Tranh Ảnh Thờ Phật Giáo, Tranh Lụa, Tranh Để Bàn, Tranh Treo Tường
Bên cạnh tượng Phật mà chúng ta thường biết, tranh Phật cũng được gọi là một dạng tượng Phật (in hình ảnh của Phật, Bồ Tát). Ý nghĩa lớn nhất của việc đắp vẽ tượng Phật chính là thể hiện được hình tượng giáo dục của Phật Đà bằng hình ảnh.
Tuy nhiên, Tranh Phật Giáo lại có phạm vi thể hiện rộng lớn hơn. Nếu như đối với tượng Phật chỉ bó hẹp trong phạm vi hình tượng Phật, Bồ tát do sự hạn chế về điêu khắc cũng như độ tinh xảo cầu kỳ, thì Tranh Phật Giáo có thể thể hiện được nhiều hình tướng hơn về Phật giáo. Ngoài việc vẽ hình tượng của Phật, Bồ Tát ra, tranh Phật còn thể hiện các hình tượng của Thánh nhân, các hình tượng của cao tăng, các bức hình phong cảnh hoặc các bức hình mang tính giáo dục cao.
Nguyên tắc chính của việc vẽ tranh cũng như làm tượng Phật, đó là tuyệt đối tránh việc vẽ tranh Phật, Bồ Tát bán thân hay chỉ vẽ mỗi cái đầu. Tướng của Phật, Bồ Tát là tướng toàn thân, do đó trong Kinh Phật cũng có nói việc đắp vẽ hình tượng của Phật làm sao cho đúng. Hiện nay, rất nhiều nơi đang để tranh Phật như hình tượng trang trí, tô điểm thêm cho đẹp nhà, đẹp cửa chứ không mang tính giáo dục, do đó, họ hay vẽ hình tượng Phật Bồ Tát không giống như truyền thống. Điều này là sai lầm, là hết sức bất kính với Phật Bồ Tát.
Do đó, người hiểu chuyện sẽ không bao giờ sử dụng những dạng tranh ảnh Phật giáo hay tượng Phật kiểu bán thân hay có mỗi cái đầu như thế.
Trước kia, tranh Phật giáo thường được vẽ rất tỉ mỉ và công phu. Hoạ sĩ vẽ tranh Phật vô cùng cung kính khi vẽ tranh. Trước khi thực hiện nét vẽ, họ thường tắm gội sạch sẽ thân thể, thay y phục chỉnh tề, đối trước bàn thờ Phật cung kính lễ bái và cầu sự gia trì của chư Phật để bức hoạ đúng như lý như pháp. Khi vào vẽ tranh, họ vẽ từng nét bút vô cùng cung kính, vô cùng cận thận, bởi họ hiểu mỗi nét vẽ của họ sẽ tạo nên một hình tượng cho chúng sinh đời sau nương vào đó học tập. Do vậy mà chúng ta khi nhìn các bức hoạ thời xưa, thường toát lên nét đẹp vô cùng trang nghiêm và thanh tịnh.
Khi chiêm ngưỡng các bức tranh Phật này, chúng ta sẽ sinh tâm hoan hỉ cũng như tâm cảm ân đối với hoạ sĩ, tâm cung kính đối với Phật Bồ Tát. Nếu ai đó sở hữu một bức tranh như thế này, họ luôn giữ tâm trân trọng và bảo vệ các bức tranh cẩn thận.
Hiện nay, kỹ thuật ấn loát phát triển, do đó việc tạo nên một bức tranh cũng trở nên dễ dàng hơn thời xưa. Một bức tranh chỉ cần vẽ 1 lần là có thể nhân bản lên nhanh chóng. Thế nhưng, cũng chính vì vậy mà con người lại không còn trân trọng những bức tranh Phật như ngày xưa nữa. Điều này rất là đáng tiếc, chính mình đã đánh mất đi cơ hội để tu phước ở trong đó.
Tranh, ảnh Phật giáo tại Pháp Duyên
Mặc dù không thể tự mình tạo nên những bức tranh Phật đẹp, nhưng Pháp Duyên luôn trân trọng đối với mỗi một bức tranh. Và nhằm giúp cho người thỉnh các bức tranh về khởi được tâm cung kính, lòng kính ngưỡng đối với Phật Bồ Tát, Pháp Duyên luôn cố gắng lựa chọn các bức tranh có nét vẽ đẹp và tinh tế, được in trên các chất liệu cao cấp như in lụa, in tranh điện, hoặc là các dạng tranh để bàn để các Phật tử có thể để trên bàn thờ, hoặc đơn giản là để trên bàn làm việc để mỗi ngày đều được ngắm hình tượng Phật Bồ Tát.
Mong rằng những nỗ lực tuyển chọn tranh Phật, ảnh Phật của Pháp Duyên sẽ giúp cho quý khách có được nhiều sự lựa chọn hợp lý cho chính mình.
Ngưỡng mong mỗi người đều trân trọng những bức tranh và luôn xem đó là pháp bảo quý báu để gìn giữ và chiêm bái mỗi ngày.
Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát!
Nam Mô A Di Đà Phật!