1 công đất là gì. Đất nước ta là đất nông nghiệp lúa nước, ngành này được đầu tư phát triển rất mạnh mẽ. Để đo diện tích đất nông nghiệp người ta sử dụng đến nhiều loại đơn vị đo đất khác nhau. Một trong số đó là công đất. Vậy 1 công đất tính như thế nào? bất động sản, Được sử dụng nhiều ở đâu?
Công đất là đơn vị đo diện tích đất nông lâm nghiệp, được sử dụng phổ biến ở miền Nam và miền Tây Việt Nam. Bởi các mảnh đất thường đa dạng về kích thước, hình dạng nên cần tính ra diện tích để dễ tính toán.
Tương tự như cách người miền Bắc, miền Trung sử dụng đơn vị sào, hecta, mẫu để đo đất ruộng cày cấy cho thuận tiện. Tiếng Việt vốn dĩ rất đa dạng, nên việc có nhiều đơn vị đo lường khác biệt giữa các vùng cũng là điều dễ hiểu.
Cả công đất, sào đất đều là những đơn vị đo lường cổ xưa được cha ông ta lưu truyền đến tận ngày nay của người Việt. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hay nghe nhắc đến các đơn vị khác tương tự như công đất, sào đất đó là mẫu, hecta,...
1 công đất vừa chỉ số lượng vừa là số đơn vị trong đơn vị đo này. Chúng ta phải hiểu được giá trị tương ứng của 1 công đất với mét vuông mới có thể tính toán diện tích theo tiêu chuẩn phổ thông được.
Khi tính qua mẫu đất, 1 mẫu đất sẽ tương ứng với khoảng 10 công đất và bằng 10 sào đất. Nhưng 2 đơn vị này lại không thống nhất khi chuyển qua diện tích tính mét vuông.
Điều này, dẫn đến những va chạm, xung đột không đáng có. Bởi vậy cần quy ước cụ thể 1 công đất bằng bao nhiêu mét vuông để đưa ra diện tích chính xác.
1 công đất bằng bao nhiêu mét vuông?
Tất cả các đơn vị đo đất từ xưa đều phải được quy chuyển về đơn vị đo lường quốc tế Si, tức là đơn vị mét vuông. Nhờ việc quy đổi về một mối, mà việc buôn bán đất đai, xây dựng nhà cửa sẽ trở nên dễ dàng tiện lợi hơn rất nhiều.
Theo tính toán, 1 công đất bằng 1296 m2 và bằng 1/10 mẫu. Nếu tính theo ha, 1 công đất sẽ bằng 0.1296 ha. Nhờ việc quy định con số cụ thể, chính xác mà ai cũng có thể tiến hành mua bán đất nhanh chóng thuận lợi, dễ hiểu.
Một số địa phương vùng Nam Bộ sử dụng quy định riêng tức 1 công đất bằng 1000m2. Và gọi con số 1000m2 là công đất nhỏ còn 1296m2 là công đất lớn. Tuy nhiên, điều này không chính xác, bạn cần tính đúng theo công thức trên để tránh xảy ra tranh cãi.
Tóm lại, bạn có thể nhìn theo công thức dưới đây để chuyển đổi dễ dàng.
1 mẫu = 10 sào = 3600m2 (miền Bắc)
1 mẫu = 10 sào = 5000m2 (miền Trung)
Người miền Trung không sử dụng đơn vị 1 công đất mà sử dụng đơn vị sào. Như vậy 1 công đất sẽ bằng 1 sào và bằng 500m2 ở đây.
Còn ở miền Bắc, 1 sào sẽ bằng 1 công và bằng 360 mét vuông. Do có nhiều khác biệt như vậy nên tốt nhất, mọi miền đều nên quy đổi về mét vuông cho dễ tính.
1 công đất bằng bao nhiêu hecta đất?
Hecta cũng là đơn vị đo diện tích, được sử dụng phổ biến hơn ở người dân miền Nam và miền Trung. Đây cũng là đơn vị được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia quốc tế như Anh, Hoa Kỳ, Canada,...
