tư duy dạng vòng tròn. Loại sơ đồ này được thể hiện với 1 hình tròn lớn bao quanh hình tròn nhỏ. Chủ đề chính sẽ được thể hiện trong vòng tròn nhỏ chính giữa, các ý kiến nội dung bổ trợ được phát họa ở vòng tròn lớn xung quanh để bổ trợ.

3.2 Sơ đồ tư duy hình cây(Tree Map)

Sơ đồ tư duy hình cây(Tree Map)

Sơ đồ tư duy hình cây là sơ đồ khá đơn giản, được thể hiện giống như 1 cái cây với nhiều nhánh nội dung nhỏ. Phần nội dung chính đặt ở trên cùng của cây, bên dưới là các chủ đề phụ, ý tưởng liên quan. Đây là sơ đồ tư duy phù hợp để phân loại, sắp xếp thông tin.

3.3 Sơ đồ tư duy dấu ngoặc (Brace Map)

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc (Brace Map)

Sơ đồ tư duy dấu ngoặc hay còn gọi là sơ đồ hình cây theo hàng ngang dùng để liệt kê toàn bộ các thành phần. Các dấu ngoặc ở phía sau là chủ đề phụ cho các dấu ngoặc là chủ đề chính ở phía trước. 

3.4 Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map)

Một trong các dạng sơ đồ tư duy khác là sơ đồ tư duy bong bóng. Loại sơ đồ này gồm 1 hình tròn nằm ở trung tâm thể hiện chủ đề chính, liên kết với nó là những bong bóng tròn nhỏ nằm ở xung quanh để thể hiện những chủ đề phụ. Điều này giúp người xem dễ dàng nhận ra các mối liên hệ giữa chủ đề chính và thông tin nhỏ. 

3.5 Sơ đồ tư duy bong bóng đôi(Double Bubble Map)

Sơ đồ tư duy bong bóng đôi(Double Bubble Map)

Sơ đồ tư duy bong bóng đôi là sơ đồ thể hiện với 2 hình tròn lớn ở trung tâm nhằm thể hiện chủ đề chính. Bao quanh 2 vòng tròn đó là những bong bóng tròn giao nhau thể hiện sự tương đồng và không giao nhau thể hiện sự khác biệt giữa 2 chủ đề. Với sơ đồ tư duy này thường được sử dụng để so sánh sự tương đồng, khác biệt giữa 2 chủ đề.

3.6 Sơ đồ tư duy dạng luồng(Flow Map)

Sơ đồ tư duy dạng luồng(Flow Map)

Sơ đồ tư duy dạng luồng để trình bày trực quan về một quá trình, hay tổ hợp các bước được kết nối để tạo thành tiến trình của chủ đề chính nào đó. Sơ đồ tư duy dạng luồng thường được sử dụng để mô tả các bước hướng dẫn hay quá trình của một sự vật, hiện tượng.

3.7 Sơ đồ tư duy đa luồng(Multi Flow)

Sơ đồ tư duy đa luồng(Multi Flow)

Sơ đồ tư duy được thể hiện với 1 sự kiện chính ở giữa và kết nối với những thành phần khác ở 2 bên. Thông thường, bên trái sẽ là nguyên nhân còn bên phải là những tác động, kết quả của sự kiện đó gây nên.

3.8 Sơ đồ tư duy dạng cầu(Bridge Map)

Sơ đồ tư duy dạng cầu(Bridge Map)

Đây là một trong những sơ đồ tư duy đẹp được thể hiện với một hình tròn lớn ở giữa để thể hiện chủ đề chính. Xung quanh là các chủ đề phụ mà bạn có thể tự do sáng tạo theo ý thích. Sơ đồ này thường có mục đích tìm kiếm những điểm giống nhau giữa nhiều thành phần và tạo ra sự suy diễn tương tự.

4. Cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả

Cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả

Sau đây Vinalink sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách tạo sơ đồ tư duy hiệu quả và khoa học nhất: 

Bước 1: Xác định chủ đề/ý tưởng/ từ khóa chính của sơ đồ 

Dù bạn lựa chọn loại sơ đồ nào thì trước tiên cũng phải xác định được đề chính để thực hiện triển khai các ý nhỏ, nội dung phụ trong sơ hồ. Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình vẽ sơ đồ nên yêu cầu bạn phải xác định đúng. 

Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 cho sơ đồ tư duy 

Sau khi đã xác định được chủ đề để chính/ ý chính hãy cho chúng vào tờ giấy hoặc trên màn hình ở vị trí trung tâm. Sau đó vẽ thêm các nhánh xuất phát từ chủ đề trung tâm nối đến các ý của phân nhánh. Số lượng nhánh sẽ tùy thuộc vào nội dung của bạn và lưu ý sử dụng những từ ngắn gọn, súc tích tập trung đúng trọng tâm. 

Bước 3: Thêm các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 

Từ các nhánh phụ cấp 1 có thể tiếp tục triển khai các nhánh phụ cấp 2, cấp 3 bổ sung nội dung thông tin cho đến khi đầy đủ thông tin.  Các ý phụ đều có nội dung hướng đến chủ đề chính, bổ sung thông tin cho chủ đề chính của sơ đồ. 

Bước 4: Tô màu và thêm hình ảnh minh họa 

Để sơ đồ nên rõ ràng, sinh động và ghi nhớ dễ hơn bạn hãy tô màu cho các nhánh trong sơ đồ. Đối với chủ đề chính/ ý chính sẽ được tô đậm nhất, các nhánh cấp 1 tô đậm hơn các nhánh cấp 2, cấp 3 và sử dụng màu sắc khác nhau để dễ phân biệt.

5. Một số công cụ vẽ sơ đồ tư duy online đơn giản

Khi công nghệ phát triển, bạn không còn phải vẽ sơ đồ tư duy bằng tay nữa mà có thể sử dụng công cụ hỗ trợ để quá trình làm việc, học tập thuận lợi hơn. Trong nội dung phần này Vinalink sẽ giới thiệu đến bạn một vài công cụ như:

Canva 

công cụ vẽ sơ đồ tư duy online Canva 

Canva là một trong những phần mềm thiết kế online được cho ra mắt năm 2012. Phần mềm này có khả năng hỗ trợ đa dạng mẫu thiết kế ở nhiều lĩnh vực và có cả sơ đồ tư duy. Để tạo ra sơ đồ tư duy bạn hãy chọn mẫu trong kho sưu tập của Canva để chỉnh sửa thông tin, thêm dữ liệu của mình. Bạn cũng có thể thay đổi phông chữ, màu sắc, hình ảnh để dễ theo dõi hơn. 

Link truy cập và sử dụng Canva tại đây!

Edraw Mind Map 

công cụ vẽ sơ đồ tư duy online Edraw mind map

Một phần mềm chuyên tạo sơ đồ tư duy online không thể bỏ qua đó là Edraw Mind Map. Nó sẽ giúp bạn phác thảo ý tưởng một cách nhanh nhất. Đặc biệt, tại kho mẫu của phần mềm còn có hơn 600 mẫu giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mỗi khi tạo. Edraw Mind Map thu hút người dùng bởi nó có thể cung cấp số lượng lớn template có sẵn, được dùng hoàn toàn miễn phí. 

Bạn có thể truy cập và sử dụng Edraw Mind Map  tại đây!

Textize Mindmap 

công cụ vẽ mindmap online Textize Mindmap 

Textize Mindmap có ưu điểm là hỗ trợ tạo bản đồ tư duy cực kỳ nhanh. Bạn chỉ cần điền nội dung và dùng phím tab, lưu trữ toàn bộ sơ đồ đã tạo trên hệ thống đám mây. Đặc biệt phần mềm này còn hỗ trợ xuất sơ đồ thành ảnh lưu dưới dạng PNG với độ nét cực cao.

Bạn có thể tải và cài đặt Textize Mindmap tại đây!

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các dạng sơ đồ tư duy cũng như cách để tạo sơ đồ tư duy nhanh, ấn tượng, hiệu quả. Hiểu được những lợi ích cũng như các bước tạo lập sơ đồ tư duy sẽ giúp công việc, học tập trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Vinalink!

Admin

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)