Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại phổ biến - Công Nghiệp Nặng Sài Gòn

Nhiệt độ nóng chảy là gì ? Nhiệt độ nóng chảy hay còn gọi là nhiệt độ hóa lỏng hay điểm nóng chảy của kim loại hay một chất rắn là điểm nhiệt độ mà tại đó

Nhiệt độ nóng chảy là gì ? Nhiệt độ nóng chảy hay còn gọi là nhiệt độ hóa lỏng hay điểm nóng chảy của kim loại hay một chất rắn là điểm nhiệt độ mà tại đó diễn ra quá trình hóa lỏng, chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.

  • Mỗi kim loại có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại

Thông qua thông tin về nhiệt độ nóng chảy cụ thể của kim loại thì việc có thể xác định đó là loại kim loại nào được chuẩn xác và dễ dàng nhất. Thông thường các nhà khoa học thường dựa vào thông tin nhiệt độ nóng chảy là một trong những yếu tố để xác định loại kim loại đang nghiên cứu.

Trong công nghiệp chế tạo, hay tiến hành gia công cơ khí, đúc kim loại, làm khuôn,… thì việc có thể xác định được nhiệt độ nóng chảy của kim loại, hợp kim,… vô cùng cần thiết. Nó có ý nghĩa quyết định tới việc có thể giúp công việc sản xuất được thực hiện hiệu quả nhất.

Cùng tìm hiểu nhiệt độ nóng chảy cuả một số kim loại phổ biến

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt, thép là bao nhiêu?

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thuộc nhóm VIIIB chu kỳ 4, sắt có ký hiệu là Fe, có số nguyên tử là 26.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là khá cao so với các kim loại khác bằng với nhiệt độ nóng chảy thép. Sắt nguyên chất sẽ tương đối mềm hơn, tuy nhiên không thể thu được bằng cách nấu chảy.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1.811K ( 1.538 °C; 2.800 °F ).

Với tỷ lệ carbon nhất định, ( từ 0,002% đến 2,1% ), sẽ tạo ra thép, độ cứng gấp 1000 lần so với loại sắt nguyên chất.

Sắt chính là kim loại được thị trường sử dụng nhiều nhất vì nó chiếm khoảng 95% tổng số khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Với những đặc tính về mặt độ cứng, độ dẻo, độ chịu lực tốt.

Sắt sử dụng nhiều trong sản xuất ô tô, các ngành công nghiệp xây dựng, thân tàu thủy lớn; các bộ khung trong nhiều công trình xây dựng.

Khi trộn sắt với carbon, chúng ta sẽ tạo ra thép. Thép chính là một hợp kim nổi tiếng nhất của sắt. Thép có độ cứng lớn hơn khoảng 1000 lần so với sắt nguyên chất.

Thép không gỉ hiện nay được tin dùng nhiều trong lĩnh vực y tế, xây dựng, thực phẩm, hay nông nghiệp,… Với đặc tính không gỉ của mình thì việc sử dụng có khả năng chống ăn mòn, duy trì độ bền bỉ lý tưởng theo đòi hỏi thực tế. Xác định được nhiệt độ nóng chảy của thép cũng giúp việc ứng dụng theo từng mục đích khác nhau được chuẩn xác và chủ động hơn.

Thông qua những thông tin nêu trên, có lẻ bạn cũng đã có thể biết nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu rồi đúng không?

Nhiệt độ nóng chảy của Đồng là bao nhiêu ?

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại Đồng có số nguyên tử là 29, được kí hiệu là Cu.

Kim loại đồng nguyên chất thì mềm và dễ uốn nén, đồng có màu cam đỏ. Nó thường được dùng làm chất dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và nó cũng được dùng làm vật liệu trong xây dựng.

Đồng có được nhiệt độ nóng chảy là 1357,77K (1084.62 °C; 1984.32 °F).

Nhiệt độ nóng chảy của đồng thau là 900°C đến 940 °C; 1.650 đến 1.720 °F, tùy thuộc vào thành phần có trong nó.

NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI PHỔ BIẾN
NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI PHỔ BIẾN

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại Nhôm là bao nhiêu ?

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Nhôm có ký hiệu là Al, số nguyên tử là 13, khối lượng riêng 2,9 g/cm3.

Nhôm là một kim loại khá phổ biến trong vỏ Trái Đất, nó chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất sau ooxy và silic. Hợp chất hữu ích nhất của Nhôm đó là các ôxít và sunfat.

Nhiệt độ nóng chảy của nhôm không cao so với các kim loại khác.

Nhôm có được nhiệt độ nóng chảy là 933.47K ( 660.32 °C; 1220.58 °F ).

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại Crom là bao nhiêu?

Crom ( Chromium ) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1789 bởi Nicholas Louis Vauquelin .  Tên gọi Crom được lấy từ tiếng Hy Lạp là chroma – có nghĩa là màu sắc.