1 công đất nhỏ miền Nam tương đương với 1.000 mét vuông. 1 hecta cũng tương đương với 10.000 mét vuông. Tức là 1 hecta sẽ tương đương với 10 công đất nhỏ.
1 công đất miền Trung tương đương với 500m2 nên 1ha sẽ tương đương với 20 công đất của miền Trung.
1 công đất miền Bắc tương đương với 360 mét vuông. Tức là, 1ha sẽ tương ứng với 27,78 công đất miền Bắc.
1 công đất bằng bao nhiêu mẫu đất?
Mẫu cũng là đơn vị đo lường diện tích đất lâu đời được sử dụng tại Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á khác.
Theo đó, 1 mẫu miền Nam sẽ bằng 10.000 mét vuông đất.
1 mẫu miền Bắc sẽ bằng 3.600 mét vuông đất.
1 mẫu miền Trung sẽ bằng 4.970 mét vuông đất.
Dựa vào đây bạn có thể biến đổi 1 công đất ra số mẫu tương ứng.
Các công thức tính diện đất theo mét vuông tại Việt Nam nên biết để áp dụng
Ngày nay, tấc đất tấc vàng do đó bạn cần tính toán cẩn thận đất đai để biết được vấn đề nếu như bị xây lấn chiếm. Ngoài ra, áp dụng các công thức tính 1 công đất này bạn cũng tính được diện tích đất để tính toán xây nhà, mua nguyên vật liệu,...
Cách tính diện tích đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp hay còn gọi là đất trồng trọt thường được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, chăn nuôi. Những mảnh đất kế thừa từ tổ tiên thường được ghi theo công đất. Nếu đã có sẵn số công đất, bạn chỉ cần làm theo cách tính suy ra từ 1 công đất.
Tức là, 1 công đất bằng 1296m2. Suy ra, x công đất bằng 1296.x m2.
Còn nếu chưa có sẵn số liệu, bạn hãy chuẩn bị theo những bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị thước dây, thước cuộn để đo đất. Lưu ý thước nên có đơn vị là m cho dễ tính.
- Bước 2: Đo bề mặt cần tính trên mảnh đất nông nghiệp. Nếu tính diện tích thì cần đo chiều dài, chiều rộng mảnh đất. Khi đo phải bám sát lấy mốc biên của đất để số liệu được chính xác.
● Bước 3: Dựa vào công thức toán để tính diện tích đất chính xác.
Công thức tính có thể áp dụng như sau:
● Cách 1: dựa theo công thức tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật. Lấy chiều dài x chiều rộng. Kết quả chính là diện tích mảnh đất.
● Cách 2: Dựa theo cách tính diện tích tam giác vuông: Lấy 2 cạnh góc vuông nhân với nhau rồi chia cho 2.
Cách tính diện tích đất ở
Đất ở thường dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt ở cho người dân. Thông thường phần đất này được cấp ít hơn so với đất nông nghiệp. Do đó cách tính diện tích cần cẩn thận cụ thể hơn.
Người ta cũng ít dùng 1 công đất để nói về diện tích đất ở, công đất thường để chỉ đất nông nghiệp mà thôi. Cách tính diện tích đất ở không khác với cách tính trên nhưng bước đo lường lại có điểm khác biệt.
● Bước 1: Hãy chuẩn bị dụng cụ đo đất cần thiết tương tự như trên. Nếu muốn tính toán chính xác chắc chắn, có thể chuẩn bị thêm một chiếc máy tính xách tay.
● Bước 2: Tiến hành đo đất. Đầu tiên hãy đo chiều dài của đất ở. Lưu ý rằng đo được bao nhiêu đều phải ghi hết vào để tiện tính toán. Nếu số có dư cũng phải ghi luôn cả phần dư.
● Nếu đất bạn đang đó quá lớn, hãy chia thành từng miếng nhỏ vuông cho dễ đo đạc hơn. Sau đó cộng tất cả lại với nhau. Chú ý cần đánh dấu kỹ để tránh nhầm lẫn phải đo lại.
