Lý thuyết về thể tích hình hộp chữ nhật | SGK Toán lớp 5

Lý thuyết về thể tích hình hộp chữ nhật. a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.

a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.

1. Thể tích hình hộp chữ nhật

Quy tắc: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Lưu ý: Chiều dài nhân với chiều rộng chính là diện tích đáy. Vậy có thể tính thể tích hình hộp chữ nhật bằng cách lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.

Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài \(12cm\), chiều rộng \(5cm\) và chiều cao \(8cm\).

Giải:

Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

            \(12 \times 5 \times 8 = 480\;(c{m^3})\)

                        Đáp số: \(480c{m^3}\).

2. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật khi biết ba kích thước

Phương pháp: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Dạng 2: Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật.

Phương pháp: Chiều cao của hình hộp chữ nhật chia cho diện tích đáy.

                                \(c = V:(a \times b)\).

Dạng 3: Tính diện tích đáy khi biết thể tích

Phương pháp: Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật bằng thể tích cho cho chiều cao.

                                \(a \times b = V:c\).

Dạng 4: Toán có lời văn (thường tính thể tích nước, chiều cao mực nước…)

Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.


Bình luận

Chia sẻ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 5 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Trần Thu Uyên

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0566.228.797)