Crom là một kim loại cứng, có màu bạc pha với xanh lam. Vì vậy nó thường được dùng để làm cứng thép, sản xuất thép không gỉ , một số loại hợp kim, chất xúc tác và chất màu trong công nghiệp và đặc biệt là tạo bề mặt bóng gương cho kim loại và mạ crom cứng đang là lớp mạ có độ cứng lớn nhất hiện nay.

Crom là kim loại có độ cứng lớn nhất với độ cứng là 9.

Crom có nhiệt độ nóng chảy là 1907 ° C, 3465 ° F, 2180 K , còn nhiệt độ sôi của Crom là 2671 ° C, 4840 ° F, 2944 K.

Xem thêm : Xi Mạ là gì ? Đặc tính của lớp crom cứng lên bề mặt kim loại 

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại Vàng là bao nhiêu?

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1337.33 K ( 1064.18 °C; 1947.52 °F ).

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, có số nguyên tử là 79, vàng có ký hiệu là Au.

Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt. Vàng có tính chất mềm, dễ uốn, có màu vàng. Chúng sẽ không bị tác động bởi không khí và phần lớn các hoá chất. Chỉ có bạc và đồng là những loại chất dẫn điện tốt nhất, rất dễ dát mỏng và có kiểu chiếu sáng; vàng không phản ứng với các hoá chất. Các tác động của dung dịch xyanua, kim loại kiềm, tác dụng với nước cường toan, ( aqua regia ) nhằm để tạo thành axit cloroauric.

Vàng dùng để làm một tiêu chuẩn tiền tệ, ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong ngành trang sức, ngành nha khoa và điện tử.

Nhiệt độ nóng chảy của vàng là bao nhiêu ?

Kim loại Bạc có nhiệt độ nóng chảy là bao nhiêu?

Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 1234.93 K (961.78 °C; 1763.2 °F).

Nhiệt độ nóng chảy của kim loại bạc thấp hơn vàng.

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bạc được ký hiệu là Ag, số nguyên tử là 47.

Bạc là một kim loại quý hiếm có giá trị lâu dài, nó được sử dụng làm đồng tiền xu, chén đũa, đồ trang sức hay những đồ dùng trong gia đình. Đồng thời nó cũng như một khoản đầu tư dạng tiền xu và nén. Bạc là kim loại chuyển tiếp thành màu trắng, hơi mềm. Nó có tính dẫn điện cao nhất trong số các nguyên tố và độ dẫn nhiệt hơn hết trong tất cả kim loại.

Kim loại Bạc được dùng trong những ngành công nghiệp làm chất dẫn và tiếp xúc. Các hợp chất này của nó được dùng trong phim ảnh. Bạc nitrat khi pha loãng được ứng dụng làm chất tẩy khuẩn. Trong gương và trong các điện phân của nhiều phản ứng hóa học.

Nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu?

Trong bảng tuần hoàn hóa học, Kim loại Đồng được kí hiệu là Cu.

Đối với kim loại đồng có nhiệt độ nóng chảy được đánh giá ở mức khá cao. Để đồng nóng chảy cần ở mức nhiệt độ 1084,62 °C. Kim loại này thường được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là vật dẫn điện, hay ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng,…

Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

Volfram là một kim loại có điểm nóng chảy cao nhất ( 3.422 °C; 6.192 °F), có áp suất hơi thấp nhất, (ở nhiệt độ trên 1.650 °C, 3.000 °F) thì độ bền kéo lớn nhất. Vậy Volfram chính là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.

Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?

Hiện tại, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân. Với mức nhiệt độ nóng chảy tương ứng là -38,83 độ C.

Thủy ngân xem là kim loại độc nhất vô nhị trên trái đất ở thể lỏng khi trong môi trường điều kiện thường và điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, áp suất trong hóa học

* Dưới đây là bảng tra nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại khá phổ biến, các bạn tham khảo thông tin dưới đây nhé !

Bảng tra nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại

BẢNG TRA NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI
Tên kim loạiNhiệt độ nóng chảy
Đồng1357,77 K (1084.62 °C; 1984.32 °F)
Sắt 1811 K (1538 °C; 2800 °F)
Nhôm933.47 K ( 660.32 °C; 1220.58 °F ).
Vàng1337.33 K ( 1064.18 °C; 1947.52 °F ).
Bạc 1234.93 K (961.78 °C; 1763.2 °F)
Kẽm629,68 K (419,53 °C; 787,15 °F)
Chì 600,61 K (327,46 °C; 621,43 °F)
Thiết 505,08 K (231,93 °C; 449,47 °F)
Thủy Ngân233,32 K (-38,83 °C; -37,89 °F)
Wolfram 3695 K ( 3.422 °C; 6.192 °F)

Trên đây là thông tin về nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại khá phổ biến, bạn cùng tìm hiểu nhé!

Trần Thu Uyên

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0566.228.797)