● Bước 3: Tiến hành đo thêm chiều rộng cho bề mặt đất. Lưu ý, để việc tính toán diện tích đất dễ dàng hơn, bạn nên đo chiều rộng sao cho vuông góc với chiều dài vừa đo. Phần thừa ra sẽ để đo sau.
Nếu mảnh đất nhà bạn có hình dạng đặc biệt, khác với hình chữ nhật hay hình vuông. Bạn có thể vẽ phác thảo trên giấy rồi chia nhỏ ra thành nhiều hình vuông, chữ nhật. Sau đó lần lượt tính toán diện tích từng hình.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này có thể nhờ đến các cán bộ đo đất địa chính để kết quả chính xác hơn.
Tại sao lại có sự khác biệt giữa 1 công đất ở bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ?
Như đã nói, Tiếng Việt vốn dĩ rất đa dạng, phong phú. Việc đặt tên công đất cho đơn vị đo lường diện tích vốn khá tùy tiện không theo bất cứ chuẩn mực nào.
Hơn nữa lịch sử luôn có những thời điểm thăng trầm. Người ta truyền miệng nhau cách tính 1 công đất mà không có sự ghi chép rõ ràng nên đôi khi có sự sai lệch nhất định.
Hơn nữa cách tính đất cũng cần phù hợp với địa lý phong tục của từng nơi. Do đó 1 công đất giữa Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có sự khác biệt khá lớn.
Đó là lý do khiến ngày xưa nhiều người từ vùng này đến vùng khác mua đất sẽ gặp phải khó khăn. Có thể gặp lừa đảo, hoặc không hiểu cách tính tương ứng như thế nào.
Sau này, khi tất cả mọi thứ đều được quy đổi về mét vuông. Mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi khi xử lý đất đai. Nhưng nhìn chung, đây thực sự là một bước tiến lớn của đất nước Việt Nam khi vươn tầm ra thế giới.
Có nên sử dụng công đất nữa không?
Công đất vốn dĩ vẫn còn được sử dụng tới ngày nay vì vẫn còn đông đảo người dân sống thích tính theo cách cũ. Cũng có thể do quen thuộc mà cách tính này chưa mất đi. 1 công đất sẽ dễ sử dụng hơn nếu dành riêng cho cư dân trong vùng.
Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay vẫn quan thuộc với cách tính mét vuông phổ thông chung cho cả 3 miền hơn. Bên cạnh đó, việc dùng đơn vị chung cho cả nước sẽ giúp cư dân miền trong và miền ngoài mua đất ở những vùng xa lạ dễ dàng hơn.
Bởi vậy, việc có nên sử dụng công đất hay không sẽ không cần thiết phải trả lời. Theo thời gian, những thứ rắc rối không thuận tiện sẽ dần phai nhòa. Và những yếu tố cần thiết, nhanh tiện sẽ có ích hơn cho tất cả mọi người.
Ngoài công đất, người dân xưa còn sử dụng cả công tầm điền, công tầm cấy. Theo đó 1 cây tầm sẽ khoảng 2,6m, 1 công tương ứng bằng 12 tầm. Tính ra 1 công sẽ bằng 31,2m và được làm tròn còn 30m.
2 loại công này là cách tính riêng công tầm điền là tính tầm cho mướn đất. Còn công tầm cấy là con số tính toán để trả công cấy gặt cho chủ.
Hai cách tính này cũng không còn thông dụng nữa. Công tầm cấy đã được biến thể thành tính công theo ngày, tháng. Theo đó, người thuê gặt được mấy ngày thì trả tiền theo số ngày đó.
Tổng kết 1 công đất
Trên đây là bài viết giới thiệu tất cả những thông tin liên quan đến “1 công đất”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để câu hỏi lại cho chúng tôi nhé. Mong rằng với những thông tin này, bạn không còn quá hoang mang khi đến vùng đất khác mua đất nữa.