1. Đặc điểm sinh học của cây thạch anh
Cây thạch anh (cây công đức) thuộc họ Thầu dầu. Đây là loài cây bụi mọng nước, cao dưới 1m, thân thảo, dễ phát triển trong điều kiện khắc nghiệt, kém dinh dưỡng. Thân của loài cây này thường có xu hướng ít phân nhánh.
Lá cây ôm sát lấy phần thân, hình xoan, mọc so le thành 2 hàng, phiến lá dày và nhiều thịt, phần đầu lá nhọn còn phần gốc lá có xu hướng tròn, gân mờ.
Bạn đang xem: Tin tức
Thạch anh ít khi ra hoa, hoa thuộc dòng lưỡng tính. Thịt quả thạch anh màu xanh xám, ngoằn ngoèo. Bên trong lá, thân và quả thạch anh có mủ trắng.
Nhân giống cây thạch anh để trồng tương đối đơn giản, chỉ cần lấy một đoạn thân cây này cắm vào vùng đất ẩm và tơi xốp là được. Nhiều nơi ở nước ta, thạch anh được trồng để làm cảnh trong vườn nhà.
Cây thạch anh phát triển mạnh trên đất tơi xốp, giàu ẩm
2. Công dụng chữa bệnh của dược liệu cây thạch anh
Theo y học cổ truyền, cây thạch anh có tính hàn, vị chua xen chát, có độc tính. Dược liệu này có công dụng giải độc, tán ứ tiêu thũng, thanh nhiệt, chỉ huyết sinh cơ,… Có thể dùng dược liệu này để đắp ngoài da hoặc lấy phần mủ trong cây để thoa lên nốt mụn nhọt, vết lở loét,…
Chưa có nghiên cứu y học hiện đại về cây thạch anh. Hiện mới có một số thí nghiệm thực hiện trên chi khác loài với thạch anh tên là cây thuốc dấu (có tác dụng tương đồng). Kết quả cho thấy dược liệu thuốc dấu có tác dụng: kháng viêm, kháng khuẩn, chống sốt rét, trị giun sán, chống oxy hóa, làm lành vết thương, chống loét, chống tiểu đường, gây độc tế bào,…
3. Có thể dùng cây thạch anh để điều trị bệnh ung thư không?
Đã có một số thử nghiệm in vitro với cao chiết từ lá cây thạch anh cho thấy khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư gan, ung thư đại tràng,… trên động vật. Tuy nhiên, công dụng trị bệnh này chưa được thử nghiệm lâm sàng và chưa được chứng minh về hiệu quả sử dụng trên cơ thể người.
Hiện có một số thông tin về khả năng chữa ung thư của cây thạch anh nhưng cần lưu ý rằng đây vẫn chỉ là thông tin truyền miệng. Chưa có công bố khoa học nào khẳng định về tác dụng điều ung thư của loài cây này.
Do vậy, đối với việc chữa ung thư, chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tự ý dùng thảo dược này. Đặc biệt, cây thạch anh có độc tính nên nếu không sử dụng đúng cách sẽ dễ gây ngộ độc. Bệnh nhân ung thư cần được chẩn đoán sớm, định hướng điều trị cá thể hóa để không bỏ lỡ giai đoạn kiểm soát bệnh tốt nhất.
Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh về khả năng trị bệnh ung thư của cây thạch anh
4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây thạch anh và những điều cần lưu ý
4.1. Tránh nhầm cây thạch anh với cây cúc tần
Xem thêm : Nạn phá rừng ở Amazon – Hợp tác toàn cầu để bảo vệ rừng
Hình dáng của cây thạch anh dễ gây nhầm lẫn với cây cúc tần. Để tránh bị nhầm lẫn có thể dựa trên những đặc điểm phân biệt sau:
– Cây thạch anh:
+ Có mủ nhựa trắng bên trong thân.
+ Phiến lá nguyên, trơn, dày, không rõ gân, màu xanh đậm.
– Cây cúc tần
+ Không có mủ nhựa.
+ Phiến lá nhám, có răng cưa, gân rõ, màu xanh nhạt.
4.2. Bài thuốc chữa bệnh với cây thạch anh
– Chữa viêm amidan, viêm họng hạt
+ Cách thứ nhất: rửa sạch 3 – 5 sau đó nhai trực tiếp hoặc giã nhuyễn rồi vắt lấy nước uống.
+ Cách thứ hai: lấy 10 lá thạch anh bánh tẻ đem xay nhuyễn cùng chút muối và nước rồi uống 2 lần/ngày. Nếu bận thì bạn có thể xay trong 1 lần rồi trữ tủ lạnh để uống dần.
Khi nuốt nước từ lá cây thạch anh tốt nhất nên nuốt từ từ để nước xuống cổ họng. Lá thạch anh chứa thành phần kháng sinh nên có thể trị viêm hiệu quả.
– Chữa bướu cổ
Dùng 8g lá cây thạch anh tươi đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng 30 phút rồi lấy nhai cùng chút muối, nuốt từ từ từng chút nước còn phần bã thì nhổ bỏ.
Xem thêm : Chân dung người mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ
– Chữa bệnh xương khớp
Lấy thân hoặc lá của cây thạch anh, rửa sạch rồi giã nhuyễn và đắp lên vùng bị đau mỗi ngày 2 lần. Bài thuốc này thường được dùng để chữa viêm khớp, trật khớp, trật gân,…
Ngoài ra, để chữa đau nhức xương khớp cũng có thể dùng tinh dầu cây thạch anh xoa bóp lên vùng bị đau.
– Chữa sâu răng
Lấy vài lá thạch anh tươi, rửa sạch, đem giã nhuyễn lấy nước ngậm 3 – 5 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần. Thành phần kháng viêm trong lá thạch anh có thể giảm đau, ngừa viêm nhiễm nên có thể cải thiện tình trạng sâu răng.
Dùng cây thạch anh chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y
4.3. Thận trọng khi dùng cây thạch anh để chữa bệnh
– Người bị sốt hoặc cao huyết áp, huyết nhiệt hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng thạch anh để trị bệnh.
– Không nên lạm dụng quá mức cây thạch anh mà cần dùng với hàm lượng đã được thầy thuốc chỉ định.
– Tốt nhất chỉ nên dùng cây thạch anh ở dạng tươi để chữa bệnh.
Cây thạch anh có độc tính và hiện chưa có nghiên cứu khoa học khẳng định về công dụng của loài cây này. Mặt khác, cây thạch anh có thể tương tác với các loại dược liệu khác. Nhựa mủ trong cây thạch anh nếu tiếp xúc với mắt và da vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương, phồng rộp niêm mạc.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây thạch anh trên đây đều được lưu truyền trong dân gian, chưa có căn cứ khoa học khẳng định về tính an toàn và hiệu quả đạt được. Vì thế, để tránh bị ngộ độc, không nên tự ý dùng cây thạch anh để chữa bệnh, nhất là với thai phụ và trẻ em. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi dùng thạch anh để chữa bệnh.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Nguồn: https://leplateau.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục
This post was last modified on Tháng mười một 17, 2024 11:27 sáng